1. Khủng hoảng tài chính và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp tà
1.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới các doanh
doanh nghiệp tài chính ngân hàng ở Châu Âu
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Mỹ, tuy nhiên nó cũng có những ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến toàn thế giới, đặc biệt là châu Âu, do các ngân hàng và tổ chức tài chính ở đây đã mua một lượng lớn các khoản vay thế chấp thông qua chứng khoán hóa (MBS) từ các tổ chức tài chính ở Mỹ cũng như áp dụng mô hình tương tự vào thị trường nhà đất ở đây.
1.2.1. Niềm tin trên thị trường suy giảm
Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng rất xấu đến niềm tin của nhà đầu tư và người dân vào thị trường tài chính. Cuối năm 2007, người dân Anh đổ xô đi
6
35
rút tiền từ ngân hàng Norther Rock sau khi có tin rằng ngân hàng này yêu cầu sự trợ giúp từ ngân hàng trung ương Anh. Norther Rock sau đó bị quốc hữu hóa. Niềm tin sụt giảm của các nhà đầu tư có thể được thể hiện ở tâm lý ghét rủi ro ngày càng gia tăng.
1.2.2. Giá trị tài sản các công ty suy giảm
Hai ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường tài chính là giá trị tài sản các công ty giảm và tình trạng eo hẹp trên thị trường vốn. Sự sụt giảm trong giá trị tài sản của các công ty phản ánh mức độ to lớn của các ngân hàng và những khoản lỗ tiềm tàng có liên quan đến số vốn họ có.
Từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu giữa năm 2007 đến tháng 9 năm 2008, hệ thống ngân hàng trên toàn cầu đã mất khoảng 580 tỉ đô la. Phần lớn mất mát này tập trung ở các ngân hàng Bắc Mỹ và châu Âu, chỉ một lượng nhỏ nằm ở các ngân hàng châu Á. Giá trị tài sản của các công ty dịch vụ tài chính niêm yết trên các thị trường chứng khoán châu Âu giảm 60% trong suốt năm 2008. 0 20 40 60 80 100 Q 3 - 2007 Q 4 - 2007 Q 1 - 2008 Q 2 - 2008
Giá trị tài sản giảm Giá trị vốn gia tăng
Đồ thị 2.2. Giá trị tài sản suy giảm và giá trị vốn gia tăng của các ngân hàng châu Âu từ quý III/2007 đến quý II/2008 (tỷ đôla)
36 1.2.3. Tình trạng thiếu vốn trên thị trường
Việc thu hút vốn trở nên rất quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung. Tuy vậy, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế việc này đã ngày càng trở nên khó khăn do tình trạng khan hiếm vốn trên thị trường. Các ngân hàng trên toàn cầu thu hút khoảng 430 tỷ đô la trong nửa cuối năm 2007 đến tháng 9 năm 20087. Tuy vậy, sau khoảng thời gian này, do kinh tế bắt đầu suy giảm, niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sụt giảm, việc thu hút vốn trở nên cực kỳ khó khăn. Bên cạnh đó, việc vay vốn giữa các ngân hàng cũng trở nên khó khăn hơn. Vào khoảng thời gian nửa đầu năm 2008, thị trường liên ngân hàng gần như đóng băng.
1.2.4. Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường
Tình trạng khó khăn trên thị trường tài chính đã buộc các chính phủ phải có những biện pháp can thiệp bằng việc bơm vốn vào thị trường tài chính và quốc hữu hóa một số tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng.
Tháng 11/2008, chính phủ Anh tuyên bố gói kích thích kinh tế trị giá 15 tỷ pound (22 tỷ đô la Mỹ) để kích thích nền kinh tế. Tháng 2 năm 2008, chính phủ Phpa tuyên bố gói kích thích kinh tế trị giá 26 tỷ Euro (33,1 tỷ đô la Mỹ), trong đó có 15 tỷ Euro để giúp các doanh nghiệp cải thiện khả năng tiếp cận vốn.
7
37
1.3. Dự báo những ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tới xu
hƣớng thôn tính và sáp nhập trên thị trƣờng tài chính ngân hàng châu Âu
Cuộc khủng hoảng tài chính rõ ràng sẽ có ảnh hưởng lớn đến xu hướng thôn tính và sáp nhập trên thị trường tài chính ngân hàng. Hoạt động thôn tính và sáp nhập chắc chắn sẽ suy giảm mạnh cả về số lượng và giá trị trong thời kỳ hai năm 2008-2009. Trong thời kỳ này, nhiều tổ chức sẽ có xu hướng mong muốn trở thành bên bán hơn là trở thành bên mua do gặp khó khăn về vốn, và giá trị tài sản suy giảm. Đối với bên mua, quyết định thôn tính và sáp nhập sẽ được cân nhắc kỹ hơn trong hoàn cảnh việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn.
Nhìn chung, khác với thời kỳ trước, khi mà mục đích của việc thôn tính và sáp nhập hướng đến tăng trưởng chiến lược, mục tiêu của các thương vụ sáp nhập trong thời kỳ này sẽ hướng đến củng cố hoạt động kinh doanh, hướng đến việc kinh doanh bền vững và an toàn hơn.
Trong thời kỳ này, xu hướng chính của các ngân hàng sẽ là bán đi các tài sản không chủ yếu, các hoạt động kinh doanh ở khu vực xa trung tâm. Trong khi đó, các tổ chức bảo hiểm, quản trị tài sản và cung cấp dịch vụ chứng khoán, do không bị ảnh hưởng mạnh như các ngân hàng, có thể tận dụng cơ hội này để củng cố và mở rộng sức mạnh thị trường của mình.
Bên mua trong các thương vụ này, đặc biệt là các công ty vốn cổ phần tư nhân, vốn chủ yếu có nguồn vốn từ các nhà đầu tư, sẽ thực hiện hoạt động đầu tư với đòn bẩy tài chính ít hơn. Tuy vậy, việc tài sản của bên bán thường có được bán với giá thấp hơn trong thời kỳ khủng hoảng sẽ bù lại việc suy giảm trong đòn bẩy tài chính.
38
Xu hướng sáp nhập giữa các doanh nghiệp tổ chức hoạt động trong cùng ngành (sáp nhập ngang hoặc dọc) sẽ có thể tỏ ra vượt trội hơn sáp nhập hỗn hợp bởi trong thời kỳ khó khăn các doanh nghiệp sẽ tập trung để củng cố hoạt động chính của mình hơn là đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.
Nói chung trong thời kỳ khủng hoảng, các thương vụ thôn tính và sáp nhập sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tâm lý ngại rủi ro, hướng đến các hoạt động mang tính an toàn cao hơn, và tâm lý tận dụng cơ hội.
2. Xu hƣớng thôn tính và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Châu Âu trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay