Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển các KCN, tăng cường hiệu quả của công tác thu hút đầu tư vào các KCN ở tỉnh Nghệ An (Trang 67 - 69)

2. Triển vọng thu hút đầu tư trong nước, ngoài nước vào các KCN ở Nghệ An

4.3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Củng cố, kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của UBND các cấp mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính một cách mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa theo hướng nhanh nhất, thuận lợi nhất cho dân, cho các nhà đầu tư. Cùng với biện pháp cải cách hành chính phải bố trí đội ngũ cán bộ cơng chức trong bộ máy hành chính từ tỉnh đến cơ sở có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; xử lý kịp thời đối với những cán bộ, công chức lợi dụng công vụ để nhũng nhiễu, hạch sách, tham ô, tham nhũng... làm giảm niềm tin của dân và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh.

Đồng thời cải cách hành chính phải thực hiện phân cấp triệt để và toàn diện theo quy định hiện hành cho các ngành, các huyện, thành, thị và các xã, phường, thị trấn. Nguyên tắc phân cấp là: Việc gì, mức nào, cấp nào quản lý có hiệu quả nhất, thiết thực nhất thì giao cho cấp đó quản lý và điều hành, nhưng phải đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

Việc thực hiện cải cách hành chính gắn với phân cấp quản lý sẽ có tác dụng tương tác, hỗ trợ nhau nhưng muốn thực hiện được phải thơng thống trong tư tưởng của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các cấp cũng như sự quan tâm đầy đủ của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. làm tốt việc phân cấp chính là phát huy tính năng động sáng tạo, đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành mà trước hết là của đội ngũ các bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở.

Trong bối cảnh hiện nay, UBND cấp tỉnh được phân cấp mạnh trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong việc phê duyệt và cấp phép đầu tư, quản lý các hoạt động của các doanh nghiệp. Chủ trương phân cấp mạnh cho địa phương là chủ trương đúng đắn của Nhà nước ta nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương. Hoàn thiện và phát triển KCN trong thời gian tới cũng trong bối cảnh chung như vậy. Một trong những yếu tố cơ bản bảo đảm sự thành công của KCN là phải xây dựng một cơ chế đầu tư thuận lợi. Hiện nay, cơ chế một cửa, tại chỗ” đã phát huy tác dụng tích cực trong việc hồn thiện và phát triển KCN, cần được tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới.

Cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ" tại Ban quản lý các KCN đã được thực hiện triệt để và thực sự đã có tác dụng to lớn đối với sự phát triển các KCN tại nhiều địa phương. Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam được uỷ quyền của các Bộ, ngành trung ương như Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cấp Giấy phép đầu tư cho các dự

án đầu tư nước ngoài, Bộ Thương Mại uỷ quyền quản lý hoạt động XNK và thương mại của các doanh nghiệp KCN, Bộ Lao động thương binh và xã hội uỷ quyền quản lý lao động và cấp Giấy phép lao động cho lao động là người nước ngồi, Bộ tài chính uỷ quyền phê duyệt đăng ký chế độ kế tốn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; Phịng thương mại và Công nghiệp Việt Nam uỷ quyền cấp chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu và UBND tỉnh Nghệ An uỷ quyền phê duyệt các dự án đầu tư trong nước vào các KCN và thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án đầu tư. Khi nhà đầu tư có yêu cầu, Ban quản lý các KCN là đầu mối phối hợp để giải quyết các thủ tục một cách nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, trong thời gian qua cơ chế "một cửa tại chỗ" và cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý các KCN với các Sở, ban ngành thuộc tỉnh chưa thực sự được hiểu và thực hiện một cách thống nhất. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tạo ra một bước đột phá trong công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KCN hoạt động hiệu quả. UBND tỉnh cần chỉ đạo các Sở, Ban ngành chức năng của tỉnh thực hiện đầy đủ việc uỷ quyền cho Ban quản lý các KCN đối với các lĩnh vực quản lý đã được Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quy định.

 Đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư.

Quy trình hợp lý nhất, nhằm rút ngắn thời gian cấp phép và giảm phiền hà cho các nhà đầu tư theo các bước như sau:

o Nhà đầu tư vào tìm hiểu cơ hội đầu tư tại các KCN Nghệ An. Sau đó, nếu quyết định đầu tư, nhà đầu tư gửi đơn xin đầu tư kèm theo giới thiệu sơ bộ về dự án đầu tư cho Ban quản lý các KCN.

o Khảo sát, lựa chọn địa điểm và làm thủ tục về mặt bằng (01 ngày). o Ban quản lý các KCN thẩm định cấp Giấy phép đầu tư (đối với dự án đầu tư nước ngoài) và Chấp thuận đầu tư (đối với dự án đầu tư trong nước) (05 ngày).

o Ban quản lý các KCN gửi bản gốc Giấy phép đầu tư, chấp thuận đầu tư lên Bộ kế hoạch và đầu tư, UBND Tỉnh và bản sao lên văn phòng Tỉnh uỷ (để báo cáo) và các đơn vị liên quan để thực hiện.

Toàn bộ thời gian kể từ khi Ban quản lý các KCN nhận được hồ sơ dự án hợp lệ đến khi nhà đầu tư nhận được Giấy phép đầu tư không quá 07 ngày làm việc.

 Về đất đai: Cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và các giao dịch liên quan đến đất đai. Thực hiện dứt điểm các vấn đề về bồi thường và giải phóng mặt bằng; thực hiện tun truyền cơng khai các chủ

trương, định hướng về phát triển KCN tại địa phương. Công tác phê duyệt, thẩm định quy hoạch các KCN ở địa phương phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, song cần thiết phải có quyết định thu hồi đất sớm để tránh hiện tượng giá đất tăng lên theo thời gian và càng để lâu càng khó giải phóng mặt bằng.

Giải quyết cơ chế cho thuê lại đất trong KCN sao cho vừa đảm bảo quyền lợi cho công ty phát triển hạ tầng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp KCN hoạt động... Bố trí quỹ đất cho tái định cư kết hợp với biện pháp nâng cao hiểu biết pháp luật về đất đai, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân có đất nơng nghiệp để họ có ý thức hơn về chủ trương phát triển KCN của địa phương và của cả nước.

 Về xuất nhập khẩu: Tiến hành nhanh chóng các thủ tục xét duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp.

Cần thường xuyên rà soát các dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp phép trong KCN để có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong q trình triển khai; xác định xem những khó khăn này là từ phía bản thân doanh nghiệp hay là từ phía các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

 Tổ chức bộ máy của Ban quản lý các KCN:

Để hoàn thành những nhiệm vụ ngày càng tăng về số lượng và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, tổ chức bộ máy của Ban phải hợp lý, có tính chun mơn cao, không chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận. Khắc phục những bất cập thiếu hụt về kiến thức và năng lực quản lý, điều hành đối với KCN cho đội ngũ cán bộ, cơng chức hiện có để điều hành, quản lý những thực thể gắn chặt với sản xuất, kinh doanh và sản phẩm kỹ thuật cao của các ngành cơng nghiệp có tầm quốc tế. Bổ sung, thay thế những người không đáp ứng được yêu cầu trong lĩnh vực này trong thời gian tới.

UBND tỉnh cần sớm phê duyệt đề án “Đổi mới tổ chức hoạt động Công ty phát

triển Khu công nghiệp Nghệ An để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các Khu công nghiệp của Tỉnh”.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển các KCN, tăng cường hiệu quả của công tác thu hút đầu tư vào các KCN ở tỉnh Nghệ An (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w