Chương 3 : Những đặc điểm tâm lý chung của khách du lịch
3. Động cơ đi du lịch của khách
3.1. Khái niệm
Động cơ là sự kích thích đã được ý thức, nó chi phối hoạt động để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của cá nhân. Nói cách khác, động cơ là cái thúc đẩy hành động gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu.
Trong động cơ có 2 thành tố cơ bản: Nhu cầu và tình cảm. Đây là hai mặt ln luôn gắn liền với nhau không thể tách rời trong thực tế được.
Động cơ đóng vai trị quan trọng trong khi đánh giá hành vi của cá nhân. Khi xem xét hành vi của ai đó, ta cần phải làm sáng tỏ động cơ của họ.
3.2. Phân loại
Căn cứ vào mục đích của chuyến đi, các chuyên gia du lịch đã phân loại thành các nhóm động cơ đi du lịch:
+ Nhóm giải trí:
- Đi du lịch để nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi tâm sinh lý, tiếp cận với thiên nhiên, thay đổi môi trường sống, nghĩ hè...
- Đi du lịch với mục đích thể thao.
- Đi du lịch với mục đích văn hóa giáo dục.
Nhóm này phát triển mạnh và phổ biến trong dân cư ở những nơi công nghiệp phát triển, ở các thành phố lớn. Đi du lịch để nghỉ ngơi ít bị ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan như : Độ tuổi, học vấn, gia đình, thói quen. Đây là nét khác biệt của nhóm này với nhóm khác.
+ Nhóm nghiệp vụ:
- Đi du lịch kết hợp kinh doanh và giải trí. - Đi du lịch thăm viếng ngoại giao.
- Đi du lịch với mục đích cơng tác. + Các động cơ khác:
- Đi du lịch với mục đích thăm viếng người thân. - Đi du lịch với mục đích nghĩ tuần trăng mật.
- Đi du lịch với mục đích chữa bệnh, điều dưỡng. - Đi du lịch với mục đích khám phá, tìm hiểu. - Đi du lịch là do bắt chước chơi trội...
Trong nhóm này, đi du lịch do bắt chước, chơi trội, coi du lịch là “Mốt” phần lớn yếu tố quyết định thuộc về chủ quan, đặc biệt là cá tính và độ tuổi của cá nhân. Đặc điểm của động cơ này là nó mang tính tùy hứng, thường xuất hiện ở độ tuổi đầu thành niên (15-17 tuổi) có đặc điểm tâm lý là ham hiểu biết, nhu cầu tự khẳng định và nhu cầu thể hiện cao. Đi du lịch là một trong những cách thỏa mãn có sức thuyết phục nhất đối với độ tuổi này.
Động cơ đi du lịch để chữa bệnh bị tác động đồng thời của cả hai yếu tố: Chủ quan và khách quan. Các yếu tố chủ quan là độ tuổi, giới tính, Các yếu tố khách quan như cơ cấu nghề nghiệp làm xuất hiện “Bệnh nghề nghiệp”.
3.3. Ý nghĩa
Các động cơ đi du lịch nhằm giúp các nhà kinh doanh du lịch định hướng chính sách sản phẩm, chính sách giá cả... Tuy nhiên sự phân chia chỉ có tính chất tương đối vì quyết định chuyến đi du lịch của chủ thể là sự thúc đẩy của các động cơ được kết hợp lại
4. Sở thích của khách du lịch 4.1. Khái niệm
Sở thích là một biểu hiện của hứng thú - đó là thái độ của du khách đối với đối tượng nào đó có ý nghĩa đối với du khách và đem lại sự khoái cảm cho du khách do sự hấp dẫn, lơi cuốn của đối tượng đó.
Như vậy, trong sở thích có hai yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau; - Đối tượng gây ra sở thích phải có ý nghĩa với du khách.
- Đối tượng phải có sự hấp dẫn, lơi cuốn, đem lại cảm xúc dương tính cho du khách.
Sở thích được thể hiện qua sự lựa chọn phổ biến của con người trước một đối tượng nào đó. Đối tượng đó có sự thu hút sự tập trung chú ý, điều khiển sự suy nghĩ và sự thúc đẩy của con người hành động.
Sở thích đi du lịch của cá nhân hình thành trên nền tảng của nhu cầu du lịch và nó chịu sự chi phối và ước định của động cơ đi du lịch.
4.2. Phân loại
4.2.1. Nếu động cơ đi du lịch là nghỉ ngơi, giải trí phục hồi tâm sinh lý thì sởthích của khách du lịch thường là: thích của khách du lịch thường là:
- Thích đi theo các chuyến bao trọn, đến những nơi du lịch nổi tiếng.
- Thích những sinh hoạt vui chơi thơng thường: Tắm nắng, lướt ván, vui đùa trên cát.
- Thích thăm viếng bạn bè, người thân quen ở nơi du lịch. - Thích giao tiếp với khách du lịch khác.
- Thích phương tiện giao thơng có tốc độ cao.
- Thích có nhiều dịch vụ ăn nghỉ, giải trí, chụp ảnh mua sắm và chất lượng các dịch vụ đã được quốc tế hóa.
- Thích mọi việc đã được sắp đặt sẵn.
4.2.2. Nếu đi du lịch để ‘khám phá”, tìm hiểu thì sở thích của họ thường là:
- Thích phiêu lưu mạo hiểm.
- Thích tới những nơi xa xơi, hoang dã. - Thích tìm tịi cái mới lạ.
- Thích hịa mình với nền văn hóa địa phương. - Đi lại nhiều và thích mua quà lưu niệm độc đáo. - Chấp nhận những tiện nghi ăn ở tối thiểu.
4.2.3. Nếu đi du lịch với động cơ cơng vụ, hội nghị thì sở thích là:
- Phịng ngủ có chất lượng cao.
- Có đủ tiện nghi phục vụ cho việc hồn thành cơng việc một cách nhanh chóng , thuận lợi: Nơi hội họp, hệ thống thơng tin, phương tiện in ấn ...
- Ăn uống tiêu dùng. - Được đề cao.
4.2.4. Nếu du lịch để chữa bệnh thì sở thích là:
- Được phục vụ ân cần chu đáo. - Được động viên chu đáo.
- Có nhiều dịch vụ phục vụ cho việc chữa bệnh. - Khơng khí nơi du lịch tinh khiết trong lành. - Bầu khơng khí nơi du lịch thỏa mái, chan hịa.
Tuy nhiên sở thích của con người phụ thuộc vào mốt du lịch trong từng kỳ. Hiện nay xu hướng du lịch của khách du lịch phương Tây, Mỹ là đến Đông Nam Á, và vành đai Thái Bình Dương, đến vùng cịn trinh nguyên.