Qui định về phương thức cho vay và mục đích sử dụng vốn vay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 40 - 42)

Quy định về phương thức cho vay trong hoạt động cho vay của

ngân hàng thương mại

Hình thức vay vốn là nội dung rất cần thiết vì nó chỉ ra cách thức mà Ngân hàng thương mại cấp tiền vay cho khách hàng. Hình thức cho vay do khách hàng và ngân hàng thỏa thuận với nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng, và khả năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng đối với việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Các hình thức vốn vay được quy định tại Điều 16 Quy chế cho vay 1627. Theo đó, khách hàng và Ngân hàng

thương mại có nhiều lựa chọn phương thức vay vốn sao cho phù hợp nhất với mục đích vay vốn cuả mình. Việc xây dựng tương đối đa dạng các hình thức cho vay chứng tỏ các nhà làm luật đã nhận ra được sự khác nhau về mục đích vay, số vốn vay, thời hạn cũng như nhu cầu vay của các khách hàng là khác nhau, để từ đó từng Ngân hàng thương mại xây dựng các nghiệp vụ cụ thể tương ứng với từng phương thức cho vay.

Việc xây dựng quy trình cho vay của các Ngân hàng thương mại là dựa trên những quy định thực tế của pháp luật hiện hành như sau:

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn như quy định tại Điều 7 Quy chế này. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng [7, Điều 14, Khoản 1]. Thẩm định hồ sơ tín dụng là tất cả những hành vi mang tính nghiệp vụ pháp lý do Ngân hàng thương mại thực hiện nhằm xác định các điều kiện vay vốn đối với bên vay, trên cơ sở đó mà quyết định cho vay hay khơng. Trong thực tế giao dịch ngân hàng, việc thẩm định hồ sơ tín dụng thường do các nhân viên chuyên trách của tổ chức tín dụng thực hiện và kết thúc bằng việc lập báo cáo thẩm định hồ sơ tín dụng. Báo cáo này được trình lên cho người quản lý có thẩm quyền của tổ chức tín dụng quyết định về việc có cho vay hay khơng. Do tính đặc biệt quan trọng của giai đoạn này trong cả quá trình từ cho vay đến thu nợ nên pháp luật đòi hỏi bên cho vay là Ngân hàng thương mại phải triệt để tuân thủ nguyên tắc bảo đảm tính độc lập, phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định và khâu quyết định cho vay.” Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc

bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay” [7, Điều 15, Khoản 1].

Việc thiết lập và khơng ngừng hồn thiện quy trình cho vay của các Ngân hàng thương mại có ý nghĩa hết sức quan trọng. Xây dựng một quy trình cho vay hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong khi cho vay. Hơn nữa, quy trình cho vay của ngân hàng thương mại còn là cơ sở cho việc thiết lập các thủ tục, hồ sơ vay vốn về mặt hành chính, và thủ tục pháp lý quan trọng đó là thiết lập Hợp đồng tín dụng.

Mục đích sử dụng vốn vay

Về nguyên tắc, bên vay vốn được sử dụng vốn vay vào bất cứ mục đích nào, nếu khơng bị pháp luật cấm. Tuy nhiên, có những trường hợp không bị pháp luật cấm, như việc vay vốn để trả nợ ngân hàng khác hoặc trả nợ chính ngân hàng vay, nhưng lại rất khó được chấp nhận, đây được coi như một hoạt động đảo nợ. Trước đây, việc đảo nợ bị cấm, sau đó được quy định như sau:

“Việc đảo nợ, các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” [7, Điều 9].

Đối với vay vốn dân sự hoặc thương mại thơng thường, thì hầu như bên cho vay khơng quan tâm đến mục đích sử dụng vốn vay, trong khi đối với hợp đồng tín dụng thì lại là một trong những điều kiện quan trọng nhất. Trong cả thời hạn vay vốn, nếu bên sử dụng vốn vay không đứng mục đích đã thỏa thuận, thì ngân hàng lập tức được quyền chấm dứt hợp đồng, phạt vi phạm và thu hồi nợ trước hạn. Đó ln là quy định của pháp luật, cũng đồng thời là điều quan tâm của các ngân hàng trong nghiệp vụ xét duyệt và quản lý các khoản vay. Để đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và khả năng trả nợ của bên vay, pháp luật quy định ngân hàng có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quả trình vay vốn, sử dụng vốn vay trả nợ của bên vay.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)