.Phân tích tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu đề tài phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần bột giặt lix (Trang 30 - 37)

a) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành( thanh toán ngắn hạn, thanh toán hiện thời) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là một trong những thước đo khả năng thanh toán của công ty được sử dụng rộng rãi nhất. Nó được tính bằng cách lấy tổng

tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn. Trong đó, tổng tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm : vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Khi hệ số này thấp, thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu, báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

BẢNG 1.5-BẢNG PHÂN TÍCH TÍNH THANH KHOẢN CỦA TÀI SẢN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN NỢ NGẮN HẠN

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2012/2011 2013/2012

2011 2012 2013 +/- % +/- %

1. Tài sản ngắn hạn đồng 297,392,514,841 324,384,636,007 358,543,993,481 26,992,121,166 9.08 34,159,357,474 10.53 2. Tiền và tương đương tiền đồng 85,062,554,602 84,283,605,474 73,947,024,066 (778,949,128) -0.92 (10,336,581,408) -12.26 3. Hàng tồn kho đồng 115,334,763,873 123,694,623,024 122,841,251,776 8,359,859,151 7.25 (853,371,248) -0.69 4. Tài sản ngắn hạn khác đồng 13,541,362,185 9,942,627,098 11,130,908,830 (3,598,735,087) -26.58 1,188,281,732 11.95 5. Nợ ngắn hạn đồng 154,562,780,254 175,369,861,684 168,686,547,131 20,807,081,430 13.46 (6,683,314,553) -3.81

6. Chi phí lãi vay đồng 0 1,087,479,260 1,296,066,457 1,087,479,260 208,587,197 19.18

7. Lợi nhuận kế toán trước thuế đồng 86,370,926,577 80,748,675,974 92,120,658,096 (5,622,250,603) -6.51 11,371,982,122 14.08 8. EBIT đồng 86,370,926,577 81,836,155,234 93,416,724,553 (4,534,771,343) -5.25 11,580,569,319 14.15 9. Khả năng thanh toán ngắn

hạn lần 1.92 1.85 2.13 -0.07 0.28

10. Khả năng thanh toán nhanh lần 1.09 1.09 1.33 0.00 0.24

11. Khả năng thanh toán tức

thời lần 0.55 0.48 0.44 -0.07 -0.04

12. Hệ số thanh toán của tài sản

ngắn hạn lần 0.29 0.26 0.21 -0.03 -0.05

13. Chất lượng của tài sản ngắn

hạn lần 0.39 0.38 0.34 -0.01 -0.04

14. Số lần hoàn trả lãi vay lần 75.25 72.08 75.25 -3.17

Nhìn vào bảng số liệu phân tích, ta có thể thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty cở phần bột giặt Lix có sự biến động qua các năm. Năm 2011, nếu như 1.92 đồng nợ tài sản ngắn hạn sẽ đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn thì đến năm 2011, con số này giảm xuống là 1.85 đồng tài sản ngắn hạn sẽ đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn, giảm 0.07 lần. Nguyên nhân là do trong năm 2012, tài sản ngắn hạn của công ty đã có tốc độ tăng 9.08% nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn( 13.46%). Đến năm 2013, hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty tăng 0.28 lần so với năm 2011, đạt 2.13 lần. Nghĩa là trong năm 2013, công ty có 2.13 đồng tài sản ngắn hạn sẽ đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là trong năm 2012, tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên 10.53% và nợ ngắn hạn lại giảm 3.81% do công ty đã tiến hành thanh toán các khoản nợ đến hạn, làm cho hệ số thanh toán hiện hành của công ty tăng.

Ta thấy, hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty cổ phần Lix luôn duy trì ở mức vừa phải. Điều đó cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty là tương đối tốt. Tuy nhiên trong một số trường hợp hệ số này chưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toán của công ty là tốt. Do vậy, để đánh giá đúng hơn cần phải xem xét thêm tình hình của doanh nghiệp.

b) Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Được sử dụng như một thước đo để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tài sản ngắn hạn thành tiền mà không cần phải bán đi hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Hệ số thanh tốn nhanh được tính bằng cách lấy tổng các tài sản có tính thanh khoản cao nhất (tiền mặt, đầu tư ngắn hạn và khoản phải thu) chia cho tổng nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán nhanh là một hệ số khắt khe hơn nhiều so với hệ số thanh toán hiện thời (được tính bằng cách lấy tài sản lưu động chia cho tổng nợ ngắn hạn) bởi vì, hệ số này đã loại trừ hàng tồn kho cũng như giá trị tài sản khác ra khỏi cơng thức tính tốn. Cơng thức này được nhà đầu tư sử dụng khá phổ biến. Hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác khơng được đưa vào cơng thức tính hệ số thanh tốn nhanh, vì nó khó có thể chuyển ra tiền mặt một cách dễ dàng.

Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một DN có lành mạnh khơng. Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanh tốn cơng nợ càng cao và ngược lại. Hệ số này bằng 1 hoặc lớn hơn, cho thấy khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao. DN khơng gặp khó khăn nếu cần phải thanh tốn ngay các khoản nợ ngắn hạn. Trái lại, nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, DN sẽ không đủ khả năng thanh tốn ngay lập tức tồn bộ khoản nợ ngắn hạn hay nói chính xác hơn, DN sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải thanh tốn ngay các khoản nợ ngắn hạn. Phân tích sâu hơn, nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán hiện thời rất nhiều cho thấy, tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho. Trong trường hợp này, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, khả năng thanh toán nhanh của công ty là cao, điều đó cho thấy khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao.

Năm 2011, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 1.09 lần, nghĩa là công ty có 1.09 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Đến năm 2012, khả năng thanh toán của công ty không có biến động, vẫn giữ ở mức là 1.09 lần.

Sang năm 2013, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty đã tăng 0.24 lần so với năm 2011, lên 1.33 lần. Trong năm 2013, công ty có 1.33 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Nguyên nhân khiến cho hệ số khả năng thanh toán nhanh trong năm 2013 tăng lên là do hàng tồn kho cùng nợ ngắn hạn giảm trong khi tài sản ngắn hạn lại tăng.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty ở mức vùa phải cho thấy công ty có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn, sử dụng có hiệu quả vốn của cơng ty.

c) Khả năng thanh toán tức thời

Ngoài hai chỉ tiêu trên, để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp người ta còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời. Nó được tính

bằng cách lấy tài sản có tính thanh khoản cao nhất là tiền và tương đương tiền chia cho nợ ngắn hạn trong kỳ của doanh nghiệp.

Năm 2011, khả năng thanh toán tức thời của công ty Cổ phần bột giặt Lix là 0.55 lần, nó cho biết trong năm, 0.55 đồng tiền và tương đương tiền sẽ đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn.

Năm 2012, khả năng thanh toán tức thời của công ty đã giảm xuống còn 0.48 lần và đến năm 2013, nó chỉ còn 0.44 lần. So sánh hệ số khả năng thanh toán tức thời với hai hệ số trên ta có thể thấy ngay sự đối lập cả về giá trị cũng như xu hướng biến động. Khả năng thanh toán tức thời của công ty có giá trị nhỏ và biến động giảm từ năm 2011 đến năm 2013. Điều đó cho thấy trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty, chủ yếu là các khoản phải thu, hàng tồn kho còn tiền và tương đương tiền chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Giá trị của tiền và tương đương tiền qua các năm giảm xuống là do công ty đã sử dụng tiền để trả nợ ngắn hạn cũng như dùng tiền để mua nguyên vật liệu, đầu tư, cải tiến máy móc thiết bi,…

Việc lượng tiền dữ trữ không đủ đáp ứng khả năng chi trả sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cho công ty trong việc các nhà cung cấp, cũng như các tổchức tín dụng bất ngờ thu hồi lại các khoản nợ nhưng việc này lại có khả năng rất thấp. Nên việc sử dụng vốn đi chiếm dụng để gia tăng hiệu quả của lợi nhuận là một biện pháp tốt, cũng như sử dụng tiền trong việc thúc đẩy nhanh q trình xoay vịng vốn cho cơng ty. Nhưng công ty cũng khơng nên chủ quan mà phải có hướng đề phịng những rủi ro khơng đáng có trong những năm tới. Đờng thời cơng ty cần phải giảm các khoản phải thu khách hàng nhằm làm tăng tồn quỹ trong công ty, qua đó làm cho khả năng thanh toán tức thời của công ty ngày càng tốt hơn.

d) Hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn

Là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền của doanh nghiệp, nó được xác định bằng cách lấy giá trị tiền và tương đương tiền chia cho tổng tài sản ngắn hạn.

Năm 2011, hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn của công ty là 0.29 lần: trong 1 đồng tài sản ngắn hạn của công ty năm 2011, chỉ có 0.29 đồng là tiền và tương đương tiền. Giá trị này giảm liên tục trong các năm sau đó, với năm 2012 là 0.26 lần và đến năm 2013, trong 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có 0.21 đồng tiền và tương đương tiền. Thực trạng này đòi hỏi trong thời gian tới công ty cần phải tăng lượng tiền lên nhằm đáp ứng được việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.

e) Hệ số chất lượng của tài sản ngắn hạn

Hệ số này cho biết trong 1 đồng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng là hàng tồn kho. Để xác định hệ số chất lượng của tài sản ngắn hạn, người ta lấy giá trị của hàng tồn kho chia cho tổng tài sản ngắn hạn trong kỳ. Hệ số này thấp cho thấy chất lượng của tài sản cao, tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản tốt, ngược lại hệ số này cao cho thấy hàng tồn kho chiếm phần lớn trong tổng tài sản ngắn hạn, công ty có thể gặp rủi ro thanh toán khi các khoản nợ đến hạn, hoặc là công ty sẽ phải bán nhanh hàng tồn kho với giá thấp hoặc công ty sẽ mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, để phân tích, đánh giá xem hệ số này là xấu hay tốt, ta cần phải kết hợp thêm xem xét đặc điểm hoạt động kinh doanh, ngành nghề, lĩnh vực cũng như chiến lược kinh doanh của công mỗi công ty.

Năm 2011, chất lượng tài sản ngắn hạn của công ty là 0.39 lần, nghĩa là trong 1 đồng tài sản ngắn hạn của công ty có 0.39 đồng là hàng tồn kho. Đến năm 2012, chất lượng của tài sản ngắn hạn của công ty giảm xuống 0.01 lần, đạt 0.38 lần và cịn 0.34 lần năm 2013.

f) Hệ sớ sớ lần hoàn trả lãi vay

Đây cũng là một hệ số cần phải xem xét khi phân tích kết cấu tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Hệ số số lần hoàn trả lãi vay được xác định bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay( EBIT) chia cho số chi phí lãi vay phải trả trong kỳ.

Qua bảng phân tích ta thấy, cơng ty năm 2011 khơng có chi phí lãi vay. sang năm 2012 số lần hồn trả lãi vay là 75.25 lần, nghĩa là 75.25 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ đảm bảo chi trả cho 1 đồng chi phí lãi vay. Đến năm 2013, hệ số này giảm nhẹ 3.17 lần xuống còn 72.08 lần nhưng vẫn ở mức rất cao, điều đó cho thấy lợi nhuân từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của công ty hoàn toàn có đủ khả năng thanh toán chi phí lãi vay cho các chủ nợ. Hệ số này của công ty cao như vây, một mặc là do

công ty hoạt động kinh doanh có lợi nhuận lớn, mặc khác cũng do công ty có mức sử dụng lãi vay rất thấp.

Một phần của tài liệu đề tài phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần bột giặt lix (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w