2) Cuối cùng, bản tin INVITE được gửi tới UE 2.
3) UE 2 nhận được INVITE trong lúc đang rỗi, sẽ hồi đáp bằng bản tin 183.S.P theo tuyến vừa đi đến UE 1.
4) UE 1 tiếp tục gửi bản tin PRACK cho UE 2.
5) UE 2 trả lời bằng bản tin 200 OK để thông báo cho UE1 biết đã nhận được bản tin và cho phép kết nối.
6) UE 1 gửi tiếp bản tin UPDATE cho UE 2 để cập nhật các thông tin trạng thái mới. Lúc đó, thiết bị đầu cuối của người bị gọi bắt đầu đổ chuông.
b. Answer-to-Signal
7) Khi nhận được bản tin UPDATE hay chính là khi chng reo, UE 2 sẽ gửi lại bản tin 200 OK để báo nhận.
8) Khi người bị gọi nhấc máy, bản tin 200 OK cuối cùng được tạo ra để đáp lại bản tin INVITE ban đầu.
9) Nhờ vào việc nhận được bản tin 200 OK này, UE 1 sẽ kết nối và bắt đầu trao đổi với UE 2 thông qua luồng RTP/RTCP.
10)UE 1 tạo ra bản tin ACK cuối cùng trong giai đoạn thiết lập phiên gửi tới UE 2. UE 2 nhận được bản tin và bắt đầu truyền dẫn với UE 1 bằng luồng RTP/RTCP. Việc thiết lập phiên đã hoàn tất.
Khi kết thúc cuộc gọi, một trong hai bên sẽ đặt máy trước, giả sử là UE 1. Hành động này tạo ra một bản tin BYE thông báo về việc chấm dứt đàm thoại từ UE 1 gửi đến UE 2. UE 2 nhận được sẽ gửi báo nhận lại cho UE 1, đồng thời phát tín hiệu ngắt kết nối với thuê bao bị gọi để người bị gọi dập máy. UE 1 nhận được báo nhận, tài nguyên được giải phóng, tuyến bị xóa và cuộc gọi hồn tồn kết thúc.
Tất cả các cuộc gọi dù được thực hiện trong Softswitch hay IMS đều phải thiết lập kết nối trước khi đàm thoại. Cả hai cuộc gọi đều có 2 kênh riêng biệt được truyền trên 2 kết nối khác nhau: kênh báo hiệu mang thông tin báo hiệu được truyền qua các phần tử mạng; còn kênh thoại chứa thông tin thoại được truyền trên mạng đường trục chứ không cần đi qua các phần tử điều khiển. Điều này giúp giảm lưu lượng truyền trên mạng, tránh tắc nghẽn và giảm lượng công việc mà các phần tử mạng phải thực hiện, giúp nâng cao hiệu suất mạng, nâng cao chất lượng đường truyền và thời gian sử dụng thiết bị.
Tuy nhiên, cuộc gọi trong IMS có ít thủ tục và được kết nối nhanh chóng hơn cuộc gọi trong mạng chuyển mạch mềm. Ưu điểm này giúp người dùng trong IMS tiết kiệm được thời gian, lại có đường truyền tốt hơn với băng thơng rộng.
3.3 Khả năng chuyển đổi từ Softswitch lên IMS
Không thể phủ nhận rằng mạng chuyển mạch mềm cịn nhiều thiếu sót, nhưng đó là bước đệm cần thiết trên tiến trình tiến hóa của mạng để hướng tới mạng all-IP đa dịch vụ dựa trên IMS. Hiện nay, chưa có nước nào xây dựng được mạng NGN hoàn chỉnh với kiến trúc IMS mà vẫn còn đang trong giai đoạn chuyển đối, nên hệ thống mạng cũ cũng như các dịch vụ PSTN truyền thống sẽ vẫn còn tiếp tục tồn tại trong nhiều năm tiếp theo.
Quá trình chuyển đổi đã dần dần được bắt đầu, để giảm rủi ro trong quá trình này, sự kết hợp giữa Softswitch và IMS là phương án hợp lý cho sự chuyển đổi lên mạng đa dịch vụ hội tụ hợp nhất. Sự tiếp cận này đảm bảo cho những nhà điều hành và khai thác mạng có thể bắt đầu hiện đại hóa mạng PSTN của họ về kích thước, dịch vụ…để
tạo đà dần dần chuyến sang NGN. Hình 3.9 đưa ra mơ hình chuyển đổi lên IMS từ mạng chuyển mạch mềm: