Nguyên nhân và diễn biến cuộc khủng hoảng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu xu thế thôn tính và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực tài chính ở châu âu trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay bài học đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính (Trang 34 - 38)

1. Khủng hoảng tài chính và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp tà

1.1.Nguyên nhân và diễn biến cuộc khủng hoảng

a. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng

Cuộc khủng hoảng hiện nay bắt nguồn từ sự suy sụp của thị trường bất động sản và cho vay nợ dưới chuẩn ở Mỹ. Do vậy, phần sau đây tập trung phân tích những nguyên nhân đã dẫn đến tình trạng trên.

Nguyên nhân sâu xa nằm ở sự bất cân đối về nguồn vốn tín dụng toàn cầu trong những năm gần đây. Các nước có tỷ lệ tiết kiệm cao như Trung Quốc trở thành nguồn cung cấp tín dụng dồi dào cho nước Mỹ. Trong khi đó, ở Mỹ, thâm hụt thương mại đạt 811 tỷ năm 2006, tương đương 6% GDP nước này. Chính sách của Mỹ cũng khuyến khích người dân vay tiền để chi tiêu và tiết kiệm ít. Năm 2006, tiền tiết kiệm của người dân Mỹ chỉ có 34 tỷ đô la, gần như chiếm 0% GDP1. Chính sự khác biệt về nguồn vốn này đã dẫn đến nguồn tiền đổ ồ ạt từ các quốc gia châu Á và xuất khẩu dầu mỏ vào Mỹ. Những dòng tiền này khiến cho bất chấp những yếu kém trong nội tại nền kinh tế, lãi suất ở Mỹ vẫn được duy trì ở mức thấp và tạo ra sự bùng nổ trong lĩnh vực cho vay tín dụng. Sau cuộc khủng hoảng Dot com (cuộc khủng hoảng dẫn đến sự giải thể của nhiều công ty công nghệ thông tin và Internet tại Mỹ diễn ra vào năm 2000) và cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, để

1Vũ Quang Việt, Khủng hoảng kinh tế Mỹ và ảnh hưởng ở Việt Nam, www.diendan.org/the-gioi/, truy cập ngày 1/3/2010

31

tránh nền kinh tế bị rơi vào suy thoái, cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định hạ lãi suất xuống. Vào giữa những năm 2000 thì lãi suất cơ bản của Fed là trên 6% nhưng đến giữa năm 2003, chỉ còn 1%2

. Đến thời điểm năm 2003- 2004, nền kinh tế Mỹ có một số đặc điểm sau đây: Tỉ lệ tiết kiệm trong người dân thấp, tuy vậy lượng vốn đổ vào nền kinh tế vẫn khá lớn, chủ yếu từ nước ngoài. Lãi suất ngân hàng thấp khiến cho việc vay mượn trở nên rẻ và dễ dàng.

Bên cạnh đó, chính phủ Mỹ trong thời điểm đó có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để dân nghèo và người dân da màu có thể vay tiền để mua nhà dễ dàng hơn. Việc này được thực hiện đầu tiên bởi hai công ty được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến khủng hoảng là sự không tuân thủ kỷ luật thị trường của các tổ chức tài chính và buông lỏng quản lý giám sát hệ thống tài chính của các chính phủ. Các tổ chức tài chính đã bất chấp rủi ro và kỷ luật thị trường khi cung cấp các khoản vay thế chấp cho một bộ phận lớn người vay dưới chuẩn. Trong khi đó, các tổ chức giám sát các hoạt động đầy rủi ro như chứng khoán phái sinh lại không được quan tâm đúng mức bởi nhà nước.

b. Cách thức cuộc khủng hoảng diễn ra và diễn biến

Cuộc khủng hoảng tài chính được thực hiện thông qua một công cụ tài chính khá tinh vi được gọi là nghiệp vụ chứng khoán hóa. Về bản chất, đây là quá trình huy động vốn bằng cách sử dụng các tài sản sẵn có trên bảng cân đối kế toán làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành các loại chứng khoán. Sản phẩm thường được nhắc đến của chứng khoán hóa và đã được sử dụng phổ biến bởi các tổ chức tài chính trước khủng hoảng là MBS (chứng từ được đảm

32

bảo bằng các khoản vay thế chấp – mortgage-backed securities). Các ngân hàng thương mại sau khi cho người dân vay tiền sẽ bán các khoản vay đó cho các ngân hàng đầu tư, các tổ chức tài chính như Fannie Mae và Freddie Mac hay Lehman Brothers và kiếm một khoản lợi nhuận nhất định. Các tổ chức này tập trung các khoản nợ và phân loại chúng thành từng loại khác nhau theo mức độ rủi ro, tạo thành các MBS và bán lại các MBS này cho các nhà đầu tư và tiếp tục kiếm một khoản lợi nhuận nhất định. Sau khi mua các MBS thì các nhà đầu tư sẽ nhận lại khoản tiền vừa lãi vừa gốc được chuyển đến hàng tháng từ người vay tiền thông qua một công ty dịch vụ trung gian. Như vậy, những khoản lợi nhuận mà các ngân hàng, tổ chức tài chính, và nhà đầu tư nhận được đã đẩy chi phí khoản vay lên cao. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường nhà đất liên tục tăng giá và lãi suất cơ bản vẫn được giữ ở mức thấp, người mua nhà vẫn có khả năng chi trả cho khoản vay của mình. Trong trường hợp người mua nhà không trả được nợ và bị tịch thu, các tổ chức tài chính vẫn có thể kiếm lợi nhờ việc bán ngôi nhà đi do giá nhà liên tục tăng. Các MBS có độ rủi ro càng cao thì sẽ có lãi suất càng cao. Cũng do có sự khác nhau về độ rủi ro của các loại MBS mà các công ty bảo hiểm cũng tham gia thẩm định rủi ro và bán bảo hiểm cho các tổ chức tài chính và nhà đầu tư.

Do lợi nhuận thu được quá cao từ thị trường nhà đất và việc buôn bán các MBS, việc cho vay được mở rộng liên tục và mở rộng đến cả những đối tượng không đủ khả năng chi trả (sub-prime borrower). Theo ước tính, thì giá trị các khoản vay dành cho đối tượng dưới chuẩn tăng từ 160 tỉ đô la năm 2001 lên 540 tỉ năm 2004 và trên 1300 tỉ năm 2007.3

Để chống lại lạm phát, lãi suất bắt đầu được điều chỉnh tăng lại từ giữa năm 2004, đến năm 2006 lãi suất đã tăng lên trên 5%. Lãi suất tăng tạo nên

3Vũ Quang Việt, Khủng hoảng kinh tế Mỹ và ảnh hưởng ở Việt Nam, www.diendan.org/the-gioi/, truy cập ngày 1/3/2010

33

gánh nặng trả nợ với những người thu nhập thấp. Không trả được nợ, hàng loạt người mua nhà bị xiết nợ và phát mại tài sản. Tính đến cuối năm 2007, trên toàn nước Mỹ, số căn nhà bị tịch biên và phát mại lên đến hàng triệu căn. Điều này đẩy giá nhà xuống thấp. Đồng thời, khi không còn tiền trả của người vay tiền mua nhà, các MBS mà hàng loạt tổ chức tài chính và nhà đầu tư đang nắm giữ trở nên vô giá trị.

Tính đến tháng 2/2008, hàng loạt ngân hàng đầu tư nắm giữ các gói trái phiếu rủi ro mà chưa kịp chuyển giao cho thị trường đã phải ghi nhận các khoản tổn thất lên đến hàng trăm tỷ USD. Tháng 9/2008, chính phủ Mỹ mua lại hai tập đoàn Fennie Mae và Freddie Mac, đặt hai tập đoàn này dưới sự tiếp quản, kiểm soát của bộ Tài chính Mỹ. Ngày 15/9/2008, ngân hàng đầu tư Lehman Brothers, tuyên bố phá sản vì nợ ngân hàng 613 tỉ USD và nợ trái phiếu 155 tỉ USD, do thua lỗ trong các giao dịch liên quan đến bất động sản4. Trong tháng 9/2008, tập đoàn American International Group (AIG), một thời là nhà bảo hiểm lớn nhất thế giới, bị chính phủ Mỹ tiếp quản. Từ lĩnh vực địa ốc, cuộc khủng hoảng lan ra các lĩnh vực khác, đặc biệt là ngành xây dựng. Từ tháng 8/2007 đến tháng 2/2008, số nhà bán được giảm một nửa, ngành xây dựng phải cắt giảm 1 - 2 triệu việc làm5.

Những tài sản tài chính đã không chỉ được lưu hành trong nội bộ nước Mỹ mà đã được phát tán ra toàn cầu, đặc biệt là châu Âu và mô hình cho vay tín dụng của nước Mỹ cũng được áp dụng tại nhiều nước khác ở châu Âu cũng bắt đầu rơi vào khủng hoảng. Do vậy, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng nhanh chóng vượt khỏi biên giới nước Mỹ. Các ngân hàng đầu tư tại châu Âu cũng nhanh chóng ghi nhận lỗ. Theo tính toán của quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), các ngân hàng và tổ chức tài chính châu Âu và Mỹ đã mất khoảng

4

Kim Thành, Thấy gì từ cuộc khủng hoảng tín dụng dưới tiêu chuẩn ở Mỹ, www.sbv.gov.vn, truy cập ngày 1/3/2010

5

34

1 nghìn tỷ đôla vào các tài sản tài chính độc hại và nợ xấu từ tháng 1/2007 đến 12/2009, và dự đoán sẽ chịu thiệt hại lên đến 2,8 nghìn tỷ đôla đến hết năm 20106

.

Đồ thị 2.1. Chứng khoán toàn cầu trượt dốc tháng 12/2007 – 10/2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Nhật Minh, Kinh tế toàn cầu trong một năm tồi tệ, http://vnexpress.net/GL/Kinh- doanh/Quoc-te/ , truy cập ngày 1/3/2010

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu xu thế thôn tính và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực tài chính ở châu âu trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay bài học đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính (Trang 34 - 38)