2 .Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản
2.1 .Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản chung
2.3. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
BẢNG 2.5- BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN NỢ DÀI HẠN Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 +/- % +/- %
1. Tổng tài sản đồng 406,739,311,148 457,315,065,041 531,654,218,507 50,575,753,893 12.43 74,339,153,466 16.26 2. Tài sản dài hạn đồng 109,346,796,307 132,930,429,034 173,110,225,026 23,583,632,727 21.57 40,179,795,992 30.23 3. Nợ phải trả đồng 158,807,229,612 179,696,609,275 207,314,014,079 20,889,379,663 13.15 27,617,404,804 15.37
4. Nợ dài hạn đồng 4,244,449,358 4,326,747,591 38,627,466,948 82,298,233 1.94 34,300,719,357 792.76
5. Vốn chủ sở hữu đồng 247,932,081,536 277,618,455,766 324,340,204,428 29,686,374,230 11.97 46,721,748,662 16.83
6. Chi phí lãi vay đồng 1,087,479,260 1,296,066,457 1,087,479,260 208,587,197 19.18
7. Lợi nhuận sau thuế đồng 6,802,285,498 11,114,173,558 2,307,170,537 4,311,888,060 63.39 (8,807,003,021) -79.24 8. Lãi cổ phần đồng 23,637,110,284 25,689,482,578 27,215,321,654 2,052,372,294 8.68 1,525,839,076 5.94
9. Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lần 0.64 0.65 0.64 0.01 -0.01
10. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài
hạn tổng quát lần 25.76 30.72 4.48 4.96 -26.24
11. Hệ số nợ lần 0.39 0.39 0.39 0.00 0.00
12. Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài
sản % 1.04 0.95 7.27 -0.09 6.32
13. Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ
phải trả lần 0.03 0.02 0.19 -0.01 0.17
14. Số lần thanh toán lãi vay dài hạn lần -12.4 -18.22 -12.40 -5.82
2.3.1. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sử dụng nợ phải trả khi công ty sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu, nó là tỷ lệ giữa nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu trong kỳ.
Qua phân tích ta có thể thấy, năm 2011 nếu như cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu công ty sử dụng 0.64 đồng nợ phải trả thì đến năm 2012, con số này đã tăng lên 0.01 lần, được 0.65 lần và đến năm 2013 giảm xuống 0.64 lần. Nhìn chung hệ số này khơng hề biến động do tốc độ tăng của nợ phải trả gần bằng tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu.
Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu có giá trị cao và không hề biến động qua các năm cho thấy mức độ sử dụng nợ phải trả của công ty là tương đối cao, công ty có xu hướng huy động nguồn vốn từ vay bên ngoài để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh hơn là huy động vốn trong doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến tình hình thanh tốn nợ của cơng ty.
2.3.2. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát
Là chỉ tiêu cho biết khả năng thanh tốn nợ dài hạn đối với tồn bộ tài sản dài hạn của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao thì tình hình tài chính của doanh nghiệp càng ổn định.
Năm 2011, hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát của công ty là 25.76 lần, nghĩa là trong năm, cứ 1 đồng nợ dài hạn sẽ được đảm bảo bởi 25.76 đồng tài sản dài hạn. Đến năm 2012, hệ số này có sự gia tăng mạnh, từ 25.76 đồng tài sản dài hạn đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn tăng lên thành 30.72 đồng tài sản dài hạn sẽ đảm bảo cho 1 đồng nợ dài hạn. Nguyên nhân của sự gia tăng mạnh này là do trong năm 2012, tài sản dài hạn tăng đến 25.57 lần trong khi nợ dài hạn chỉ tăng 1.94 lần. Sang năm 2013, hệ sớ này giảm mạnh xuống cịn 4.48 lần, giảm 26.24 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là tốc độ tăng của nợ dài hạn lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tài sản dài hạn, cụ thể là tài sản dài hạn năm 2013 tăng 30.23% so với năm 2012, nhưng nợ dài hạn lại tăng đến 792.76% so với năm 2012.
Khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát của công ty ở những năm sau giảm mạnh cho thấy trong dài hạn công ty sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro để thanh toán nợ cho
chủ nợ. Công ty cần điều chỉnh lại việc sử dụng nợ nếu không muốn mất khả năng thanh tốn.
2.3.3. Hệ sớ nợ
Hệ số nợ đo lường mức độ sử dụng nợ trong cơ cấu tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Đới với nhà đầu tư, họ thích tỷ số nợ vừa phải, vì tỷ số nợ thấp, hệ số an tồn cao, món nợ của họ càng được bảo đảm. Ngược lại doanh nghiệp lại thích hệ số nợ cao vì như vậy rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp được chuyển sang nhà đầu tư gánh chịu một phần; hơn nữa việc sử dụng nợ có chi phí trả lãi thấp, công ty lại tiết kiệm được một khoảng thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Qua 3 năm, hệ số nợ của công ty cổ phần Lix luôn đạt mức 0.39 lần, nghĩa là cứ trong 100 đồng nguồn vốn của công ty thì có 39 đồng là nợ phải trả. Ngoài việc thể hiện mức độ sử dụng nợ của trong việc tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu thì hệ số nợ còn cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
Đòn bẩy tài chính là thể hiện việc sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hi vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần của công ty.
Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở hệ số nợ. Doanh nghiệp có hệ số nợ cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính ở mức độ cao và ngược lại.
Doanh nghiệp sử dụng nợ vay một mặt nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn trong hoạt động kinh doanh, mặt khác hi vọng gia tăng được tỉ suất lợi nhuận vốn chr sở hữu. Bởi lẽ khi sử dụng vốn vay, doanh nghiệp trả lãi tiền vay- chi phí cố định tài chính, nếu doanh nghiệp tạo ra được khoản lợi nhuận trước lãi vay và thuế từ vốn vay lớn thì sau khi trả lãi tiền vay và nộp thuế thu nhập, phần lợi nhuận dôi ra thuộc chủ sở hữu doanh nghiệp.
Tuy nhiên việc sử dụng địn bẩy tài chính khơng phải khi nào cũng đưa lại kết quả tích cực cho chủ sở hữu doanh nghiệp, nó cũng có thể gây ra tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp khi doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả số vốn vay,nếu số lợi
nhuận trước lãi vay và thuế được tạo ra từ sử dụng vốn vay nhỏ hơn số tiền lãi vay phải trả thì nó làm giảm sút nhanh hơn tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và nếu doanh nghiệp bị thua lỗ thì sẽ lỗ nặng nề hơn.
Qua số liệu phân tích trên ta có thể thấy rằng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty là thấp và ổn định qua các năm. Nếu ta xem xét biến động lợi nhuận của công ty qua các năm thì ta có thể thấy lợi nhuận qua các năm của công ty tuy có suy giảm và đang ở mức thấp. Do đó, trong thời gian tới công ty cần có sự phân tích năng lực hoạt động kinh doanh, triển vọng phát triển để có thể kết hợp với mức độ sử dụng bẩy tài chính của công ty, qua đó làm tăng lợi nhuận hay thu nhập trên một cổ phần của công ty.