ngân hàng ở Việt Nam
Chúng ta có thể thấy trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam, ngoài một số doanh nghiệp nhà nước có hoạt động mạnh, giữ thị phần lớn, những phần còn lại của thị trường là khá nhỏ, với đa số các doanh nghiệp và ngân hàng đều có vốn ít, chưa thực sự có được sức mạnh thị trường như các doanh nghiệp và ngân hàng mà Nhà nước nắm vốn chủ yếu. Trong điều kiện thị trường như hiện nay và với yêu cầu của Nhà nước về tỷ lệ vốn tối thiểu, tiềm năng cho các thương vụ thôn tính và sáp nhập trên thị trường tài chính Việt Nam là rất lớn.
Trong hai năm 2008 và 2009, thị trường tài chính thế giới gặp khó khăn, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không còn giá ở mức cao như thời điểm trước đó. Hay nói cách khác, giá trị cổ phiếu sẽ dần dần đi vào giá trị thực của nó. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc đàm phán và định giá của các bên.
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng hiện đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng Việt Nam vẫn chưa mở cửa hoàn toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nói đến việc nhà đầu tư nước ngoài sáp nhập, mua lại ngân hàng và công ty
93
chứng khoán ở Việt Nam hiện tại mới chỉ có nghĩa là mua cổ phiếu của ngân hàng hay mua lại phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty chứng khoán trong khuôn khổ tỷ lệ cho phép. Việt Nam không cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh; hạn chế các tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng thương mại quốc doanh cổ phần hoá; không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua quá 30% tổng số vốn cổ phần của các ngân hàng thương mại, trừ khi pháp luật Việt Nam có quy định khác hoặc được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. Việt Nam giữ hạn chế về mức mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài như vậy chủ yếu để phòng tránh sự đổ vỡ hoặc thôn tính trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các ngân hàng Việt Nam sẽ mãi giữ được thế độc quyền trong kinh doanh. Đến năm 2010, theo cam kết trong lộ trình gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng như các ngân hàng trong nước.
Đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài trước khi có thể thành lập được ngân hàng và công ty con tại Việt nam có thể tích cực sử dụng thôn tính và sáp nhập như một giải pháp để xâm nhập thị trường, giảm chi phí và rủi ro trong quá trình xây dựng cơ sở khách hàng.
Về phía các ngân hàng và tổ chức Việt Nam, có thể tận dụng số vốn góp của đối tác nước ngoài vào ngân hàng và công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính vẫn bị giới hạn để kêu gọi phần vốn góp từ nước ngoài, trong khi vẫn nắm được quyền kiểm soát và sở hữu một phần công ty. Đồng thời đây cũng là cơ hội để các tổ chức trong nước nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực và dịch vụ cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng nhờ hợp tác với đối tác nước ngoài.
94
Đối với những ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán trong nước đã lớn mạnh trên thị trường cũng có thể tận dụng thời điểm này khi giá các công ty mục tiêu có thể đã thấp hơn và các tổ chức nước ngoài còn bị hạn chế trong việc mua lại công ty Việt Nam để mua lại các ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, nhằm giảm đối thủ cạnh tranh và tăng sức mạnh thị trường.
Tuy nhiên, các tổ chức trong nước nên mua lại hoặc sáp nhập với những tổ chức, công ty khác trong cùng ngành kinh doanh chủ yếu của mình, tập trung vào chiến lược kinh doanh ngành của mình, tránh đầu tư tràn lan sang các lĩnh vực không chủ yếu. Đầu tư sang lĩnh vực không chủ yếu có thể gây lãng phí, tăng chi phí trong quản lý và điều hành, nhất là trong khi khả năng quản lý cũng như chất lượng về nhân lực hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam còn yếu.
95
KẾT LUẬN
Bài khóa luận của em đã tập trung vào phân tích xu hướng chủ yếu trong hoạt động thôn tính và sáp nhập trên thị trường tài chính châu Âu trong cuộc khủng hoảng tài chính, từ đó, rút ra những bài học cho hoạt động thôn tính và sáp nhập của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trên thị trường Việt Nam.
Tuy số lượng và giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập trên thị trường tài chính châu Âu giảm rõ rệt, chúng ta vẫn có thể thấy một số xu hướng khá rõ nét trong hoạt động này trong hai năm 2008 và 2009. Việc chính phủ can thiệp vào giả cứu các tập đoàn và trở thành bên mua trong các thương vụ trở nên phổ biến. Đa phần các thương vụ đều liên quan đến bên bán đang gặp khó khăn về tài chính. Mục đích của hầu hết các bên bán là tăng vốn, tái cơ cấu lại tài sản, hoạt động kinh doanh, tập trung vào chiến lược và ngành chủ yếu của mình. Chính vì vậy, tâm lý cơ hội có thể thấy rõ ràng trong các bên mua. Rất nhiều công ty đã tận dụng cơ hội này để mua lại cổ phần, tài sản các công ty để thâm nhập, mở rộng, gia tăng sức mạnh thị trường và khả năng hoạt động của mình.
Dựa vào nghiên cứu hoạt động thôn tính và sáp nhập trên thị trường tài chính ở châu Âu, khóa luận đã đề xuất một số bài học các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam có thể áp dụng. Ở thị trường Việt Nam, tuy các doanh nghiệp không gặp khó khăn như các doanh nghiệp tài chính ngân hàng châu Âu, nhưng với những biện pháp thắt chặt tiền tệ và yêu cầu về vốn của chính phủ rõ ràng đã tạo ra một số điểm tương tự trong mục đích và xu hướng hoạt động thôn tính và sáp nhập ở châu Âu. Rất nhiều công ty đã bán cổ phần công ty mình để tăng vốn. Các doanh nghiệp vốn nước ngoài có thể tận dụng cơ hội này để bước đầu tiếp cận thị
96
trường Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp trong nước lại có thể tận dụng cơ hội này để tăng sức mạnh thị trường và giảm đối thủ cạnh tranh.
Em hi vọng những vấn đề và đề xuất trong khóa luận sẽ trở thành gợi ý cho những công trình tiếp theo về hoạt động thôn tính và sáp nhập trên thị trường tài chính ở Việt Nam cũng như ở châu Âu.
97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Mạng mua bán và sáp nhập Việt Nam, Cẩm nang mua bán –sáp nhập tại Việt Nam.
2. Avalue Vietnam, Báo cáo M&A Vietnam 2009 & triển vọng 2010
3. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Thâu tóm và hợp nhất từ khía cạnh quản trị công ty: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam
4. Luật Cạnh Tranh Việt Nam, 2004
5. Luật Doanh Nghiệp, 2005
6. Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 do Chính phủ ban
hành về danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng
7. Nghị định 13/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của
luật Doanh Nghiệp 2005
8. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank), Thông cáo báo chí, 15/1/2009
9. Manetwork.vn, Cơ sở dữ liệu về thương vụ giữa ngân hàng Thương
mại Cổ phần An Bình và Maybank, http://www.manetwork.vn/CSDL/,
truy cập ngày 17/4/2010
10. Manetwork.vn, Cơ sở dữ liệu về thương vụ giữa ngân hàng HSBC và
TechcomBank, http://www.manetwork.vn/CSDL/, truy cập ngày
17/4/2010
11. Manetwork.vn, Cơ sở dữ liệu Morgan Stanley đầu tư vào công ty
chứng khoán, http://www.manetwork.vn/CSDL/, truy cập ngày 17/4/2010
12. Nhật Minh, Kinh tế toàn cầu trong một năm tồi tệ,
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/ , truy cập ngày 1/3/2010
13. Nguyễn Quân, Công ty Chứng khoán tìm đối tác, http://vneconomy.vn/ , truy cập ngày 17/4/2010
98
14. Mạc San, Khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ: từ A đến Z, www.vneconomy.vn, truy cập ngày 1/3/2010
15. Kim Thành, Thấy gì từ cuộc khủng hoảng tín dụng dưới tiêu chuẩn ở Mỹ, www.sbv.gov.vn, truy cập ngày 1/3/2010
16. Vũ Quang Việt, Khủng hoảng kinh tế Mỹ và ảnh hưởng ở Việt Nam, www.diendan.org/the-gioi/ , truy cập ngày 1/3/2010
17. Cổng thông tin bảo hiểm Việt Nam, Tập đoàn Swiss Re mua 25% cổ
phần của VinaRe, http://www.webbaohiem.net/ , truy cập ngày
17/4/2010
II. Tài liệu nƣớc ngoài
1. Michael E. S. Frankel, Mergers and Acquisitions Basics, The Key Steps of Acquisitions, Divestutures, and Investments, John Wiley & Sons, Inc., 2005.
2. Andrew J. Sherman, Milledge A. Hart, Mergers & Acquisitions From A to Z, American Management Association, Second Edition, 2006.
3. Ingo Walter, Mergers and Acquisitins in Banking and Finance, What
Works, What Fails, and Why, Oxford University Press, 2004.
4. Business Insights, Mergers and Acquisitions in European Financial
Services, 1997-2003.
5. HSBC, Global Research, Vietnam Monitor (Issue 25). 6. HSBC, Global Research, Vietnam Monitor (Issue 27). 7. IMF, Global Financial Report, 3/2008
8. IMF, Global Financial Report, 10/2008 9. IMF, Global Financial Report, 3/2009 10. IMF, Global Financial Report, 10/2009
11. Mergermarket, Monthly M&A Insider, A mergermarket report on global M&A activity, 5/2009
99
12. Moody’s Global Banking, Banking System Outlook, 8/2009
13. PricewaterhouseCooper, Asia Pacific M&A Bulletin Mid-year 2008
14. PricewaterhouseCooper, Asia Pacific M&A Bulletin End-year 2008
15. PricewaterhouseCooper, Asia Pacific M&A Bulletin Mid-year 2009
16. PricewaterhouseCooper, Asia Pacific M&A Bulletin End-year 2009
17. PricewaterhouseCooper, Back to the “domestic” future, 3/2009
18. PricewaterhouseCooper, European Financial Services M&A Insights, 10/2009
19. PricewaterhouseCooper, European Financial Services M&A Insight, 2/2010
20. Ngân hàng Erste Bank Group, Thông cáo báo chí ngày 16/9/2008
21. Intercontinental Exchange, Thông cáo báo chí, 3/6/2008
22. CNP Assurance, Thông cáo báo chí 12/11/2009
23. Lloyds Banking Group, Thông cáo báo chí 12/8/2009
24. The Bank of New York Mellon, Thông cáo báo chí, 12/8/2009
25. Iceland Prime Minister’s Office, The government of Iceland provides
Glitnir with new equity, http://eng.forsaetisraduneyti.is/news-and-
articles/, truy cập ngày 11/3/1020
26. Deutsche Bank, Deutsche Bank completes acquisition of parts of ABN AMRO, http://www.db.com/presse/en/content/ , truy cập ngày 15/3/2010
27. Sree Vidya Bhaktavatsalam, BlackRock to buy Barclays Fund Unit for
$13.5 billion, http://www.bloomberg.com/ , truy cập ngày 3/4/2010
28. CNNMoney, Fortune500 2006 list, thông tin về tập đoàn Citigroup, http://money.cnn.com/magazines/fortune/fortune500/snapshots/309.ht ml, truy cập ngày 20/3/2010
100
29. David Gow, Dutch government injects €3bn into insurer Aegon, http://www.guardian.co.uk/business/, truy cập ngày 25/3/2010
30. HSBC, HSBC sells its 49 per cent stake in HSBC Merchant Services to
Global Payments for US$307.7 million,
http://www.hsbc.com/1/2/newsroom/ , truy cập ngày 15/3/2010
31. David Jolly, Commerzbank paying Allianz €9.8 billion for Dresdner Bank, http://www.nytimes.com/2008/08/31/business/worldbusiness, truy cập ngày 15/3/2010
32. Simon Kennedy, Citi to sell German unit to Credit Mutuel for $7.7
billion, http://www.marketwatch.com/, truy cập ngày 12/3/2010
33. Simon Kennedy, KBC shares slump 20% after third rescue package, http://www.marketwatch.com/, truy cập ngày 20/3/2010
34. Aaron Kirchfeld and Jacqueline Simmons, Citi sells Unit to Credit
Mutuel for EU 4.9 billion, http://www.bloomberg.com/, truy cập ngày
12/3/2010
35. Richard Miller, Vienna Insurance Group completed Erste takeover, http://www.businessinsurance.com/article/, truy cập ngày 25/3/2010 36. Nicolas Parasie, Groupama in Exclusive talks to buy Romania’s
Asiban, http://www.romanianewswatch.com/, truy cập ngày 25/3/2010
37. Oliver Smiddy, AnaCap continues sole pursuit of Euroupean
financials, http://www.efinancialnews.com/, truy cập ngày 12/4/2010
38. Julia Werdigier, BlackRock’s big deal with Barclays, http://dealbook.nytimes.com/, truy cập ngày 15/3/2010
39. Corporate Action TryVesta acquires Moderna ForsakringarS,
101
40. Credit Update on Melorbanca SpA,
http://www.alacrastore.com/research, truy cập ngày 20/3/2010
41. Euroclear completes Nordic Central Securities Depository acquisition,
http://www.finextra.com/news/, truy cập ngày 12/4/2010
42. Groupama to buy OTP Garanica – 2nd update with CEO statements,
http://www.allbusiness.com/company-activities-management/ , truy cập ngày 25/3/2010
43. Lloyds HBOS merger gets go-ahead,