1. Kết luận
1.2. Về thực tiễn
Luận văn đã khái quát đƣợc tình hình phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Đắk Nông. Đặc biệt đề tài đã tập trung khảo sát, đánh giá chi tiết thực trạng và quản lý cơ sở vật chất ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất đã đƣợc khảo sát và đánh giá dựa trên cơ sở các chức năng, nội dung và nhiệm vụ quản lý cơ sở vật chất mà hiệu trƣởng nhà trƣờng có trách nhiệm thực hiện.
Từ kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về việc quản lý cơ sở vật chất ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, luận văn đã đề xuất đƣợc 6 nhóm biện pháp cơ bản, đó là:
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh về tầm quan trọng của quản lý cơ sở vật chất.
2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định quản lý cơ sở vật chất.
3. Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, giáo viên để năng cao năng lực quản lý cơ sở vật chất.
4. Tăng cƣờng cơ chế phối hợp trong công tác quản lý cơ sở vật chất. 5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất.
6. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá việc quản lý cơ sở vật chất. Các biện pháp đƣợc đề xuất đã đáp ứng yêu cầu quản lý cơ sở vật chất trong đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và quản lý cơ sở vật chất nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng dạy học ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Đắk Nơng.
Các biện pháp có tính cần thiết vì chúng đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới, giúp hoàn thiện các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà trƣờng phổ thơng dân tộc nội trú nói chung và quản lý sử dụng cơ sở vật chất nói riêng. Mặt khác, các biện pháp đề ra trong luận văn có tính khả thi cao vì chủ yếu dựa vào các yếu tố chủ quan (kiến thức vững vàng về khoa học quản
lý, sự tận tâm, tư duy nhạy bén, khả năng giao tiếp thiết lập các mối quan
hệ của người quản lý, sự đầu tư thời gian, công sức hợp lý, huy động được sức mạnh tập thể, cộng đồng trong việc quản lý sử dụng cơ sở vật chất).