THỰC HIỆN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VÀ BẢO VỆ CHẾ ĐỘ HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam TS. Đoàn Đức Lương (Trang 29 - 31)

CHẾ ĐỘ HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

4.1. Thực hiện Luật Hơn nhân và gia đình

Việc thực hiện Luật Hơn nhân và gia đình có ý nghĩa vơ cùng quan trọng nhằm đưa những quy định của pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, chỉ khi đó pháp luật mới thực sự có ý nghĩa. Chính vì vậy, Luật Hơn nhân và gia đình đã xác định trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hơn nhân và gia đình (điều 3). Tuy nhiên, việc thực hiện Luật Hơn nhân và gia đình có những đặc điểm riêng thể hiện như sau:

Một là, các nghĩa vụ và quyền hơn nhân và gia đình tồn tại cùng

với sự tồn tại của gia đình, biểu hiện cụ thể trong gia đình. Do vậy, pháp luật quy định khi thực hiện các nghĩa vụ và quyền hơn nhân và gia đình phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình.

dụ như hạn chế quyền xin ly hôn của người chồng (điều 41 của Luật Hơn nhân và gia đình 1986, điều 85 Luật Hơn nhân và gia đình 2000); hạn chế quyền cha mẹ trơng nom, chăm sóc, giáo dục và quản lý tài sản riêng của các con chưa thành niên (điều 26 Luật Hơn nhân và gia đình 1986, điều 41 Luật Hơn nhân và gia đình 2000).

Ba là, việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền của các chủ thể

được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động.

Bốn là, việc đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ và quyền hơn nhân

và gia đình được tiến hành bằng nhiều cách thức khác nhau: khuyến khích các chủ thể tự giác thực hiện, cưỡng chế khi cần thiết,...

4.2. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

Để bảo vệ chế độ hơn nhân và gia đình pháp luật quy định cấm các chủ thể thực hiện những hành vi trái luật như cấm tảo hơn, cấm người đang có vợ hoặc chồng kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; cấm ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ,…

Đối với những hành vi vi phạm pháp luật hơn nhân và gia đình phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh đúng pháp luật nhằm giáo dục phòng ngừa chung và trừng trị nghiêm khắc người vi phạm.

Để bảo vệ chế độ hơn nhân và gia đình thì tuỳ theo từng trường hợp có thể áp dụng biện pháp khác nhau không chỉ được quy định trong pháp luật hơn nhân và gia đình mà còn được quy định tại các ngành luật khác như Luật Hình sự, Luật Hành chính.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam TS. Đoàn Đức Lương (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)