Về hoàn thiện các quy định pháp luật

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 65 - 77)

Thứ nhất: Cần quy định điều kiện cho vay, hạn mức cho vay phù

hợp với thực tế thị trường

Nhà nước cần sớm sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng thuộc diện cấm cho vay theo quyết định 1627 theo đó nếu các cán bộ trực tiếp cho vay, thành viên và người nhà thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát tổng giám đốc, phó tổng giám đốc có tài sản thuộc quyền sở hữu hay sử dụng hợp pháp thì vẫn được vay vốn ngân hàng nơi mình trực tiếp công tác. Trong trường hợp cần thiết, phải sửa đổi luật các Tổ chức tín dụng để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc mở rộng đối tượng vay vốn của ngân hàng thương mại. Lý do cho đề xuất này đã được phân tích ở phần trên.

Nhà nước cũng cần sửa đổi quy định giới hạn tỷ lệ vốn cho một khách hàng vay khơng q 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại. Đối với các dự án của quốc gia, có Chính phủ bảo lãnh, có thể nâng tỷ lệ này lên 20%

hoặc 25% nhằm giảm thiểu những thủ tục rườm rà khi chủ dự án phải liên tục xin phép Chính phủ như trong thời gian qua. Vấn đề sửa đổi này cũng cần thể hiện ngay trong văn bản Pháp Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010

Thứ hai: Phát triển hệ thống dịch vụ thông tin về khách hàng

Trong quan hệ tín dụng, một bên thường không biết tất cả các thông tin về bên kia. Sự không cân bằng về thơng tin đó gọi là thơng tin không đối xứng. Để giải quyết được tình trạng này, có nhiều biện pháp đặt ra.Về phía các ngân hàng thương mại, để thoả mãn các nhu cầu thông tin về khách hàng, thường dựa trên cơ sở giấy tờ, tài liệu mà khách hàng cung cấp hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hay sử dụng một số biện pháp khác để thu thập. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động cấp tín dụng ngày càng mở rộng, các khách hàng của ngân hàng thương mại ngày càng đa dạng và phong phú, cùng với nó việc nắm bắt các thông tin về khách hàng ngày càng trở nên khó khăn hơn. Do nhu cầu thơng tin lớn, trong khi bộ phận chuyên môn của ngân hàng thương mại khơng thể giải quyết được hết nhu cầu đó, nên hình thành các doanh nghiệp chuyên thu thập và cung cấp thông tin về khách hàng là giải pháp hữu ích và phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đó góp phần giảm thiểu những rủi ro về thông tin cuả ngân hàng thương mại khi có một tổ chức chuyên nghiệp thực hiện. Việc xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của loại doanh nghiệp này là rất cần thiết, sao cho doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về độ trung thực và tính chính xác của các thơng tin mà mình cung cấp, bên cạnh đó cần phải giới hạn các thông tin mà doanh nghiệp này được phép cung cấp đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật về chế độ thông tin.

Thứ ba: hạn chế nợ quá hạn

(i) Về giải pháp ngăn ngừa nợ quá hạn: đây là một trong những giải

điều hành, lãnh đạo ngân hàng thương mại và tồn bộ cơng nhân viên chức trong các ngân hàng thương mại, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ tín dụng. Để thành cơng trong việc nâng cao chất lượng thực hiện Hợp đồng tín dụng cần thực hiện biện pháp ngăn ngừa nợ quá hạn ngay từ lúc phát sinh món vay cho đến khi thu hồi hết nợ gốc và lãi. Ngân hàng thương mại cần thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay, tăng cường công tác tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ngân hàng. Chấm dứt tình trạng cho vay đảo nợ để giảm nợ quá hạn một cách giả tạo. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng tín dụng cán bộ tín dụng cần phải quan tâm và sát sao với khách hàng, theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay, nếu phát hiện dấu hiệu khơng lành mạnh từ phía người vay cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng cần phải nghiên cứu kỹ càng hơn tính đúng đắn về ý nghĩa của việc chuyển nợ quá hạn, từ đó đề ra kế hoạch hành động nhất quán, phù hợp với hồn cảnh đổi mới và tiến trình hội nhập. Đặc biệt là nhanh chóng thay đổi tư duy và ứng dụng kịp thời các chuẩn mực hoạt động của ngân hàng thương mại quốc tế vào chuẩn mực hoạt động của ngân hàng mình, tránh tình trạng chạy đua với các thành tích mang tính bề nổi, chẳng hạn như tìm mọi cách để giảm tỷ lệ về nợ quá hạn càng thấp càng tốt mà bỏ qua những nguy cơ tiềm ẩn đang rình rập và đe doạ ngân hàng đằng sau các khoản nợ quá hạn đó.

(ii) Về biện pháp xử lý nợ quá hạn: việc ngân hàng thương mại phân

tích nợ quá hạn theo định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng, giúp ngân hàng thương mại nắm được thực trạng chung của đơn vị và của từng loại cho vay, từng nhóm khách hàng cụ thể, trên cơ sở đó có thể xử lý nợ một cách thích hợp và có hiệu quả cao. Thơng qua phân tích nợ, ngân hàng thương mại cần đề ra hướng giải quyết hay biện pháp xử lý thích hợp với ngân hàng thương mại, với từng nhóm khách hàng, và từng món vay cụ thể.

Các ngân hàng thương mại có thể xử lý quỹ dự phòng bù đắp rủi ro. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để lành mạnh hố tài chính của các ngân hàng thương mại. Để thực hiện đúng đối tượng và có hiệu quả biện pháp này, ngân hàng thương mại cần quan tâm: thực hiện nghiêm túc và chính xác việc phân loại tài sản thực tế tồn tại, trích lập qũy dự phịng theo đúng quy định; rà sốt các khoản nợ khó địi, có khả năng tổn thất để xác định đúng các khoản nợ thuộc đối tượng xử lý bù đắp rủi ro; áp dụng triệt để các biện pháp tận thu; lập hồ sơ xử lý tài sản bảo đảm đầy đủ, chính xác, hợp pháp, hợp lệ, đúng thời gian quy định; xử lý bù đắp rủi ro theo đúng quy định và thẩm quyền giải quyết của từng cấp.

Khai thác các tài sản bảo đảm tiền vay được coi là biện pháp quan trọng trong việc xử lý nợ quá hạn của ngân hàng thương mại. Vì tài sản bảo đảm nợ vay là nguồn thu hồi nợ thứ hai của ngân hàng thương mại khi phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả khơng có khả năng trả nợ. Trong trường hợp đó, ngân hàng thương mại cần tiến hành rà sốt lại tồn bộ hồ sơ, thủ tục bảo đảm tiền vay, thực hiện biện pháp xử lý tài sản phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Việc xử lý cần phải tiến hành khẩn trương nhanh chóng, tranh thủ sự giúp đỡ của cơ quan hữu quan.

Đồng thời, Giao quyền chủ động hoàn toàn cho các ngân hàng thương mại tự động quyết định và tự chịu trách nhiệm trong việc cho vay có tài sản bảo đảm hoặc khơng có tài sản bảo đảm đối với các doanh nghiệp nhà nước, cũng như các thành phần kinh tế khác, nhằm tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đồng thời đây cũng là giải pháp mở rộng quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Với việc định giá tài sản để đảm bảo khoản vay: pháp luật nên cho phép ngân hàng thương mại và khách hàng thoả thuận giá trị tài sản bảo đảm

phù hợp với thực tế tại thời điểm vay và ngân hàng thương mại tự chịu trách nhiệm về giá trị tài sản này. Việc định giá tài sản để đảm bảo khoản vay nên lập riêng thành văn bản định giá tài sản bảo đảm vì đây là cơ sở thoả thuận giá trị định giá tài sản thế chấp, cầm cố giữa ngân hàng thương mại với khách hàng. Mặt khác, cũng nhằm đảm bảo đầy đủ thủ lực theo yêu cầu của cơ quan công chứng.

Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, khi thế chấp, hay dùng để bảo lãnh chỉ cần đăng ký giao dịch bảo đảm, không nhất thiết phải làm thủ tục công chứng. Việc có cơng chứng tài sản bảo đảm hay khơng là do ngân hàng thương mại và khách hàng tự thoả thuận. Cần nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức (sổ đỏ) cho những người có đủ căn cứ pháp lý chứng minh rằng họ là người được giao đất sử dụng hợp pháp, để tạo thuận lợi và giảm thiểu phiền hà trong thế chấp vay vốn ngân hàng bằng quyền sử dụng đất.

Thứ tƣ: Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến các Giao dịch đảm bảo

Cần có sự thống nhất trong các quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đề ra các hình thức thực hiện giao dịch đảm bảo một cách cụ thể,thống nhất, tránh chồng chéo giữa hai văn bản khác nhau nhưng quy định chung về một vấn đề gây khơng ít khó khăn cho các ngân hàng thương mại, cũng như những cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và nhà ở đặc biệt gây khó khăn cho ngân hàng thương mại. Trước hết, bản thân các quy định tại Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự không thống nhất về phương thức xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không có thỏa thuận. Luật Đất đai 2013 quy định quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp khơng có thoả thuận về phương thức xử lý được bán đấu giá.

Trong khi đó, Bộ luật Dân sự quy định nếu không thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Tịa án (Điều 721). Mặt khác, thủ tục xử lý tài sản thông qua khởi kiện ra Tòa án còn chậm, đặc biệt là thủ tục thi hành án thơng thường phải kéo dài ít nhất 2 năm. Thực trạng này ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thu hồi vốn vay cũng như kết quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại do đó cần:

Xây dựng các tiêu chuẩn trong quá trình định giá tài sản

Các tiêu chuẩn đó góp phần xác định giá trị đích thực của tài sản bảo đảm, và khơng gây khó khăn cho những người làm công việc định giá.Để xây dựng được các tiêu chuẩn này cũng không phải là đơn giản, bởi đối với mỗi loại tài sản bảo đảm khác nhau lại có cách xác định giá trị khác nhau. Mặt khác, hiện nay thực tế xác định giá trị tài sản bảo đảm cũng không giống nhau ớ các ngân hàng thương mại. Điêu đó là khơng phù hợp giá trị thực tài sản đảm bảo. Do đó việc xây dựng hệ tiêu chuẩn định giá thống nhất phù hợp với thực tế, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các bên là rất quan trọng, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động tín dụng và các hoạt động khác trong nền kinh tế.

Xây dựng và hoàn chỉnh các quy định về thị trường bất động sản

Theo các chuyên gia kinh tế, cho vay mua bất động sản ít rủi ro hơn cho vay mua chứng khốn nhờ có tài sản bảo đảm có giá trị tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, các chuyên gia này cũng nhìn nhận, khi thị trường bất động sản suy thoái, ngân hàng sẽ chịu thiệt hại hết sức nặng nề. Không như cho vay chứng khốn, nếu có rủi ro thì vẫn ở mức độ thấp, còn rủi ro cho vay bất động sản sẽ là tổn thất lớn nếu Ngân hàng Trung ương không trợ giúp. “Theo Ngân

hàng Nhà nước - Chi nhánh TPHCM, cho vay bất động sản năm 2012 chiếm 11% tổng dư nợ (khoảng 35.000 tỉ đồng). Tuy nhiên, có thơng tin cho rằng thực tế con số 35.000 tỉ đồng thấp hơn con số thật rất nhiều, bởi các ngân

hàng thương mại cổ phần đang cố giấu thông tin, sợ bị siết cho vay. Căn cứ

để các chuyên gia đưa ra mức dự đoán con số thật lên đến gần 100.000 tỉ

đồng là tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 đột ngột tăng cao: gần 40%.”

Trong những năm vừa qua, thị trường bất động sản mới hình thành nên những thay đổi đột biến về giá cả gây ra rất nhiều khó khăn trong cơng tác định giá mà các bất động sản hiện nay lại là tài sản bảo đảm phổ biến trong các quan hệ tín dụng. Vì thế, hồn thiện thị trường thì những bất ổn về giá càng nhanh chóng được loại bỏ. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua việc ban hành các quy định về giá trị loại tài sản này cũng liên tục thay đổi. Chính vì thế càng làm cho tình trạng bất ổn về giá cả gia tăng. Điều đó khơng phản ánh được hiệu quả điều chỉnh của pháp luật và tạo ra tình trạng lộn xộn trong việc chuyển nhượng các loại bất động sản. Do đó cần phải nhanh chóng xây dựng các quy định của pháp luật phù hợp và nhất quán tạo ra một thị trường bất động sản ổn định. Đó mới thoả mãn yêu cầu của bảo đảm an tồn trong qúa trình cấp tín dụng.

Thiết lập một cơ chế kiểm sốt thơng tin có hiệu quả

Quá trình khai thác, thu thập và xử lý thông tin để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhất là cho công tác thẩm định và xét duyệt hồ sơ tín dụng, phục vụ cho công tác hoạt động phân tích, đánh giá sự phát triển của thị trường, hiệu quả thực hiện của các dự án đầu tư có ý nghĩa rất lớn. Nhiều trường hợp do thiếu kiểm sốt về thơng tin dẫn đến bị khách hàng lợi dụng, gian dối giả mạo hồ sơ và như thế khơng bảo đảm an tồn cho hoạt động của ngân hàng thương mại. Do đó, để thiết lập một cơ chế kiểm sốt thơng tin có hiệu quả, cần thực hiện:

Một là, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đây là hoạt

động rất cần thiết giúp kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định trong nội bộ ngân hàng thương mại, trong quá trình thực hiện các

hoạt động nghiệp vụ. Hoạt động này là hoạt động thường xuyên tại ngân hàng thương mại và là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho ban điều hành trong quá trình tổ chức và điều hành các hoạt động.

Hai là, hoàn thiện các quy định pháp luật về đăng kí giao dịch bảo đảm.

Mặc dù hiện nay đăng kí giao dịch bảo đảm đã có nhiều tích cực, tuy nhiên trong q trình thực hiện vẫn còn một số điểm chưa hợp lý, đặc biệt là thông tin đối với người thứ ba liên quan đến tài sản cần đăng kí giao dịch bảo đảm. Điều này dẫn đến tình trạng tranh chấp phát sinh khơng đáng có do cơ chế kiểm sốt thơng tin chưa hiệu quả. Chính vì thế, xây dựng các quy định đăng kí giao dịch bảo đảm có hiệu quả là rất quan trọng, góp phần giảm thiểu những rủi ro trong quá trình thực hiện cấp tín dụng. Cụ thể, cần phải đa dạng hố các hình thức đăng kí giao dịch, thiết lập các cơ sở dữ liệu các thông tin về khách hang hiện đại, cho phép truy cập đầy đủ và dễ dàng. Bên cạnh đó, trong thời đại bùng nổ cơng nghệ thơng tin cần phải sớm hồn thiện các quy định về đăng kí giao dịch qua mạng của khách hang. Điều đó sẽ tạo ra bảo đảm hơn cho các ngân hàng thương mại trong việc nắm bắt các thơng tin và ra quyết định cấp tín dụng.

Các biện pháp bảo đảm có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm an toàn đối với nguồn vốn tín dụng. Tuy nhiên, tạo thế chủ động trong quá trình hoạt động của các ngân hàng thương mại cần phải đa dạng hố các hình thức bảo đảm để ngân hàng thương mại có thể lựa chọn việc cấp tín dụng phù hợp với

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 65 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)