Việc ĐGTĐ thực hiện theo quy định tại Điều 10 Văn bản hợp nhất số 4621/VBHN-BTP và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
1. Trách nhiệm, phạm vi ĐGTĐ của cơ quan chủ trì soạnthảo
1.1. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm ĐGTĐ theo các tiêu chí sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp của TTHC và tính chi phí tuân thủ TTHC để trên cơ sở đó cân nhắc, lựa chọn phƣơng án, giải pháp tối ƣu cho việc quy định TTHC mới, hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ TTHC.
Trong trường hợp Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chƣa quy định đầy đủ các bộ phận tạo thành một thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP và giao cho cơ quan cấp dưới quy định đầy đủ, chi tiết, cơ quan chủ trì soạn thảo tiến hành đánh giá tác động đối với những bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính được giao quy định chi tiết.
Đối với thủ tục hành chính đƣợc sửa đổi, bổ sung, cơ quan chủ trì soạn thảo tiến hành đánh giá tác động đối với những bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung.
Ngoài việc đánh giá tác động, cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết minh rõ tính đơn giản cũng như những ưu điểm của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và lợi ích về chi phí trong bản Tổng hợp kết quả đánh giá tác động thủ tục hành chính.
2. Trách nhiệm của cơ quan thẩm định về quy định TTHC tại dự án, dự thảo
VBQPPL
Cơ quan thẩm định có trách nhiệm xem xét về chất lƣợng biểu ĐGTĐ của Cơ quan chủ trì soạn thảo.
Trong trƣờng hợp cần thiết, Cơ quan thẩm định quy định TTHC có thể tiến hành ĐGTĐ độc lập các quy định về TTHC, tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động về quy định TTHC và các tổ chức, cá nhân có liên quan để hồn thiện nội dung ý kiến thẩm định về quy định TTHC. Việc tổ chức lấy ý kiến các bên có liên quan có thể thơng qua hình thức hội thảo, hội nghị, tham vấn hoặc các biểu mẫu lấy ý kiến do Bộ Tư pháp ban hành và đăng tải trên CSDLQG.
3. Yêu cầu của việc trả lời các câu hỏi tạibiểu mẫu ĐGTĐ
Việc trả lời các câu hỏi tại biểu mẫu ĐGTĐ phải giúp cho cơ quan chủ trì soạn thảo chứng minh được quy định TTHC là cần thiết, hợp pháp để thực hiện mục tiêu quản lý của nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức.
41
Trả lời các câu hỏi tại biểu mẫu ĐGTĐ giúp cho cơ quan chủ trì soạn thảo chứng minh về tính hợp lý của quy định TTHC.
Việc trả lời các câu hỏi tại biểu mẫu ĐGTĐ phải đảm bảo đầy đủ và khách quan.
Việc trả lời các câu hỏi tại biểu mẫu tính chi phí tuân thủ phải giúp cho cơ quan chủ trì soạn thảo chứng minh được tính hiệu quả của quy định TTHC với chi phí thấp nhất và tạo thuận lợi tối đa cho đối tượng tuân thủ TTHC.
4. Nội dung ĐGTĐ
Trong quá trình ĐGTĐ, cơ quan chủ trì soạn thảo cần phải đưa ra nhiều phương án khác nhau; trên cơ sở đó, thực hiện so sánh, phân tích, nhận định để lựa chọn phương án tối ƣu, cần thiết và hợp lý nhất; đồng thời thể hiện quy định đó trong dự án, dự thảo VBQPPL.
Nội dung ĐGTĐ gồm:
4.1. Đánh giá về sự cần thiết của TTHC
4.2. Đánh giá tính hợp lý, tính hợp pháp của từng bộ phận tạo thành TTHC và hiệu quả của quy định TTHC của quy định TTHC