2 .Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản
2.1 .Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản chung
2.2. Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn
Để đánh giá trình đọ tổ chức và sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, cần sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của doang nghiệp được biểu hiện qua các chỉ tiêu sau:
a) Số vòng quay của tài sản ngắn hạn( V)
Việc sử dụng hợp lý tài sản ngắn hạn biểu hiện ở số vòng quay của tài sản ngắn hạn. Số vòng quay của tài sản ngắn hạn nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn là cao hay thấp. Số vòng quay của tài sản ngắn hạn được xác định bằng cách lấy doanh thu thuần chia cho tổng tài sản ngắn hạn bình quân. Nó phản ánh số lần luân chuyển hay số vòng quay của tài sản ngắn hạn thực hiện được trong mợt kỳ nhất định.Số vịng quay của tài sản lớn thể hiện rằng công ty đã sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn. Ngược lại nếu chỉ số này thấp cho thấy cơng ty có hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn thấp.Thơng thường, số vịng quay của tài sản ngắn hạn nhỏ nhất là 1.
Năm 2012, cơng ty có số vịng quay của tài sản ngắn hạn là 4.51 vòng, nghĩa là trong năm 2012, để có 4.51đồng doanh thu thuần cơng ty cần đầu tư bình qn 1 đồng tài sản ngắn hạn. Đến năm 2013, số vòng quay của tài sản ngắn hạn quay chậm đi 0.14 vòng so với năm 2012, xuống còn 4.37 vòng. Số vòng quay của tài sản ngắn hạn giảm là do trong năm 2013, tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn bình qn. Trong đó, tài sản ngắn hạn bình quân tăng 9.83% so với năm 2012 đã làm cho số vòng quay của tài sản quay chậm đi 0.40 vòng và nhờ doanh thu thuần tăng 6.44% nên vòng quay của tài sản ngắn hạn nhanh hơn 0.26 vịng so với năm 2012.
Qua bảng phân tích ta có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của công ty là rất tôt. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để số vòng quay của tài sản ngắn hạn hay để hiệu suất sử dụng của tài sản ngắn hạn không giảm hoặc tăng lên, công ty cần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, cải tiến chất lượng sản phẩm và có kế hoach cắt giảm những tài sản ngắn hạn không cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
b) Kỳ luân chuyển của tài sản ngắn hạn( K)
Là chỉ tiêu phản ánh số ngày bình quân cần thiết để tài sản ngắn hạn thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian 1 vòng quay của tài sản ngắn hạn trong kỳ. Nó được xác định bằng cách lấy số ngày trong kỳ chia cho số vòng quay của tài sản ngắn hạn. Thời gian luân chuyên tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào số tài sản ngắn hạn bình quân sử dụng trong kỳ và tổng mức luân chuyển tài sản ngắn hạn trong kỳ. Vì vậy, việc tiết kiệm số tài sản ngắn hạn hợp lý và nâng cao tổng mức luân chuyển tài sản ngắn hạn có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn và nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn.
Năm 2012, kỳ luân chuyển của tài sản ngắn hạn là 79.82 ngày, hay trong năm 2012, để bình quân tài sản ngắn hạn của công ty chuyển đổi thành tiền phải mất 79.82 ngày. Đến năm 2013 số ngày đó là 82.38 ngày, tăng 2.56 ngày so với năm 2012. Kỳ luân chuyển của tài sản ngắn hạn tăng lên là do trong kỳ, do tài sản ngắn hạn bình qn của cơng ty tăng lên 9.83% làm cho kỳ luân chuyển của tài sản ngắn hạn tăng thêm 7.85 ngày, và do doanh thu thuần của công ty tăng 6.44% làm cho kỳ luân chuyển của tài sản ngắn hạn trong năm 2013 của cơng ty giảm 5.30 ngày.
Trong phân tích hiệu suất sử dụng của tài sản ngắn hạn, nều kỳ luân chuyển của tài sản ngắn hạn giảm xuống điều đó chứng tỏ tài sản ngắn hạn của cơng ty đã được sử dụng có hiệu quả, ngược lại nếu kỳ luân chuyển của tài sản ngắn hạn tăng lên hay số ngày để chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty ngày càng thấp. Do đó, trong thời gian tới, để tăng hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn công ty phải đẩy mạnh khâu dự trữ vật tư và tiêu thu sản phẩm nhằm giảm số ngày luân chuyển của tài sản ngắn hạn.
c) Số tiền tiết kiệm( lãng phí) do thay đổi của kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn
Sau khi tài sản ngắn ln chuyển một vịng thì một phần lợi nhuận cũng được thực hiện. Do đó việc tăng hiệu suất luân chuyển tài sản ngắn hạn sẽ góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tính hiệu suất sử
dụng tài sản ngắn hạn trên cở sở tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn cũng còn một số hạn chế nhất định, do đó ngồi chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động, người ta còn sử dụng một chỉ tiêu khác là mức tiết kiệm do thay đổi của kỳ luân chuyển của tài sản ngắn hạn.
Từ bảng phân tích trên, ta thấy do kỳ luân chuyển của tài sản ngắn hạn tăng lên làm cho cơng ty lãng phí mất một khoảng tiền là 10,469,840,985 đồng. Do đó, trong thời gian tới để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn, tránh lãng phí, cơng ty cần quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tài sản ngắn hạn.
d) Số vịng quay của hàng tồn kho
Số vòng quay của hàng tồn kho là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp và được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho hàng tồn kho bình qn. Số hàng tồn kho bình qn có thể tính bàng cách lấy số dư đầu kỳ cộng với số dư cuối kỳ và chia đơi. Số vịng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh cũng như chính sách dự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp. Ví dụ như đối với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh thực phẩm thì cuối năm thường tiến hành dự trữ hàng hoá nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp lễ tết, hay như đối với doanh nghiệp mà trong năm, ban lãnh đạo của cơng ty dự đốn giá ngun vật liệu sẽ tăng cao trong năm sau thì họ sẽ đẩy mạnh mua nguyên vật liệu trong năm hiện tại,với những doanh nghiệp này thì vịng quay của hàng tồn kho thường sẽ nhỏ hơn so với các doanh nghiệp khác.
Vòng quay hàng tồn kho trong năm 2013 của cơng ty đã tăng 0.16 vịng so với năm 2012. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán của công ty đã tăng lên 4.83% so với năm 2012, trong khi đó hàng tồn kho bình qn chỉ tăng thêm 3.14% so với năm 2012. Vòng quay hàng tồn kho tăng thể hiện việc kinh doanh trong năm 2013 của cơng ty có chút thuận lợi. Trong những năm tới, để tiếp tục tăng số vòng quay hàng tồn kho, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cơng ty cần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, đồng thời có chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý.
e) Số ngày dự trữ hàng tồn kho
Là chỉ tiêu phản ánh số ngày dự trữ hàng tồn kho trong kỳ của một doanh nghiệp; bằng số ngày trong kỳ chia cho số vòng quay của hàng tồn kho. Số ngày dự trữ hàng tồn kho tăng cho thấy khả năng luân chuyển hàng tồn kho của công ty giảm xuống, hiệu suất sử dụng hàng tồn kho thấp.
Trong năm 2013, số ngày dự trữ hàng tồn kho của công ty đã giảm từ 37.28 ngày năm 2012, xuống 36.68 ngày năm 2013, giảm 0.60 ngày. Số ngày dự trữ hàng tồn kho giảm, đồng nghĩa hiệu suất sử dụng hàng tồn kho của cơng ty khá tốt.
f) Số vịng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ.
Nói chung, hệ số vịng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này.
Trong năm 2012, số vòng quay các khoản phải thu là 14.77 vịng, con số này nói lên rằng trong 14.77 đồng doanh thu tạo ra cơng ty có 1 đồng phải thu khách hàng. Đến năm 2013, số vòng quay các khoản phải thu của cơng ty giảm cịn 12.59 vòng. Nguyên nhân là do từ năm 2012 đến năm 2013, doanh thu thuần của công ty tăng lên 6.44%, trong khi các khoản phải thu bình qn lại tăng đến 24.84% đã làm cho vịng quay khoản phải thu quay chậm đi 2.18 vòng so với năm 2012.
Mặc dù vòng quay các khoản phải thu của cơng ty giảm nhưng hệ số này vẫn cịn ở mức cao, chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của công ty là nhanh, và khả nảng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền mặt cao. Trong thời gian tới, để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, một mặc cơng ty tiến hành đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, mặc khác cũng cần phải tăng cường quản lý các khoản phải thu, cân bằng giữa lợi ích và chi phí của việc bán chịu mang lại. Vì ngồi việc làm tăng doanh số tiêu thụ thì hoạt động bán chịu sẽ làm cho khoản phải thu của công ty tăng, dẫn đến công ty phát sinh chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu của công ty do khách hàng chiếm dụng, đồng thời công ty cũng sẽ rơi vào tình trạng nợ khó đị khơng thu được.
g) Kỳ thu tiền bình quân( DOS)
Là một hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Do vậy, khi xem xét kỳ thu tiền bình quân cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. kỳ thu tiền bình quân quá dài so với các doanh nghiệp trong ngành thì dễ đẫn đến tình trạng nợ khó địi. Kỳ thu tiền bình qn được xác định bằng cách lấy số ngày trong kỳ chia cho số vòng quay các khoản phải thu.
Qua bảng phân tích ta có thể thấy kỳ thu tiền bình qn của cơng ty tăng từ 24.71 ngày năm 2012 lên 28.99 ngày năm 2013. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của các khoản phải thu lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng 4.28 ngày. Kỳ thu tiền bình quân tăng là điểm bất lợi của công ty, nó chỉ ra rằng có một số vốn công ty bị chiếm dụng với thời gian ngày càng lâu.
h) Số vịng ln chuyển các khoản phải trả
Năm 2012, sớ vòng luân chuyển các khoản phải trả của công ty là 7.14 vòng, đến năm 2013, số vòng luân chuyển các khoản phải trả của công ty đã quay chậm đi 0.02 vòng, giảm xuống còn 7.12 vòng. Số vòng luân chuyển các khoản phải trả của công ty
giảm là do trong năm 2013, giá vốn hàng bán đã tăng lên 4.83% so với năm 2012 và hàng tồn kho tăng lên 3,753,243,952 đồng, trong khi đó tốc độ tăng của bình quân các khoản phải trả lại lớn hơn tốc độ tăng của 2 nhân tố trên, qua đó làm cho số vòng luân chuyển các khoản phải trả quay chậm hơn 0.02 vòng.
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả của công ty giảm xuống chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước.. Điều này có thể giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh tốn đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng. Tuy nhiên nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản.
i) Thời gian quay vòng của các khoản phải trả
Thời gian quay vòng các khoản phải trả của công ty có sự gia tăng từ 51.12 ngày năm 2012 lên 51.26 ngày năm 2013. Thời gian quay vòng của các khoản phải trả của công ty tăng lên chứng tỏ công ty sẽ ít gặp rủi ro đôi với các khoản phải trả. Tuy nhiên, việc thời gian quay vòng của các khoản phải trả của công ty tăng lên sẽ làm cho các chủ nợ của công ty dè chừng, hạn chế cho công ty nợ, từ đó có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của công ty.
j) Sức sản xuất của tài sản dài hạn
Là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp, nó là tỷ số giữa doanh thu thuần và tổng tài sản dài hạn bình quân. Thông thường khi sức sản xuất của tài sản dài hạn tăng lên điều đó cho thấy trong kỳ doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại khi sức sản xuất của tài sản giảm cho thấy công ty đang có sự lãng phí tài sản dài hạn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, để xét xem việc sức sản xuất của tài sản dài hạn giảm xuống là xấu hay không ta cần phải có sự kết hợp với việc xem xét tình hình, chính sách sử dụng tài sản dài hạn trong kỳ của công ty.
Qua bảng phân tích ta có thể thấy sức sản xuất của tài sản dài hạn năm 2013 của công ty đã giảm đi 1.82 lần, từ 11.58 lần năm 2012 xuống còn 9.76 lần năm 2013.
Năm 2012, nếu như 1 đồng tài sản dài hạn sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra được 11.58 đồng doanh thu thuần thì đến năm 2013, đầu tư một đồng tài sản dài hạn vào hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ mang lại 9.76 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là do năm 2013, mặc dù doanh thu thuần của công ty tăng lên 6.44% so với năm 2012, nhưng tổng tài sản dài hạn bình quân của công ty năm 2013 lại có tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thần. Từ đó mà làm cho sức sản xuất của tài sản dài hạn của công ty giảm xuống.Ta thấy, mặc dù sức sản xuất của tài sản dài hạn giảm từ năm 2012 đến năm 2013, nhưng vẫn đang ở mức cao, thể hiện khả năng sử dụng tài sản của công ty là khá hiệu quả.
k) Sức sản xuất của tài sản cố định
Cũng tương tự như sức sản xuất của tài sản dài hạn, sức sản xuất của tài sản cố định là chỉ tiêu phản ánh 1 đồng tài sản cố định sử dụng và hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất tài sản cố định được xác định bằng