Ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân đến ý định sử dụng dịch vụ 4GViettel

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ 4g của sinh viên trường hợp nghiên cứu tại viettel thừa thiên huế (Trang 79 - 82)

2.3 .Thực trạng kinh doanh dịch vụ 4G của Viettel Thừa Thiên Huế

2.4. Kết quả nghiên cứu

2.4.2.7. Ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân đến ý định sử dụng dịch vụ 4GViettel

Trước tiên, ta sử dụng kiểm định Kolmogorov – Smirnov để kiểm định phân phối chuẩn của các biến có đặc điểm cá nhân. Kết quả (Phụ lục 2.10) cho thấy giá trị Sig. đều nhỏ hơn 0,05. Do đó, ta có đủ bằng chứng chứng minh rằng các biến của đặc điểm cá nhân của khách hàng đều không phải phân phối chuẩn. Vì vậy, ta sử dụng

kiểm định Mann-Whitey cho kiểm định trung bình hai mẫu độc lập là biến “giới tính của sinh viên” và kiểm định Kruskal-Wallis để kiểm định sự khác biệt về phân phối chuẩn giữa ba mẫu độc lập trở lên, bao gồm: “khóa học của sinh viên”, “thu nhập hàng tháng” và “chi tiêu cho dịch vụ 4G”.

Bảng 2.18 : Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của các biến có đặc điểm cá nhân

Đặc điểm cá nhân N Mean Rank

Giới tính của sinh viên

Nam 80 71,925 Nữ 70 79,586 Thu nhập hằng tháng Dưới 1 triệu 38 76,171 1 – 1,5 triệu 68 69,096 1,5 – 2,5 triệu 41 87,78 Trên 2,5 triệu 3 44,333

Năm học của sinh viên

Năm 1 26 83 Năm 2 36 65,42 Năm 3 41 78,01 Năm 4 43 77,95 Năm 5 1 121,5 Năm 6 3 46,67

Chi tiêu cho dịch vụ 4G Viettel

Dưới 50.000 đồng 18 22,417 50.000 - 100.000 đồng 101 97,238 Trên 100.000 đồng 31 35,5

(Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu khảo sát – Phụ lục 2.10, 2.11)

Kết quả kiểm định đặc điểm giới tính cho thấy, Sig. = 0,271 > 0,05 (Phụ lục 2.10) do đó ta có cơ sở khẳng định khơng có sự khác biệt về trung bình giữa nam và

Giá trị thống kê Chi-square về đặc điểm “Thu nhập hàng tháng” cho kiểm định Kruskal-Wallis là 6,591 (Phụ lục 2.11). Mức ý nghĩa quan sát là 0,086 > 0,05. Ta có đủ bằng chứng chứng mình rằng khơng có sự khác biệt về trung bình giữa các mức thu nhập. Kết quả còn cho thấy ý định sử dụng dịch vụ 4G Viettel của sinh viên Đại học Huế có mức thu nhập từ 1,5 – 2,5 triệu là cao nhất.

Giá trị thống kế Chi-square đặc điểm “Năm học của sinh viên” cho kiểm định Kruskal-Wallis là 5,676 (Phụ lục 2.11). Mức ý nghĩa quan sát là 0,339 > 0,05. Ta có

đủ bằng chứng chứng minh răng khơng có sự khác biệt về trung bình giữa các năm học của sinh viên. Kết quả còn cho thấy ý định sử dụng dịch vụ vụ 4G Viettel của sinh viên năm 1 là cao nhất và thấp nhất là sinh viên năm 6.

Giá trị thống kê Chi-square cho kiểm định Kruskal-Wallis là 81,97. Mức ý nghĩa quan sát là 0,000 < 0,05. Vậy ta có đủ bằng chứng chứng minh có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình giữa các mức chi tiêu. Kết quả ở bảng cho thấy ý định sử dụng đối với dịch vụ 4G Viettel của sinh viên Đại học Huế có mức chi tiêu từ 50.000 đến 100.000 đồng là cao nhất, và thấp nhất là mức chi tiêu trên 100.000 đồng. Điều này phản ảnh đúng thực tế của sinh viên Đại học Huế khi thu nhập hàng tháng ở mức trung bình thấp.

Vậy sau khi phân tích sự Ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân đến ý định sử dụng, kết quả thu được chỉ có đặc điểm “chi tiêu cho dịch vụ 4G Viettel” có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ 4G Viettel của sinh viên Đại học Huế.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ 4G VIETTEL CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ 4g của sinh viên trường hợp nghiên cứu tại viettel thừa thiên huế (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)