Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu xu thế thôn tính và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực tài chính ở châu âu trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay bài học đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính (Trang 42 - 105)

1. Khủng hoảng tài chính và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp tà

2.1.Nhận xét chung

Hai năm 2008 và 2009 chứng kiến sự sụt giảm về tổng giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập trên thị trường tài chính châu Âu.

33 45 78 137 208 178 80 0 50 100 150 200 250 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Đồ thị 2.3. Tổng giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập thị trường tài chính châu Âu qua các năm 2003-2009 (tỷ Euro)

Nguồn: PricewaterhouseCooper, Báo cáo European Financial Services M&A Insight,

39

Như chúng ta thấy, trong suốt khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2007, giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập tăng đều trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở châu Âu, và đạt mức cao nhất vào năm 2007, với tổng giá trị các thương vụ lên đến 208 tỷ Euro. Tuy vậy, bắt đầu sang đến năm 2008, tổng giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập giảm mạnh. Nếu tính cả các thương vụ có sự tham gia của chính phủ, giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập giảm bắt đầu từ năm 2008, đạt 178 tỷ Euro và giảm mạnh sang đến năm 2009, chỉ còn 80 tỷ Euro8

.

Chính phủ đóng vai trò rất lớn trong các thương vụ thôn tính và sấp nhập. Trong 20 thương vụ hàng đầu ở khu vực trong hai năm 2008 và 2009, trên 70% số thương vụ có sự tham gia của chính phủ bằng việc bơm vốn vào cho các công ty, đổi lại chính phủ sẽ sở hữu hoặc kiểm soát một phần công ty. Bảng 2.1. 20 thương vụ thôn tính và sáp nhập có giá trị lớn nhất thị trường tài chính châu Âu 2008-2009 (triệu Euro)

Thời

gian Bên bán Bên mua Ngành

Giá trị thương vụ 10/2008 Royal Bank of Scotland Bộ tài chính Anh Ngân hàng 25.497 10/2008 Fortis Bank Nederland Chính phủ Hà Lan Ngân hàng 16.800 10/2008 HBOS Bộ tài chính Anh Ngân hàng 10.854 10/2008 ING Groep NV Chính phủ Hà Lan Dịch vụ tài chính 10.000 1/2009 Commerzbank AG Chính phủ Đức Ngân hàng 9.970 8/2008 Dresdner Bank AG Commerzbank AG Ngân hàng 9.800

6/2009 Barclays Global Investors BlackRock Inc Quản trị tài sản 9.678

10/2008 Fortis SA/AV; Fortis BNP Paribas SA Ngân hàng, bảo 9.000

8

40

Banque Luxembourge SA hiểm

9/2008 HBOS Lloyds TSB Group Ngân hàng 7.659 11/2008 Bayerishche Landesbank Chính phủ Đức Ngân hàng 7.000 9/2008 Dexia Group Chính phủ Bỉ và Pháp Dịch vụ tài chính 6.000 1/2009 Royal Bank of Scotland

Group Plc

Bộ Tài chính Anh Ngân hàng 5.884

10/2008 Lloyds TSB Group Bộ Tài chính Anh Ngân hàng 5.746

7/2008 Citibank Privatkunden AG Credit Mutuel SA Ngân hàng 5.200

8/2008 Roskilde Bank A/S Ngân hàng Trung Ương Đan Mạch

Ngân hàng 5.000

9/2008 Fortis Bank SA/NV Chính phủ Bỉ Ngân hàng 4.700

3/2009 Lloyds Banking Group Bộ Tài chính Anh Ngân hàng 4.455 1/2009 Anglo Irish Bank

Corporation Limited

Bộ Tài chính Irish Ngân hàng 3.827

10/2008 KBC Groep NV Chính phủ Bỉ Ngân hàng 3.500 4/2009 Hype Real Estate Holding

AG

Chính phủ Đức Ngân hàng 3.302 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: PricewaterhouseCooper, European Financial Services M&A Insight, 2/2010 và

Back to the “domestic” future, 3/2009.

Xuyên suốt trong hai năm 2008 và 2009, cũng như các năm trước đó ở thị trường tài chính châu Âu, các vụ mua lại và sáp nhập giữa các ngân hàng vẫn chiếm vị trí chủ yếu.

41 152 11 5 10 Giá trị các thƣơng vụ 2008 (tỷ Euro) Ngân hàng Bảo hiểm Quản trị tài sản Chứng khoán Giá trị các thƣơng vụ 2009 (tỷ Euro) 49 12 15 4 Ngân hàng Bảo hiểm Quản trị tài sản Chứng khoán

Đồ thị 2.4. Giá trị các thương vụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng châu Âu năm 2008 và 2009, chia theo khu vực (tỷ Euro)

Nguồn: PricewaterhouseCooper, European Financial Services M&A Insight, 2/2010.

Chúng ta có thể thấy, năm 2008, tổng giá trị các thương vụ trong ngành ngân hàng chiếm trên 85% tổng giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập thị trường tài chính ngân hàng châu Âu (152 tỷ Euro giá trị các thương vụ trong ngành ngân hàng so với 178 tỷ giá trị các thương vụ của toàn bộ thị trường tài chính ngân hàng). Năm 2009, tổng giá trị các thương vụ trong ngành ngân hàng chiếm trên 61% giá trị các thương vụ trong năm 2009 (49 tỷ Euro các giao dịch trong ngành ngân hàng so với 80 tỷ Euro toàn bộ thị trường tài chính ngân hàng).

Hai năm 2008 và 2009 được chú ý bởi xu hướng không thể chối cãi là các ngân hàng sẽ cố gắng bán các phần kinh doanh không chủ yếu hoặc các tài sản hoặc chi nhánh ở những vùng xa. Trong khi đó, trong lĩnh vực bảo hiểm, và quản trị tài sản, lĩnh vực ít bị ảnh hưởng hơn, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội lớn hơn để củng cố công việc làm ăn của mình.

42

Các doanh nghiệp vốn cổ phần tư nhân vốn luôn dồi dào về vốn có thể cần phải đầu tư với ít đòn bẩy tài chính hơn trong quá khứ. Tuy vậy, giá các tài sản thấp có thể sẽ bù lại việc đòn bẩy tài chính suy giảm.

Nhìn chung, hai năm 2008 và 2009, xu hướng thôn tính và sáp nhập ở thị trường tài chính châu Âu tập trung vào việc tái cơ cấu lại hơn là tăng trưởng chiến lược.

2.2. Xu hƣớng thôn tính và sáp nhập của các ngân hàng

2.2.1. Số lượng và tổng giá trị các thương vụ giảm.

Cũng như xu hướng chung của cả khu vực tài chính, số lượng và tổng giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập trong hai năm 2008 và 2009 giảm so với năm 2007. Nếu trong năm 2007, tổng giá trị các thương vụ trong ngành ngân hàng là 140 tỷ Euro, năm 2008, giá trị này tăng lên 152 tỷ Euro, đến năm 2009 chỉ còn 49 tỷ Euro. Thực chất, để đạt được những giá trị như trên trong hai năm 2008, và 2009 đều có một lượng vốn lớn từ chính phủ các nước. Giá trị vốn từ các chính phủ chiếm 65% các thương vụ trong năm 2008 và chiếm 77,56% giá trị các thương vụ năm 2009. Do vậy, nếu trừ đi phần tham gia của chính phủ, giá trị các thương vụ trong năm 2008, chỉ còn là 53,2 tỷ Euro, một sự sụt giảm mạnh so với năm 2007. Năm 2009 tổng giá trị trên tiếp sụt giảm mạnh hơn, chỉ còn 11 tỷ Euro.

43 16 22 47 99 140 53.2 11 98.8 38 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 G iá trị c ác thương vụ c ó sự c an thiệp của c hính phủ

G iá trị c ác thương vụ không c ó

sự c an thiệp của c hính phủ

Đồ thị 2.5. Tổng giá trị các thương vụ trong ngành ngân hàng thị trường châu Âu qua các năm 2003 – 2009 (tỷ Euro)

Nguồn: PricewaterhouseCooper, Back to the “domestic” future, 3/2009, và European

Financial Services M&A Insight, 2/2010.

2.2.2. Sự can thiệp của các chính phủ

Như đã trình bày ở phần trên, cuộc khủng hoảng tài chính làm rất nhiều doanh nghiệp tài chính ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn. Do vậy, rất nhiều thương vụ thôn tính và sáp nhập trong thời điểm này được thực hiện với sự can thiệp của chính phủ, hoặc là gián tiếp hoặc trực tiếp với vai trò là bên mua. Sự can thiệp bằng cách bơm vốn của chính phủ chiếm một phần chủ yếu trong các thương vụ mua lại và sáp nhập trong hai năm 2008, cụ thể là 65% giá trị các thương vụ năm 2008 và trên 77% giá trị các thương vụ năm 20099. Đây là một đặc điểm hết sức đặc biệt của thị trường tài chính châu Âu tại thời điểm cuộc khủng hoảng này, chính phủ các nước, hoặc Bộ Tài Chính, hoặc

9

PricewaterhouseCooper, Back to the “domestic” future, 3/2009, European Financial Services M&A Insight, 2/2010

44

ngân hàng Trung Ương, đứng ra đóng vai trò người mua. Chính phủ các nước sẽ bơm vốn vào các ngân hàng gặp khó khăn, đổi lại, chính phủ hoặc bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Trung ương sẽ nắm quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ công ty, hoặc chính phủ sẽ nắm giữ cổ phần không biểu quyết, cổ phần ưu tiên, trái phiếu chuyển đổi của công ty.

Một số thương vụ nổi bật là tháng tháng 8/2008, ngân hàng Trung Ương Đan Mạch quốc hữu hóa toàn bộ ngân hàng Roskilde với 5 tỷ Euro. Tháng 10/2008, ngân hàng Sobinbank, một trong 50 ngân hàng lớn nhất nước Nga bị mua lại bởi ngân hàng Gazernergoprombank. Trong thương vụ này, Gazernergoprombank nhận được sự trợ giúp với khoản tiền trị giá 373 triệu Euro từ ngân hàng trung ương Nga10. Tháng 10/2008, chính phủ Iceland quốc hữu hóa ba ngân hàng Glitnir, Kaupthing và Landsbanki thông qua việc mua lại 75% cổ phần từ các ngân hàng này11.

Như vậy, trong phần này, chúng ta đã bàn đến những thương vụ thôn tính và sáp nhập trong đó chính phủ đóng vai trò như bên mua hoặc người bảo trợ cho thương vụ. Trong những phần tiếp theo, chúng ta sẽ bàn đến những thương vụ không có sự can thiệp tài chính của chính phủ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10PricewaterCooperHouse, Back to the “domestic” future, 3/2009

11Iceland Prime Minister’s Office, The government of Iceland provides Glitnir with new equity, http://eng.forsaetisraduneyti.is/news-and-articles/, truy cập ngày 11/3/1020

45

2.2.3. Những xu hướng thúc đẩy quyết định của bên bán

Bảng 2.2. 15 thương vụ thôn tính và sáp nhập nổi bật trong ngành ngân hàng thị trường châu Âu năm 2008-2009 (không có sự tham gia của chính phủ)

Thời gian

Bên bán Bên mua Tài sản bị bán Đặc điểm

7/2008 Citigroup Credit Mutuel Chi nhánh ngân

hàng Citibank tại Đức

Bên bán gặp khó khăn, bán tài sản không chủ yếu. Bên mua mở rộng thị trường. 7/2008 HSBC Banque Federale de Banques Populaires Ngân hàng địa phương ở Pháp của HSBC

Bên bán bán tài sản không chủ yếu. Bên mua mở rộng thị trường.

7/2008 HSBC Global

Payments

51% cổ phần công việc kinh doanh thẻ Merchant Service

Bên bán gặp khó khăn, bán tài sản không chủ yếu. Bên mua xâm nhập thị trường.

8/2008 Deutsche

Industrieba nk

Lone Star 91% cổ phần của

IKB Deutsche Industriebank

Bên bán gặp khó khăn, bán tài sản không chủ yếu. Bên mua thâm nhập thị trường. 9/2008 Dresdner Bank Commerzbank 60,2% cổ phần Dresdner Bank Củng cố, tăng sức mạnh thị trường cho bên mua

9/2008 Renaissanc

e Capital Inc

Onexim Group 50% cổ phần ngân

hàng đầu tư của Renaissance Capital Inc

Củng cố, tăng sức mạnh thị trường cho bên mua

10/2008 Ngân hàng Anh Alliance & Leicester Banco Santander Ngân hàng Anh Alliance & Leicester Bên bán gặp khó khăn, bán tài sản không chủ yếu. Bên mua mở rộng thị trường. 12/2008 Deutsche Postbank AG Deutsche Bank AG Deutsche Postbank AG Củng cố, tăng sức mạnh thị trường cho bên mua

2/2009 Meliorbanc

a SPA

Banca Popolare dell’ Emilia

Meliorbanca SPA Củng cố, tăng sức mạnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

46

Romagna

2/2009 Barclays Citigroup Hoạt động thẻ ngân

hàng Citigroup tại Bồ Đào Nha

Bên bán gặp khó khăn bán tài sản không chủ yếu. Bên mua mở rộng thị trường. 4/2009 Ngân hàng Deutsche Ngân hàng ABN Amro Ngân hàng Hà Lan ABN Amro Bên bán gặp khó khăn. Bên mua mở rộng thị trường. 6/2009 HSBC Global Payments 49% cổ phần còn lại của Merchant Service

Bên bán gặp khó khăn, bán tài sản không chủ yếu. Bên mua mở rộng thị trường.

6/2009 Barclays

PLC

BlackRock Chi nhánh quản trị

tài sản Barclays Global Investors (BGI)

Bên bán gặp khó khăn, bán tài sản không chủ yếu. Bên mua mở rộng thị trường. 7/2009 AIG Bank tại Ba Lan Banco Santander Sáp nhập hoạt động tài chính khách hàng tiêu dùng Santander mở rộng thị trường 9/2009 Ngân hàng Bradford & Bingley Banco Santander

Chi nhánh của ngân hàng Bradford & Bingley

Bên bán gặp khó khăn. Bên mua mở rộng thị trường.

Nguồn: PricewaterhouseCooper, European Financial Services M&A Insight, 2/2010 và

Back to the “domestic” future, 3/2009.

a. Bên bán gặp khó khăn về tài chính

Cuộc khủng hoảng tài chính đã đẩy rất nhiều ngân hàng vào tính thế khó khăn. Sự suy giảm trong dư nợ, giảm giá trị tài sản và lợi nhuận dịch vụ tài chính là một trong những nguyên nhân đằng sau việc các ngân hàng quyết định bán một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình. Ở phần trước, chúng ta thấy các thương vụ chính phủ mua lại hoặc nắm giữ cổ phần trong các ngân hàng đều do các ngân hàng gặp khó khăn về tài chính, đứng trước nguy cơ sụp đổ, ảnh hưởng đến hệ thống tài chính. Tuy vậy, trong phần này, chúng ta sẽ kể đến xu hướng trên cũng tồn tại phổ biến trong nhiều thương vụ thôn tính và sáp nhập khu vực ngân hàng tư nhân trong thời điểm

47

khủng hoảng. Theo như bảng 2.2. chúng ta thấy ở trên, hầu hết trong 15 thương vụ nổi bật trong ngành ngân hàng ở châu Âu trong hai năm 2008 và 2009 đều có sự tham gia của bên bán đang gặp khó khăn.

Một thương vụ nổi bật năm 2008 là vào tháng 7/2008, tập đoàn Citigroup bán chi nhánh ngân hàng Citibank Privatkunden AG tại Đức cho tập đoàn Pháp Credit Mutuel. Thương vụ này xảy ra khi công ty mẹ Citigroup đang phải chịu lỗ từ khoản đầu tư vào cho vay thế chấp mua nhà. Trước đó, Citigroup đã phải cắt giảm trên 13.000 việc làm, chịu lỗ trên 14 tỷ đô là từ các hoạt động đầu tư trong quý I/2008 và giá trị tài sản công ty giảm 40 tỷ đôla kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng. Thương vụ mang lại cho Citigroup 5,2 tỷ Euro (8,2 tỷ đôla)12. Thương vụ này nằm trong nỗ lực của Citigroup nhằm cắt giảm một phần năm tổng tài sản của tập đoàn trị giá 500 tỷ đô là Mỹ nhằm bù đắp lại những khoản thua lỗ công ty đang phải gánh chịu13

.

b. Bên bán thoái vốn khỏi các hoạt động kinh doanh không chủ yếu nhằm tái cấu trúc lại tài sản và công việc kinh doanh.

Hầu hết các ngân hàng đều gặp phải thua lỗ và khó khăn trong việc duy trì tính thanh khoản cũng như tăng vốn. Do vậy, để tiếp tục duy trì hoạt động bình thường, nhiều ngân hàng thực hiện việc bán một số chi nhánh của mình để tăng vốn, giảm chi phí điều hành, và thực hiện chiến lược mới tập trung hơn. Có thể nói rằng, bên bán cố gắng thoái vốn khỏi những hoạt động kinh doanh không chủ yếu là xu hướng khá phổ biến trong các thương vụ thôn tính và sáp nhập trong hai năm 2008 và 2009. Chúng ta có thể thấy từ bảng tổng hợp 2.2., 10 trong số 15 những thương vụ nổi bật trong ngành ngân hàng đều

12

Aaron Kirchfeld and Jacqueline Simmons, Citi sells Unit to Credit Mutuel for EU 4.9 billion, http://www.bloomberg.com/, truy cập ngày 12/3/2010

13

Simon Kennedy, Citi to sell German unit to Credit Mutuel for $7.7 billion, http://www.marketwatch.com/, truy cập ngày 12/3/2010

48

liên quan đến việc các ngân hàng bán tài sản không chủ yếu để cơ cấu lại tài sản của mình. Dưới đây là một số thương vụ nổi bật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thương vụ Citigroup quyết định bán lại hoạt động ngân hàng bán lẻ của mình tại Đức Citibank Privatkunden AG & Co cho tổ chức tài chính Pháp Credit Mutuel đã đề cập ở phần trên là một thương vụ khá nổi bật cho xu hướng bên bán thoái vốn khỏi những hoạt động làm ăn không chủ yếu. Việc bán chi nhánh ngân hàng bán lẻ không chỉ giúp Citigroup bù đắp thua lỗ mà còn giúp tập đoàn tập trung vào hoạt động kinh doanh chính yếu của mình trong đó có dịch vụ các dịch vụ ở châu Âu, bao gồm ngân hàng đầu tư, dịch vụ phục vụ doanh nghiệp, trung tâm dữ liệu châu Âu. Ngoài ra, thương vụ này cũng tạo điều kiện cho Citigroup thực hiện chiến lược chung trên toàn cầu của mình là tập trung vào các thị trường mới nổi.

Một thương vụ nổi bật cho xu hướng này trong năm 2009 là việc ngân hàng Barclays PLC bán chi nhánh quản trị tài sản Barclays Global Investors (BGI) của mình cho đối thủ BlackRock vào tháng 6/2009 với trị giá 13,5 tỷ đôla14. Thương vụ này đã giúp Barclays củng cố vị thế về vốn của mình trên thị trường Anh sau khi bắt đầu tụt lại đằng sau các đối thủ chính khác đã nhận

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu xu thế thôn tính và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực tài chính ở châu âu trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay bài học đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính (Trang 42 - 105)