PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2016 – 2018
3.1. Định hướng nâng cao mức độ tuân thủ luật thuế của DN
3.1.1. Định hướng chung
Mục tiêu và yêu cầu của chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là phải hiện đại hóa tồn diện cơng tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT nâng cao năng lực hoạt động kiểm tra, giám sát tuân thủ NNT. Ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế
3.1.2. Định hướng cụ thể
Theo Chiến lược cải cách ngành Thuế giai đoạn 2011 - 2020, hệ thống các CQT từ Trung ương đến địa phương cần thực hiện đồng bộ các hoạt động nhằm cải thiện, nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật thuế của DN.
Xây dựng, ban hành chế độ quy định về quản lý kiểm tra thuế đối với người nộp thuế trên cơ sở quản lý rủi ro, đo lường mức độ tuân thủ pháp luật thuế, từ đó sẽ phân loại DN theo từng mức độ rủi ro để có các biện pháp quản lý phù hợp.
Phân loại người nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ thực thi pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm người nộp thuế. Nâng cao vai trị đối với cơng tác tuyên truyền, hỗ để đảm bảo sự tuân thủ của người nộp thuế, chuyển từ cách tiếp cận truyền thống là tập trung vào sự cưỡng chế - yếu tố buộc người nộp thuế phải tuân thủ sang quan điểm người nộp thuế hiểu và tuân thủ tự nguyện.
Xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi cả nước; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục
hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử, hướng tới mục đích ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.
Tăng cường đổi mới áp dụng các biện pháp, kỹ năng để giám sát quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế theo hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chí rủi ro để phục vụ cơng tác quản lý nợ thuế và đánh giá kết quả của hoạt động quản lý nợ thuế.