- Ích mẫu - Hương phụ - Ngải cứu - Bạch đồng nữ - Diếp cá - Mít - Hồng hoa - Cây gai (rễ) - Ngũ sắc - Rau ngót - Đương qui - Mướp - Bạch thược - Bọ mẩy - Thiên lý - Nhội
2. 2. Một số dược liệu thông dụng
2.2.1 Cây ích mẫu
- Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt. Họ hoa môi Lamiaceae
* Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm, cao 0,5 -1m. Thân vng xốp, mặt ngồi có nhiều rãnh dọc. Lá mọc đối, chéo chữ thập, phiến lá thường xẻ sâu 3 thùy và mỗi thùy lại có răng cưa. Hoa cụm xim co, mọc vịng ở kẽ lá, màu hồng hoặc tím hồng. Quả bế 3 cạnh.
* Phân bố: Cây mọc hoang hay được trồng làm thuốc. * Bộ phận dùng: Toàn cây và quả (sung úy tử).
* Thu hái, chế biến: Vào mùa hạ khi cây chớm ra hoa, bỏ rễ, phơi khơ cịn sung úy tử hái vào mùa thu, khi quả già. Cắt toàn cây mang quả phơi khô, đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất.
* Thành phần hóa học: Favonoid , ancaloid, tanin và tinh dầu.
* Cơng dụng, cách dùng: thuốc có vị cay, đắng tính mát vào hai kinh can và tâm
- Ích mẫu thảo: Có tác dụng hành huyết thơng kinh dùng kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, rong kinh, huyết tụ sau khi sinh đẻ. Dùng phối hợp với ngải cứu và hương phụ.
- Sung úy tử: Có tác dụng thông tiểu nên dùng chữa phù thũng, thiên đầu thống.
Ngồi ra cịn có tác dụng chữa các chứng bệnh huyết áp cao, lỵ , đau mắt đỏ. Cách dùng:Ich mẫu thảo dùng 8 – 16g/ngày, dạng thuốc sắc hay cao lỏng. Sung úy tử dùng 5 – 10g/ngày, dạng thuốc sắc.
Lá và thân giã nhỏ đắp chữa sưng vú, lở ngứa
2.2.2. Cây Hương phụ
- Tên khác: Cỏ gấu, củ gấu
- Tên khoa học: Cyperus rotundus L. Họ cói Cyperaceae
* Mơ tả:Cây cỏ, sống lâu năm, cao 20 – 40cm. Thân rễ phát triển thành củ, ngắn, màu nâu đỏ. Lá nhỏ, hẹp thành dải, phần cuống lá phát triển thành bẹ ôm lấy thân cây. Hoa cum dạng tán, mọc từ thân có cuống dài. Quả bế 3 cạnh.
* Phân bố: Cây mọc hoang khắp mọi nơi, nhất là vùng ven biển và ven sông. * Bộ phận dung: Thân rễ
* thu hái, chế biến: Mùa thu đào lấy củ cả cây đem phơi khô, rồi vun thành đống, đốt cháy hết lá và rễ con, lấy riêng củ rửa sạch, phơi hoặc sấy khơ
* Thành phần hóa học: Ancaloid, glycosid, tinh dầu. Thành phần của tinh dầu gồm β-selinen, cyperen, α-cyperon, cyperol, cyperolon, cyperotundon. Ngồi ra cịn đường, tinh bột, pectin, tanin.
* Cơng dụng, cách dùng: Thuốc có vị cay hơi đắng và ngọt vào hai kinh can và tam tiêu (thượng tiêu chứa tâm, phế; trung tiêu chứa tỳ, vị; hạ tiêu chứa thận, bàng quang). Nên có tác dụng giải uất, điều kinh và chỉ thống.
Dùng điều hịa khí huyết, giảm đau, kiện tì vị và chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, viêm cổ tử cung mạn tính và ngực bụng chướng đau, ăn khơng tiêu, đau dạ dày do thần kinh, đau bụng, nôn mửa
Cách dùng: Sắc uống 6-12g/ ngày hoặc dùng phối hợp thuốc khác.
2.2.3. Cây ngải cứu
* Mô tả: Ngải cứu thuộc loại cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 50m, lá mọc so le, không cuống, phiến rộng, xẻ thùy lơng chim, mặt lưng màu tro trắng có nhiều lơng mịn như nhung. Hoa cụm hình đầu mọc tập trung đầu cành, màu vàng lục nhạt. Quả bế nhỏ. Tồn cây có mùi thơm hắc.
* Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi vừa làm rau ăn, vừa làm thuốc.
* Bộ phận dùng: Lá và cành non
* Thu hái, chế biến: Quanh năm khi cây chưa ra hoa và lá đang tươi tốt. Cắt lấy đoạn thân cành dài 40cm, phơi trong râm hay sấy nhẹ cho khô.
* Thành phần hóa học: Tinh dầu, tanin, Flavonoid, cholin.
* Cơng dụng, cách dùng: Thuốc có vị đắng, tính ấm vào hai kinh can, thận. Có tác dụng điều hịa khí huyết, điều kinh, an thai, cầm máu.
- Dùng chữa các chứng bệnh: Kinh nguyệt không đều, bụng lạnh đau, băng huyết, rong kinh, động thai.
- Chữa cảm mạo phong hàn, đau đầu
- Sát khuẩn: Chữa kiết lỵ, ỉa chảy, nôn mửa, trị giun đũa - Kiện tỳ: kích thích tiêu hố, ăn ngon cơm
Cách dùng: Uống 6 – 1 2g/ngày, dạng thuốc sắchoặc phối hợp với thuốc khác. An thai dùng với tía tơ , rễ gai hoặc phối hợp thuốc khác.
Ngoài ra lấy lá đắp lên chỗ bỏng, chóng lên da non (loại ngải tím)
2.2.4. Cây Bạch đồng nữ
- Tên khác: Mị trắng, bấn trắng
- Tên khoa học: Clerodendron gragrans. Họ cỏ roi ngựa Verbenaceae
* Mô tả: Cây nhỏ cao chừng 1,5m. Lá mọc cách có cuống lá dài, phiến lá rộng, mép có răng cưa to và có lơng ngắn. Hoa cụm mọc dạng tán hình mâm sơi màu hồng nhạt hay trắng, có mùi thơm, đài hoa hình phễu. Quả hạch gần hình cầu, có đài tồn tại bao ở ngồi.
* Bộ phận dùng: Rễ và lá
* Phân bố: Mọc hoang ở khắp nơi ở nước ta
* Thu hái, chế biến: Quanh năm, tốt nhất vào lúc cây đang và sắp ra hoa. Hái về phơi hay sấy khô và đào rễ về rửa sạch, phơi hay sấy khô
* Thành phần hố học: Ancaloid, muối calci, tinh dầu. * Cơng dụng và liều dùng:
- Trong nhân dân, lá bạch đồng nữ hay mị trắng nói trên thường chỉ hay dùng ngồi; khơng kể .liều lượng người ta hái lá tươi về vò nát hay giã nát lấy nước hoặc sắc lấy nước dùng tắm ghẻ, mụn nhọt hay rửa chốc đầu .
- Dùng lá bạch đồng nữ sắc uống chữa bệnh khí hư, bạch đới với liều 6 - 12g/ngày sắc uống, có thể dùng với ích mẫu, hương phụ, ngải cứu.
Bài 13
DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG LỢI TIỂU 1. Mục tiêu 1. Mục tiêu
1.1. Trình bày được tên các dược liệu có tác dụng lợi tiểu 1.2. Trình bày được cách dùng một số dược liệu thông dụng.
2. Nội dung