Đánh giá chung về thu hút đầu tư vào các KCN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển các KCN, tăng cường hiệu quả của công tác thu hút đầu tư vào các KCN ở tỉnh Nghệ An (Trang 32)

Với tiềm năng, lợi thế sẵn có và các chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp, kết quả thu hút đầu tư trong nước và ngồi nước trong những năm gần đây có chuyển biến tích cực. Nhiều tập đồn, tổng cơng ty, doanh nghiệp trong nước và nước ngồi đã đăng ký và triển khai dự án đầu tư tại các KCN của tỉnh Nghệ An. Năm 2008, thu hút đầu tư đạt kết quả khá với 61 dự án (55 dự án đầu tư trong nước và 6 dự án đầu tư nước ngoài). Vốn đăng ký đạt 13.460,86 tỷ đồng (trong đó dự án mới đạt 12.985,66 tỉ đồng; dự án điều chỉnh tăng vốn 475,20 tỷ đồng) bằng 112,52% của năm 2007 và vượt mức kế hoạch đề ra của năm 2008.

Nguyên nhân thành cơng:

UBND tỉnh đã từng bước thể chế hố chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy về phát triển KCN, ban hành các cơ chế thu hút đầu tư thơng thống. Kịp thời ban hành danh mục các dự án thu hút đầu tư vào các KCN ưu tiên đầu tư đến năm 2005. Đã có chính sách đúng và kịp thời trong thu hút đầu tư nước ngoài, khơi dậy và phát huy nguồn nội lực.

UBND Tỉnh và các cấp chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo phát triển KCN từ khâu lập báo cáo khả thi, thành lập, đền bù và giải phóng mặt bằng, phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh và kịp thời giúp họ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Hình thành cơ chế quản lý mới "một cửa, tại chỗ” hỗ trợ cho phát triển KCN.

Công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các KCN có sự tiến bộ vượt bậc. Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam đã cố gắng nỗ lực cao độ nhằm tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với các KCN; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng cũng như tiến độ triển khai thực hiện dự án của các nhà đầu tư. Bám sát các doanh nghiệp để cùng với họ tìm các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong q trình thực hiện đầu tư cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2. Những khó khăn, tồn tại.

Những tồn tại trong cơng tác quy hoạch và phát triển KCN ở Nghệ An:

Chậm trễ trong đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN vẫn còn chậm. Việc giải phóng mặt bằng để làm KCN đang là vấn đề nổi

cộm, làm chậm tiến trình phát triển KCN, gây khó khăn khơng nhỏ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi xây dựng hạ tầng cũng như thành lập các doanh nghiệp trong KCN. Cơng tác giải phóng mặt bằng nhanh cũng phải mất cả năm.

Chính sách phát triển KCN cịn bất cập. Các chính sách về đầu tư nước

Hệ thống quản lý Nhà nước KCN chưa ổn định và còn nhiều bất cập. Đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý các KCN vừa yếu, vừa thiếu.

Việc chậm ban hành quy chế hoạt động và quy chế tài chính của Cơng ty phát triển KCN Nghệ An đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ xây dựng hạ tầng KCN.

Việc thực hiện các ưu đãi đầu tư của tỉnh cịn nhiều khó khăn đối với các nhà đầu tư. Cụ thể là hỗ trợ tiền thuê đất đất cho 5 dự án đầu tiên vào KCN Bắc

Vinh và hỗ trợ san nền cho các dự án tự bỏ kinh phí đầu tư san nền tại KCN Nam Cấm theo quyết định 57/2005/QĐ-UB của UBND Tỉnh. Nhiều nhà đầu tư đã tỏ ra khơng hài lịng về thủ tục cấp ưu đãi đầu tư.

Cơ chế chính sách thay đổi nhiều làm nhà đầu tư phải tính tốn lại phương án đầu tư.

Cơng tác thẩm định năng lực của các chủ đầu tư, đặc biệt là năng lực tài chính cịn nhiều hạn chế.

Cơng tác xúc tiến đầu tư có tiến bộ vượt bậc, nhưng hiệu quả chưa cao; môi trường đầu tư chưa được cải thiện đáng kể. Trong thời gian qua, công tác tiếp thị,

vận động đầu tư chưa được quan tâm đúng mức. Ngay từ khi lập báo cáo khả thi, việc tiếp thị đầu tư mới dừng ở mức độ chung chung chưa nêu rõ thị trường, đối tác cần vận động vì thế khi triển khai rất lúng túng, một số trường hợp hoàn toàn thụ động ngồi chờ. Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa tích cực giúp đỡ các cơng ty phát triển hạ tầng tổ chức các cuộc hội thảo trong nước và nước ngồi về cơ hội đầu tư vào KCN. Cơng tác nghiên cứu, đề xuất các chính sách nhằm giúp các cơng ty hạ tầng vận động thu hút đầu tư cịn thụ động. Cơng ty phát triển KCN Nghệ An thiên về đề nghị UBND giúp đỡ như cho hưởng thêm ưu đãi để thu hút đầu tư, cịn tự mình vận động tìm lối ra chưa được coi trọng, chưa coi đó là việc của chính mình. Có nhiều trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước chưa kịp thời giải quyết kiến nghị hợp lý của cơ sở, cứng nhắc trong quyết định, làm mất cơ hội đầu tư.

Kết quả thu hút đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh. Cịn nhiều

dự án có quy mơ nhỏ, ít sử dụng công nghệ hiện đại, hiệu quả kinh tế - xã hội (đóng góp ngân sách, tạo việc làm mới, thu nhập cho người lao động, sản phẩm mới đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế) chưa cao.

Thu hút các dự án đầu tư có vốn nước nước ngồi cịn ít : trong 03 năm chỉ

Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đầu tư đăng ký đạt thấp: Bình quân năm 2006, 2007

và năm 2008 chỉ đạt 28,5%.

2.3. Nguyên nhân những tồn tại:

Nguyên nhân khách quan:

 Lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài của Nghệ An so với các địa phương trong cả nước nói chung và khu vực Bắc trung bộ nói riêng thấp; sức tiêu thụ của thị trường chưa lớn.

 Các văn bản quy định hiện hành về quản lí đầu tư xây dựng, đất đai, GPMB, ... chưa hồn chỉnh, chưa đồng bộ và khơng ổn định.

 Tiến độ nhiều dự án lớn do các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư bị ảnh hưởng do phải thực hiện cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát theo sự điều hành của Chính phủ trong năm 2008.

 Hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ của tỉnh Nghệ An phát triển chậm, chưa đồng bộ (giao thông, cấp nước, điện, các dịch vụ cơng, khơng có cảng nước sâu, sân bay quốc tế).

 Lạm phát, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, lãi suất, giá nhân công tăng cao ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp.

Nguyên nhân chủ quan:

 Công tác cập nhật, quảng bá thông tin lên các trang Web của các sở, ban, ngành, địa phương chậm, còn thiếu và chưa kịp thời.

 Các ngành, các địa phương trong tỉnh đã có sự phối hợp nhưng sự phối hợp vẫn chưa chặt chẽ và hiệu quả thấp trong công tác xúc tiến đầu tư; việc tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành trung ương và công tác tiếp cận, vận động, thu hút các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn cũng như các nhà đầu tư trong và ngồi nước có tiềm năng cịn yếu.

 Hầu hết các ngành, các cấp chưa xây dựng được kế hoạch xúc tiến đầu tư thật cụ thể hàng tháng, quý, năm của ngành, lĩnh vực và địa phương mình để chủ động quảng bá hình ảnh, cơ hội đầu tư và tổ chức vận động xúc tiến đầu tư các dự án của ngành, địa phương mình quản lý. Mặt khác, việc triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư của các Sở, ban, ngành và địa phương cịn thiếu tính chủ động và chưa được thực hiện nghiêm túc; Công tác báo cáo việc thực hiện kế hoạch xúc tiến đầu tư của các ngành, các cấp rất chậm (có nhiều đơn vị khơng báo cáo), chất lượng báo cáo thấp.

dự án trọng điểm của tỉnh.

 Chưa tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội về công tác xúc tiến, vận động và thu hút đầu tư. Nhận thức của một bộ phận nhân dân và cán bộ, công chức, đảng viên về thu hút đầu tư còn hạn chế, chưa thực sự cởi mở và thơng thống.

 Các loại quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, sản phẩm, quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất chưa hồn thiện và thiếu tính đồng bộ.

 Hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp nhỏ được đầu tư chậm và chưa đúng mức.

 Chưa tạo được quỹ đất sạch để vận động thu hút đầu tư. Chưa thành lập được tổ chức phát triển quỹ đất để giao đất sạch cho nhà đầu tư.

 Các cơ quan quản lí nhà nước chưa chủ động nắm tình hình, tiến độ thực hiện của các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

 Các dự án bị thu hồi, giải thể, thanh lí chưa được xử lí triệt để gây trở ngại trong việc chuyển đổi nhà đầu tư để tiếp tục thực hiện.

1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc thu hút đầu tư vào các KCN.

1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định:

Để khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH, tỉnh Nam Định đã xây dựng KCN tập trung, cụm công nghiệp tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, vững chắc và hiệu quả. Trong hồn cảnh khó khăn thiếu vốn, khơng chờ đợi hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, tỉnh đã tiến hành xây dựng KCN Hoà Xá với nhiều cam kết mền dẻo và linh hoạt nên đã thu được thành cơng đáng khích lệ.

Cơng tác giải phóng mặt bằng được triển khai rất tốt, Ban đền bù của tỉnh đã ký hợp đồng về diện tích đất và tài sản trên đất với từng hộ dân, phương án đền bù và dự toán đền bù được cơng bố cơng khai, trong đó nêu rõ diện tích và dự tốn đền bù của từng hộ dân và chính sách hỗ trợ nếu có. UBND tỉnh giao cho Kho bạc tỉnh trực tiếp viết phiếu chi và trả tiền đền bù cho từng hộ dân tại địa điểm tổ chức đền bù. Bên cạnh bàn trả tiền là bàn ký giấy giao đất cho KCN và giao lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của từng hộ.

cụ thể để bù vào việc thiếu vốn xây dựng kết cấu hạ tầng KCN đồng thời huy động được vốn của các doanh nghiệp xây dựng kết cấu hạ tầng. Khi giao mặt bằng cho nhà đầu tư thứ cấp, tỉnh có thoả thuận: nhà đầu tư phải trả ngay tiền đền bù mà tỉnh đã trả trước cho các hộ dân, tỉnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp 50% số tiền đền bù đó (sau này khi các doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng xong đi vào sản xuất, tiền hỗ trợ đó được khấu trừ dần vào các khoản phải nộp của doanh nghiệp như là khoản tái đầu tư). Các doanh nghiệp tự san lấp mặt bằng của họ để xây dựng nhà xưởng và tỉnh hỗ trợ 15.000 đồng/m2 san lấp (tiền hỗ trợ đó cũng được khấu trừ trong các khoản doanh nghiệp nộp cho tỉnh sau khi đã đi vào sản xuất). Cơ chế này có ưu điểm là:

+ Giá thực phải trả cho đền bù và san lấp mặt bằng thấp, nên thu hút được nhiều nhà đầu tư vào KCN.

+ Huy động vốn từ các doanh nghiệp để xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. Tuy tỉnh hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp, nhưng bước đầu gần như doanh nghiệp cho tỉnh vay vốn để xây dựng KCN. Như vậy, doanh nghiệp nào muốn đầu tư vào KCN phải có vốn thực sự.

+ Việc tự san lấp mặt bằng đã giảm được chi phí đầu tư. Nếu doanh nghiệp phát triển hạ tầng san lấp toàn bộ, sau này doanh nghiệp thứ cấp lại đào nên xây móng nhà xưởng và các cơng trình ngầm, chi phí tốn gấp hai. mặt khác, tuỳ theo điều kiện địa chất, có doanh nghiệp đã xây dựng móng và các cơng trình ngầm trước sau đó mới san lấp, khối lượng san lấp ít hơn và một lần nữa lại giảm được chi phí. Theo tổng kết, việc các doanh nghiệp thứ cấp tự san lấp mặt bằng giảm được 10-15% chi phí san lấp.

+ Để nhận tiền hỗ trợ của tỉnh, các doanh nghiệp đều phải xây dựng nhanh và sớm đi vào sản xuất để có các khoản nộp và từ đó khấu trừ các khoản được tỉnh hỗ trợ. Vì vậy, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng nhanh và đi vào sản xuất nhanh chóng.

Tỉnh Nam Định chỉ đạo cơng ty phát triển hạ tầng KCN chịu trách nhiệm xây dựng đường giao thông trong KCN. Bộ phận giám sát của công ty phát triển hạ tầng KCN thực hiện giao các chỉ tiêu kỹ thuật khi giao mặt bằng cho doanh nghiệp thứ cấp, như cốt san nền, hệ thống cấp điện, thoát nước.v.v và giám sát chặt chẽ việc các doanh nghiệp đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cụ thể của KCN trong quá trình xây dựng.

bước đầu đảm bảo mục tiêu, có bước đi đồng bộ cả về cơ chế chính sách, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư... Sau hơn một năm xây dựng và bằng nhiều hình thức quảng bá, KCN đã thu hút được 192 dự án đầu tư, với diện tích đất đăng ký thuê 270 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 3.500 tỷ đồng và 75 triệu USD, trong đó 38 dự án đang xây dựng và 18 dự án đã đi vào sản xuất.

Tóm lại, cách làm của tỉnh Nam Định trong phát triển KCN là một cách làm sáng tạo, năng động, chủ yếu dựa vào nội lực chính mình, phù hợp với điều kiện của một tỉnh nghèo, có nhiều khó khăn, muốn vươn lên phát triển hệ thống KCN để phát triển kinh tế của tỉnh.

1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh:

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước, với diện tích hơn 800 km2, mật độ dân số và mật độ các điểm dân cư rất cao, giáp thủ đơ Hà Nội và có hệ thống đường giao thơng Quốc gia liên hệ với các trung tâm kinh tế vùng đồng bằng Bắc bộ và cả nước thuận lợi. Tỉnh Bắc Ninh chủ trương xây dựng các KCN khơng những có chức năng hồn hảo, tạo môi trường sạch nhất, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư tốt nhất, mà cịn phải tạo ra một khơng gian sống lân cận để đảm bảo cho KCN phát

triển an tồn, bởi vì những vấn đề ngoài “hàng rào KCN” như: nhà ở, dịch vụ, tổ

chức đời sống xã hội, an ninh trật tự.. đang có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các KCN. Quan điểm đó được thể hiện trong các Nghị quyết 04/NQ/TU ngày 25/05/1998, Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 04/05/2001 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh; Nghị quyết 12-NQ/TU ngày 03/02/2000 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh. Trong việc xây dựng và phát triển các KCN, Bắc Ninh ln bình tĩnh hướng đến bền vững; vừa tích lũy nhân tố tạo hình ảnh và diện mạo KCN hiện đại, vừa tạo nền móng vững chắc để phát triển kinh tế đi đơi với chăm lo thực hiện chính sách xã hội, đồng thời thiết lập nhân tố đột phá đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển, góp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển các KCN, tăng cường hiệu quả của công tác thu hút đầu tư vào các KCN ở tỉnh Nghệ An (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w