Gần như tất cả các tổ chức thu thập thông tin thơng qua sơ yếu lí lịch và hồ sơ xin việc. Các phương pháp này không tốn kém, và một hồ sơ xin việc chuẩn hóa thơng tin cơ bản được nhận từ tất cả các ứng viên nhưng không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Các phương pháp này hiệu lực nhất khi được đánh giá trên phương diện của các tiêu chí có trong bản mơ tả cơng việc. Kiểm tra sơ yếu lí lịch và người tham khảo có thể giúp làm rõ tính chính xác của thông tin. Các bài kiểm tra tuyển dụng và mơ phỏng cơng việc mang tính khách quan hơn. Để hợp lệ, bất cứ bài tra nào cũng phải đo lường các khả năng thực sự liên quan đến việc thực hiện công việc thành công. Các bài kiểm tra tuyển dụng đa dạng từ các bài kiểm tra cụ thể đến các bài kiểm tra sử dụng cho mục đích chung. Các bài test với các mục đích chung chung thường ít tốn kém và dễ quản lí. Các bài kiểm tra nên được lựa chọn để liên quan đến thực hiện công việc thành công và tránh phân biệt đối xử. Các phỏng vấn được sử dụng rộng rãi để có được thơng tin về các kĩ năng truyền thông và tương tác với người khác và để thu thập thơng tin chi tiết về lí lịch của ứng viên. Các phỏng vấn có cấu trúc hiệu lực hơn các phỏng vấn phi cấu trúc. Các phỏng vấn tình huống đem đến tính hiệu lực cao hơn các câu hỏi chung. Các phỏng vấn tốn kém và có thể dẫn đến thành kiến trong qui trình lựa chọn. Các tổ chức có thể tối thiểu hóa những hạn chế này thông qua đào tạo và chuẩn bị.