Kiến trúc lõi IMS@vantage của Nokia-Siemens

Một phần của tài liệu do an hoan chinh (Trang 52 - 55)

2. Các phần tử quan trọng a. CFX 5000

Là server điều khiển dữ liệu đa phương tiện, thực hiện chức năng CSCF. CFX 5000 là thành phần trung tâm trong hệ thống mạng IMS, có nhiệm vụ điều khiển phiên và cuộc gọi, cho phép cung cấp các ứng dụng và dịch vụ trên nền IP cùng với các chương trình ứng dụng khác nhau đóng vai trị chức năng của một máy chủ ứng dụng AS.

b. CFS 8000

CFS 8000 có nhiệm vụ chính là triển khai các dịch vụ gia tăng, sử dụng giao thức SIP. Nó kết nối với CFX 5000 qua giao diện API. CFS 8000 sử dụng cấu trúc mở cho phép thêm và giới thiệu các dịch vụ cũng như các ứng dụng mới nhanh chóng và hiệu quả.

c. CMS 8200

Thực hiện chức năng của HSS, hỗ trợ CFX 5000 cung cấp các dịch vụ mạng cho mạng di động dựa trên nền IP. Nó thực hiện hỗ trợ các chức năng cho việc:

− Nhận thực và xác thực thuê bao

− Quản lý di động

− Nhận diện và đánh địa chỉ thuê bao

− Lưu trữ và cung cấp các dữ liệu người dùng.

d. CCS 1000

Đây là server ứng dụng cho các dịch vụ hội nghị truyền hình và trao đổi hợp tác đa phương tiện, tương thích với chuẩn 3GPP, đóng vai trị chức năng như một MRF. Nó có thể cung cấp các dịch vụ âm thanh, hình ảnh và dữ liệu cho cuộc gọi nhóm, dịch vụ truyền hình…

e. CFX 5200

CFX 5200 thực hiện điều khiển cổng truy nhập đa phương tiện MGCF và cổng báo hiệu truyền dẫn T-SGW. Nó cịn là đường kết nối giữa mạng dữ liệu gói di động như GPRS, UMTS-PS và mạng điện thoại cố định hay mạng tế bào sử dụng chuyển mạch kênh. Nó có chức năng điều khiển và chuyển đổi tín hiệu báo hiệu SIP/ISUP giữa mạng IMS và PSTN/PLMN.

f. CMG 3000

Đây là cổng di động có thể đảm nhiệm là cổng phương tiện cho mạng chuyển mạch gói, cho mạng PSTN hay là cổng phương tiện tích hợp cho cả mạng PSTN và mạng chuyển mạch gói. CMG 3000 cung cấp cấu hình linh hoạt cho các nhà khai thác và các mạng đường trục dựa trên nhiều cơng nghệ khác nhau. Nó được điều khiển thơng qua CMX 5000, được dùng để hỗ trợ VoIP và giúp tăng chất lượng thoại.

3. Dịch vụ

Tập hợp các phần tử IMS@vantage của Siemens cung cấp cho các nhà khai thác di động các dịch vụ thoại đa phương tiện, phù hợp với nhiều mạng truy nhập gói từ UMTS Release 4, GPRS, EDGE hay WLAN. Bên cạnh đó, giải pháp hội tụ FMC của Nokia-Siemens cịn đưa ra nhiều loại hình dịch vụ hấp dẫn dựa trên nền SIP. Ngồi ra, nó được dùng để hỗ trợ cho các dịch vụ thoại như GSM sử dụng chuyển mạch kênh.

IMS@vantage cung cấp 5 loại hình dịch vụ chủ yếu sau đối với các dịch vụ đa phương tiện:

− Các dịch vụ mạng cơ bản: đăng nhập, xác thực, nhận thực, điều khiển cuộc gọi di động, khởi tạo ứng dụng.

− Liên kết hoạt động với các mạng như GSM, mạng điện thoại công cộng…

− Đưa ra các dịch vụ mạng cao cấp: hội nghị truyền hình, thơng tin trạng thái người liên lạc, dịch vụ cước phí…

− Một số dịch vụ và ứng dụng người dùng mở rộng: cho phép tạo các ứng dụng mới cho mạng di động và cố định.

− Tạo các công cụ cho nhà khai thác: quản lý các thành phần mạng và quản lý thuê bao.

Các dịch vụ sau đây do Siemens đưa ra có thể được triển khai trên thực tế:

 Thoại VoIP cho thuê bao tư nhân

 Dịch vụ IP Centrex cho các khách hàng doanh nghiệp (Kết nối doanh nghiệp) và với cấu trúc hội tụ.

 Các dịch vụ giá trị gia tăng

 Thoại/Hội nghị Video

 Hội nghị thoại/Web

 Quản lý hiển thị và thuộc tính sẵn sàng của các thuê bao cố định và di động.

 Push to Talk

2.2.5 Giải pháp của Ericsson

1. Giải pháp

Đối với mơ hình IMS, Ericsson phát triển mạng lõi chung cho cả nhà khai thác vô tuyến và hữu tuyến, cung cấp các dịch vụ đa phương tiện hội tụ thông qua các phương thức đa truy nhập đáp ứng theo từng cấp độ dịch vụ. Hệ thống này tận dụng các hạ tầng mạng sẵn có với tính năng sử dụng dễ dàng, độ tin cậy và bảo mật cao. Giải pháp IMS của Ericsson có kiến trúc như sau:

Một phần của tài liệu do an hoan chinh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w