Dược liệu kích thích tiêu hố và chữa tiêu chảy 1 Cây tô mộc

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆU HỌC (Trang 37 - 39)

2.2.3.1. Cây tô mộc

- Tên khác: Cây gỗ vang, cây tô phượng

- Tên khoa học: Caesalpinia sappan L. Họ Đậu Fabaceae

* Mô tả: Cây nhỡ cao khoảng 10m, thân và cành có gai. Lá lơng chim chẵn, có tới 12 – 14 đơi lá chét. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, màu vàng, hình cánh bướm. Quả loại đậu, hình trứng ngược, trong chứa 3 – 4 hạt, màu nâu.

* Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi như: Hịa Bình, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An…

* Bộ phận dung: Gỗ

* Thu hái, chế biến: Vào mùa thu chặt cây, róc đẽo hết lớp vỏ ngồi và phần lớn gỗ giác lấy phần lõi, cưa thành khúc ngắn khoảng 25cm, chẻ nhỏ, phơi khơ,

* Thành phần hóa học: Tanin, chất màu (brazilin màu vàng), Galic acid và một ít tinh dầu.

* Cơng dụng, cách dung: Thuốc vị ngọt mặn, tính bình vào 3 kinh tâm, can, tỳ. Có tác dụng kháng khuẩn, phá ứ huyết. Dùng chữa lỵ, tiêu chảy, điều hòa kinh nguyệt, bị đánh tổn thương. Dùng thuốc sắc 6- 12g/ngày. Ngồi ra cịn dùng cầm máu như; Lỵ ra máu, băng huyết và nhuộm đồ gỗ trước khi đánh verni.

2.2.3.2. Cây Quế

- Tên khoa học: Cinnamomum cassia L. Họ long não Lauraceae - Tên khác: Quế nhục, quế thanh, quế quỳ.

* Mô tả: Cay ggoox cao khoảng 12 – 20m, lá mọc đối có 3 gân chạy từ cuống lên đến đầu lá. Hoa cụm màu trắng mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hạch.

* Thu hái, chế biến: sau 5 năm, bóc vỏ vào tháng 9 -10) đem ủ trong sọt, phủ lá chuối hoặc chặt lấy hòn đá đặt lên, đến khi đá bốc hơi, thì được quế đã chín, rồi ngâm trong nước một giờ, vớt ra phơi chỗ mát, buộc ép cho thẳng đến khơ.

* Thành phần hóa học: Vỏ quế có chứa chủ yếu là tinh dầu (2 – 5%), thành phần chính của tinh dầu là aldehyd cinamic, alcol cinamic, xymen, linanol, coumarin. Ngồi ra, cịn có các thành phần khác như: tanin, chất nhày…

* Công dụng, cách dùng: Thuốc vị cay ngọt tính đại nhiệt, vào 3 kinh là can, thận, tỳ. Có tác dụng như sau:

- Khứ hàn, giảm đau: Trong đau bụng do lạnh, chân tay lạnh co quắp, lưng gối tê mỏi.

- Thông kinh hoạt lạc: Dùng trong đau bụng kinh, dùng phối hợp với hương phụ và ích mẫu.

- Kháng khuẩn dùng chữa trùng roi, lỵ trực khuẩn

Cách dùng :Ngày uống 1 – 4g, dạng thuốc sắc, thuốc thang hoặc cồn thuốc. Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai, dùng lâu ngày

2.2.3.3 .Sơn tra

- Tên khoa học: Malus doumeri L. Họ hoa hồng Rosaceae - Tên khác: Chua chát, Sán sá, táo mèo.

* Mô tả: Cây nhỡ cao khoảng 6m, cành thường có gai, lá mọc so le, phiên lá rộng chia thùy và mép có răng cưa. Hoa cụm dạng tán mẫu 5 màu trắng. Quả hạch

* Phân bố: Mọc hoang các tỉnh phí bắc, có nhiều ở tây bắc. * Bộ phận dùng: Quả

* Thu hái, chế biến: Vào mùa thu lấy quả chín hái về rồi bổ dọc và đêm phơi hoặc sấy khơ.

* Thành phần hóa học: Acid hữu cơ như (tartric, acid citric, ascorbic), tanin, đường.

* Cơng dụng, cách dùng: Thuốc vị chua, ngọt tính hơi ấm và oba kinh can, tỳ, vị. Nên có tác dụng tiêu thực, hóa tích dùng cho bụng đầy trướng, kích thích tiêu hóa, chữa ăn khơng tiêu. Ngồi ra cịn chữa kinh nguyệt không đều, cao huyết áp, đau thắt ngực. Trong dân gian dùng chữa hóc xướng cá ngậm nước sắc đặc và nuốt xuống.

Cách dùng: Uống 8 – 1 2g/ngày dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu thuốc.

2.2.3.4. Cây Gừng

- Tên khác: Sinh khương (gừng sống) ,Can khương (gừng khô), Cây khinh - Tên khoa học: Zingiber offcinale Rosc. Họ gừng Zingiberaceae

* Mô tả: Gừng thuộc loại cây thảo, sống lâu năm, cao 0,5 – 1m, thân rễ phát triển dài thành củ, phân nhánh. Lá mọc cách, khơng cuống có bẹ lá. Hoa cụm mọc thành bơng từ gốc, có cuống dài, màu vàng hoặc màu hơi tím.

* Phân bố: Cây được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc. * Bộ phận dùng: Thân rễ

* Thu hái, chế biến: Mùa hạ đào lấy những củ gừng già, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con cs thể dùng tươi hoặc phơi sấy cho khô. Người ta bào chế 3 loại như sau:

- Loại trắng: Cạo vỏ, ngâm trong nước một ngày hoặc trong nước vơi, sau đó phơi khơ.

- Loại đen: Sao gừng khơ cho cháy đen

* Thành phần hóa học: Tinh dâu, nhựa, chất cay (zingenrola) và chất béo. * Công dụng, cách dung: Thuốc vị cay tính ấm, vào ba kinh tỳ, vị và phế. Nên có tác dụng:

- Giúp tiêu hóa, làm ấm vị: Chống nơn, ăn kém.

- Phát tán phong hàn: Trong cảm mạo, bụng đầy chướng do lạnh, chân tay lạnh.

- Giải độc, khử khuẩn: Ăn cua cá bị dị ứng, lợi tiểu trong phù thũng - Khử mùi hôi: Xương để nấu cao và các thực phẩm khác.

Cách dùng: Ngày dùng 4 – 20g, dạng thuốc sắc, thuốc bột. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài 10

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆU HỌC (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w