Qui định về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 47 - 49)

cho vay của ngân hàng thương mại

Trên thực tế, trong quá trình cho vay có thể xảy ra một số tranh chấp, xung đột về quyền và nghĩa vụ do hành vi phạm pháp luật của một trong các bên giao kết hợp đồng. Đồng thời, vấn đề giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động cho vay là vấn đề cấp thiết và cần được giải quyết nhanh chóng để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên. Pháp luật Việt Nam có những quy định tranh chấp phát sinh từ hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại sẽ được giải quyết bằng cơ chế thương lượng, hòa giải hoặc bằng cơ chế tài phán. Cụ thể là:

Giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình cho vay của ngân

hàng thương mại bằng cơ chế thương lượng, hòa giải giữa các bên

Giao dịch hợp đồng tín dụng là giao dịch dân sự đặc thù nên khi xảy ra tranh chấp, các bên nên cố gắng giải quyết bằng phương pháp đơn giản và thiện chí nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo được quyền và lợi ích của hai bên. Cơ chế thương lượng, hịa giải là cơ chế phổ biến, thích hợp với giải quyết tranh chấp vì các bên khơng bị ràng buộc bởi thủ tục pháp lý phiền phức, ít tốn kém và đặc biệt là khơng cơng khai ra ngồi nên đảm bảo được uy tín và quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh giữa các bên.

Cơ chế thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp chỉ diễn ra giữa các bên tranh chấp; còn hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp diễn ra khi có sự tham gia của bên thứ ba hỗ trợ để hai bên tìm ra những biện pháp phù hợp và đúng đắn nhất nhằm giải quyết tranh chấp. Hình thức hịa giải thường được áp dụng cho những tranh chấp đòi hỏi tính khách quan và sự chun mơn hóa cao. Tuy nhiên, nếu cơ chế thương lượng, hịa giải đều khơng thành thì hai bên có thể đưa tranh chấp ra để giải quyết ở cơ quan tài phán theo quy định của pháp luật. Có như vậy, tranh chấp mới được chấm dứt nhanh chóng, hóa giải những bất hịa của hai bên khi xung đột trong quan hệ hợp đồng.

Giải quyết tranh chấp trong hoạt động cho vay của ngân hàng

thương mại bằng cơ quan tài phán

Đây là phương án cuối cùng để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng thương mại. Việc phân cấp thẩm quyền tài phán áp dụng nguyên tắc như sau:

Thứ nhất là trọng tài thương mại. Căn cứ theo Khoản 2, Điều 2 và

Khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 thì: “Trọng tài thương mại có

thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cho vay giữa Ngân hàng thương mại và khách hàng mà các bên có thỏa thuận yêu cầu cơ quan trọng tài giải quyết” [13].

Hiện nay, ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 29 Bộ Luật Tố tụng dân sự thì các tranh chấp về kinh doanh, thương mại, trong đó có tranh chấp về hợp đồng tín dụng sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Bên cạnh đó căn cứ theo Luật Trọng tài thương mại 2010 thì nếu hợp đồng tín dụng có thỏa thuận của các bên về việc lựa chọn cơ quan tài phán là trọng tài thương mại thì tranh chấp này sẽ được giải quyết tại trọng tài thương mại theo thủ tục tố tụng trọng tài.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)