Giải pháp của Ericsson

Một phần của tài liệu do an hoan chinh (Trang 55 - 58)

Chương II : Xu hướng phát triển, áp dụng thực tế

2.2 Giải pháp của các hãng

2.2.5 Giải pháp của Ericsson

1. Giải pháp

Đối với mơ hình IMS, Ericsson phát triển mạng lõi chung cho cả nhà khai thác vô tuyến và hữu tuyến, cung cấp các dịch vụ đa phương tiện hội tụ thông qua các phương thức đa truy nhập đáp ứng theo từng cấp độ dịch vụ. Hệ thống này tận dụng các hạ tầng mạng sẵn có với tính năng sử dụng dễ dàng, độ tin cậy và bảo mật cao. Giải pháp IMS của Ericsson có kiến trúc như sau:

Giải pháp IMS của Ericsson là giải pháp IMS hồn chỉnh bao gồm 3 phần chính:

 Hệ thống IMS chung – ICS – bao gồm các phần tử dùng cho cả hệ thống vô tuyến và hữu tuyến, cùng với những phần tử được sử dụng để hỗ trợ nhiều giải pháp trong cùng một domain.

 Các giải pháp IMS – IMS Bussiness và Customer Solutions – gồm các ứng dụng sử dụng tất cả hoặc một nhóm các phần tử hệ thống IMS chung, cùng với các client phần mềm tạo ra một môi trường IMS từ đầu cuối đến đầu cuối.

 Các dịch vụ IMS của Ericsson.

2. Thiết bị a. CSCF 3.0

Đây là phần tử thực hiện chức năng CSCF dưới dạng một “IMS Cluster” – nghĩa là các phần tử P-CSCF, I-CSCF và S-CSCF cùng với BGCF được xây dựng trong cùng một platform. Cấu trúc này cũng cho phép chuyển đổi sang thành cấu trúc phân tán theo từng phần tử riêng biệt. Nhờ vậy, cấu hình các thực thể logic CSCF trong cùng một node vật lý hay trong các node vật lý độc lập được thực hiện linh hoạt. Các thực thể được thiết kế cho phép kiểm sốt lưu lượng theo chế độ tích hợp hoặc chế độ độc lập, tùy vào cấu hình mạng.

CSCF được xây dựng theo kiến trúc máy chủ - TSP platform. TSP là cấu trúc chung của Ericsson cho các server mạng thế hệ mới và các node điều khiển. Nó dựa trên nền tảng server và hệ thống điều khiển được sử dụng cho các server viễn thông và các node điều khiển yêu cầu có dung lượng thay đổi và dễ sản xuất.

b. HSS 4.0

HSS là node mạng cơ sở dữ liệu, được sử dụng trong một số công nghệ truy nhập của Ericsson như: GPRS, WCDMA, CDMA 2000, WLAN và truy nhập hữu tuyến. Nó đóng vai trị quan trọng, là nơi cung cấp thông tin cho các dịch vụ như PoC, IMS WeShare và Multimedia Telephony dựa trên SIP. Bên cạnh đó, node mạng HSS có chức năng hỗ trợ thuê bao về vấn đề bảo mật, nhận thực, quản lý di động, chuyển vùng, quản lý đăng ký đối với truy nhập IMS.

Phần tử này tuân thủ các tiêu chuẩn có liên quan của 3GPP, 3GPP2, IETF, TISPAN và OMA. Trong kiến trúc của Ericsson, HSS thực hiện tất cả các chức năng của thực thể mạng HSS theo chuẩn của 3GPP và chức năng AAA theo chuẩn 3GPP2. Ngồi ra, nó hỗ trợ các chức năng liên quan đến việc hỗ trợ truy nhập WLAN và Mobile@home.

3. Dịch vụ

Giải pháp này đưa ra các dịch vụ như PoC, WeShare phục vụ cho người dùng di động và Multimedia Telephony cho người dùng cố định. Ngoài ra, kiến trúc IMS của Ericsson còn giúp các nhà điều hành nâng cấp hạ tầng cũng như dịch vụ hiện có. Việc nâng cấp được tiến hành thông qua Ericsson Mobility World – tổ chức tồn cầu thực hiện các chương trình phát triển dịch vụ, và IMS Studio – bộ công cụ phần mềm cho phép tạo ra môi trường dịch vụ cho hệ thống IMS, phục vụ cho việc hỗ trợ, tư vấn, tích hợp mạng.

Các dịch vụ chính:

Dịch vụ WeShare: Cho phép người dùng có thể trao đổi hình ảnh hay video

clip trong khi đang thực hiện cuộc gọi trên máy di động. Dịch vụ WeShare hiện tại gồm: Image, Motion, Media file, Whiteboard. WeShare sử dụng chuyển mạch kênh đối với tín hiệu thoại; chuyển mạch gói với hình ảnh, video. Để thực hiện dịch vụ này, Ericsson xây dựng riêng một platform cho client - ICP, platform này tách riêng người dùng khỏi lõi IMS, cho phép những nhà phát triển dịch vụ chỉ cần tác động vào giao diện và các phần tương tác với người dùng. Tất cả các ứng dụng người dùng WeShare và ứng dụng khác đều nằm ở phân lớp trên cùng của ICP. ICP cung cấp các ứng dụng sẵn có cho người dùng IMS, đảm bảo việc liên kết hoạt động giữa khách hàng và loại bỏ các bổ sung ứng dụng không cần thiết.

Dịch vụ Push to Talk: Giải pháp PoC của Ericsson có tên Instant Talk, tuân

theo tiêu chuẩn PoC hiện tại và đáp ứng khả năng liên kết hoạt động theo chuẩn OMA. Dịch vụ này được xây dựng trên Instant Talk Application Server của hệ thống IMS, thực chất là một loại dịch vụ VoIP dựa trên giao thức SIP. Trung tâm của hệ thống dịch vụ PoC vẫn gồm các phần tử CSCF, HSS, MRF. Do sử dụng phương thức thoại bán song công nên khối MRF có chức năng ngăn chặn việc có hai hay nhiều người cùng gửi gói dữ liệu đến cùng lúc. MRF cịn áp dụng cơ chế yêu cầu/đáp ứng, tức là người dùng chỉ có thể gửi gói tin khi yêu cầu được đáp ứng. Server ứng dụng Instant Talk là hệ thống cơ sở dữ liệu, điều khiển dữ liệu thuê bao trong quá trình thiết lập cuộc gọi, đảm bảo người được gọi là một thuê bao, những ai nằm trong nhóm gọi, xem xét thuê bao được gọi có rỗi hay khơng.

Dịch vụ Multimedia Telephony: Đây là dịch vụ hoàn toàn dựa trên môi

điện thoại đa phương tiện và IP Centrex. Dịch vụ IP Centrex có khả năng phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ lẫn các cơng ty lớn có nhiều văn phịng chi nhánh khác nhau. Với dịch vụ này, các doanh nghiệp có thể thiết lập một mạng điện thoại riêng có các dịch vụ, ứng dụng mới và linh hoạt trên nền IP như hội nghị truyền hình, tin nhắn trực tiếp…Nhờ đó, các nhân sự có thể làm việc ngay tại nhà riêng hay bất kỳ nơi nào. Ngồi ra, nó cịn có đầy đủ các đặc điểm của một IP PBX nên tiết kiệm chi phí đầu tư cho PBX và quản trị hệ thống.

Một phần của tài liệu do an hoan chinh (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w