2.2.2.1. Cây Sầu đâu rừng
- Tên khác: Xoan rừng, Sầu đâu cứt chuột, Khổ luyện tử…
-Tên khoa học: Brucea javanica Merr. Họ thanh thất Simaroubaceae
* Mô tả: Cây nhỡ cao 1,6 -2,5m, thân mềm không thành gỗ. Lá mọc so le xẻ
lông chim 4 - 6 đôi lá chét. Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành chùm xim. Quả nang màu đen.
* Bộ phận dùng: Quả
*Phân bố: Mọc hoang ở nhiều nơi, có nhiều ở Hải phịng, Thanh hóa, Nghệ an, Hà tĩnh, Quảng bình
* Thu hái, chế biến: Qủa chín vào tháng 8 – 12 hái về phơi hay sấy khơ. *Thành phần hóa học: Flavonoid, tannin, Saponin, anthraquinon, coumarin. * Cơng dụng, cách dùng: Thuốc vị đắng, tính hàn vào kinh đại tràng. Dùng để chữa lỵ amip với liều dùng 10 - 20 quả đem sắc hoặc nghiền thành bột uống. Hoặc lấy 20 - 30 quả giã nhỏ cho thêm thuốc muối 1% rồi đem thụt giữ trong khoảng 5 – 7 ngày. Ngồi ra cịn dùng chữa bênh sốt rét và dùng mỗi lần 1g và ngày dùng 3 lần trong 4-5 ngày liên tục.
2.2.2.2. Cây tỏi
- Tên khoa học: Allium sativum L. Họ hành Liliaceae
* Mô tả: Cây cỏ, thân hành, lá hình dải, khơng cuống. Hoa cụm màu trắng, quả nang.
* Phân bố: Trồng làm gia vị * Bộ phận dùng: Thân củ
* Thu hái. Chế biến: Mùa thu, đông khi cây đã già, lá vàng, đào về đem phơi khơ trong bóng râm
* Thanh phần hố học: Allicin, tinh dầu, iod
* Cơng dụng, cách dùng: Thuốc có vị cay, tính ơn vào 2 kinh can, vị. Dùng: - Chữa lị amip và lỵ trực trùng. Uống 4 - 6g/ngày chia 3 lần. Giã vắt lấy nước uống , dùng 5 - 7 ngày, và phối hợp thụt dung dịch 5% hoặc chiết cồn tỏi.
- Chữa cao huyết áp, ngày uống 20 - 30 giọt, dùng quá liều HA tăng.
- Chữa nhọt, hạch, tiêu đờm, viêm phế quản, bụng đầy chướng, đại tiện khó, rết cắn (giã nát sát vào nơi cắn)