2 .Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản
2.4.4 .Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định
Là chỉ tiêu cho biết hiệu quả trong sử dụng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, hay cho biết khi doanh nghiệp đầu tư, sử dụng bình quân 1 đồng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này đóng vai trị quan trọng trong việc lập dự toán, chiến lược mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 2012, tỷ suất sinh lời trên tài sản cố định của công ty là 63.60%, nghĩa là trong năm 2012, bình quân đầu tư 100 đồng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra 63.60 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2013, tỷ suất sinh lời của tài sản cố định của cơng ty giảm xuống cịn 51.05%, tương đương giảm 12.55% so với năm 2012. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 15% so với năm 2012, nhưng như đã phân tích ở các chỉ số trên thì tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế của công ty nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản cố định bình qn, do đó làm cho tỷ suất sinh lời trên tài sản cố định giảm chỉ còn 51.05%.
Để nâng cao tỷ suất sinh lời trên tài sản cố định, công ty cần phải chú trọng đầu tư,cải tiến máy móc thiết bị nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng cần phải chuyển nhượng, thanh lý những tài sản cố định không cần thiết cho hoạt động của công ty, những tài sản cố định có năng suất thấp.
2.4.5.Tỷ suất sinh lời của tài sản(ROA)
Cũng như tỷ suất sinh lời trên tài sản cố định, tỷ suất sinh lời của tài sản cũng cho biết khi doanh nghiệp đầu tư bình quân 1 đồng vào sản xuất kinh doanh thì sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROA là một chỉ tiêu tài chính rất quan trọng trong phân tích cũng như đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng của nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. ROA cao cho thấy, trong kỳ, doanh nghiệp đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, mang lại lợi nhuận lớn. Ngược lại, ROA thấp cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng lãng phí, hay kém hiệu quả nguồn
vốn kinh doanh của mình. Tuy nhiên, để đánh giá ROA ở mức nào là tốt thì ta cần phải xem xét thêm quy mô cũng như lĩnh vực kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
Qua bảng phân tích ta thấy, ROA của cơng ty tăng từ 13.84% năm 2012 lên 13.90% năm 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2013, tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế so với năm 2012 lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân nên làm cho ROA của công ty tăng nhẹ 0.07%
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản, cơng ty cần có chính sách sản xuất, dự trữ hàng tồn kho hợp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp; đồng thời nên bán hoặc thanh lý những tài sản không gắn liền với hoạt động của công ty.
2.4.6.Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu( ROE)
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. ROE là sự quan tâm của bất kỳ nhà đầu tư nào khi quyết định đầu tư vốn vào một doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hayphuj thuộc vào trình độ sử dụng vốn. Mặt khác, hiệu quả sử dụng vốn cịn phụ thuộc vào trình độ tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp.
Để đánh giá xác đáng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của một doanh nghiệp cần phải xem xét trên cơ sở phân tích tình hình và phối hợp các chỉ tiêu để đánh giá.
Năm 2012, ROE của công ty là 43.07%, tức là trong kỳ 100 đồng vốn chủ sở hữu sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra cho chủ sở hữu 43.07 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2013, ROE của cơng ty đã giảm xuống cịn 22.84%, nghĩa là thay vì bình quân sử dụng 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ mang lại 43.07 đồng lợi nhuận sau thuế thì giờ đây con số lợi nhuận sau thuế mang lại khi đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ là 22.84 đồng. Để hiểu rõ hơn về biến động của chỉ tiêu này chúng ta cần đi sâu vào phân tích cụ thể các nhân tố ảnh hưởng như sau:
Ảnh hưởng của Thừa số đòn bẩy nợ (FLM)
∆ROEFLM = -20.34
Ảnh hưởng Số vòng quay của TSbq (TAT)
∆ROETAT= 7.00
Ảnh hưởng của Tỷ lệ lãi rịng (ROS)
∆ROEROS= 2.39
Qua phân tích trên ta thấy nhân tố TAT, và ROS đều làm cho ROE tăng so với năm 2012 nhưng tăng khơng nhiều. Trong khi đó đó FLM lại là nhân tố khiến cho ROE giảm nhiều nhất.
Xu hướng ROE giảm cũng là xu hướng chung của cả các doanh nghiệp trong ngành lẫn các doanh nghiệp ngồi ngành, do tình trạng suy thối của nền kinh tế trong mấy năm gần đây, lạm phát tăng cao, cạnh tranh trên thị trường diễn ra gay gắt, nhất là đối với ngành sản xuất bột giặt. Tuy nhiên, mặc dù ROE giảm nhưng cơng ty có thể duy trì được mức sinh lời khá cao 22.84% cũng là một thành tích đã cho thấy sự hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp.