Một số dược liệu thông dụng 1 Cây Nhân sâm

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆU HỌC (Trang 40)

2.2.1. Cây Nhân sâm

- Tên khoa học: Panax ginseng Họ ngũ gia bì Araliaceae - Tên khác: Viên sam, dã nhân sâm

* Mô tả: Cây thảo, sống nhiều năm, cao khoảng 0,6m. Lá mọc vịng có cuống dài khoảng 4- 5 lá kép và trên lá có 4- 5 lá chét hình chân vịt. Hoa cụm dạng tán mọc đầu cành màu xanh nhạt. Quả mọng khi chín có màu đỏ. Rễ mẫm thành củ to.

* Phân bố: Mọc hoang và được trồng ở hàn quốc, triều tiên, trung quốc... * Bộ phận dùng: Rễ củ

* Thu hái, chế biến: Vào cuối tháng 10 dào lấy củ và không được làm đứt rễ của cây đã được 6 năm. Sau đó phân loại để chế hồng sâm củ phải trên 37g và bạch sâm củ nhỏ hơn. Rửa sạch đất bằng bàn chải trong nước, sau đó cho vào nồi hấp 2atm trong một tiếng rưỡi, đem sấy 60 – 700C trong khoảng 7 – 8 giờ. Sau đó bỏ rễ con và sử giống hình người, đem phơi nắng khoảng từ 7 – 15 ngày, đóng gói trong hộp gỗ 600g/15 củ là loại cấp trời và đóng gói trong hộp giấy loại cấp đất 600g/60 củ.

* Thành phần hoá học: Saponin, tinh dầu, một số men và vitamin, 17 axit béo (palnitic, axit stearic, oleic, ), khoảng 20 nguyên tố hóa học Fe, Mn, Co...

* Cơng dụng: Thuốc vị ngọt, hơi đắng tính ấm vào hai kinh là tỳ và phế. Trong đông y coi là vị thuốc đại bổ khí huyết, sinh tân dịch, làm khỏe thần kinh và thông hành được 12 đường kinh lạc. Nên dùng trong các trường hợp sau:

- Chống mệt mỏi, tăng sức lao động trí óc và chân tay, nâng cao hiệu suất cơng việc

- Nhân sâm tươi giúp chống lão hóa, cải thiện chức năng của não ở người lớn tuổi, tăng khả năng tập trung trí tuệ, tăng trí nhớ.

- Nhân sâm giúp cơ thể tăng khả năng thích nghi, phịng vệ đối với những kích thích có hại. Nó vừa làm hồi phục huyết áp ở cơ thể choáng do mất máu, vừa có thể làm ổn định huyết áp ở người huyết áp cao.

- Nhân sâm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

- Nhân sâm cịn có tác dụng kích thích hormon sinh dục nam cũng như nữ. - Theo các thí nghiệm, nhân sâm có thể ngăn ngừa sự phát sinh cholesterol cao, vì vậy mà ngăn ngừa được sự hình thành xơ vữa động mạch.

- Nhân sâm có khả năng làm giảm tác hại của chất phóng xạ. Saponin trong nhân sâm có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư.

* Liều dùng: 6-12g/ngày, ngậm trong miệng, đun cách thuỷ, phối hợp thuốc khác.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆU HỌC (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w