Những giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ SƠN LÔI, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 91 - 105)

xã Sơn Lôi

4.5.2.1 Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề

Một trong những nguyên nhân khiến người lao động bị thu hồi đất không có việc làm là do đa số lao động bị thu hồi đất đều là những người không có tay nghề, trình độ còn thấp (87%). Nhiều lao động thất nghiệp khi thử đi tìm kiếm việc làm đều không được là do họ không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Chính vì vậy, việc cải thiện và nâng cao trình độ và chất lượng tay nghề cho người lao động là một việc làm vô cùng bức thiết. Đây là một vấn đề có tính chiến lược lâu dài đối với Việt nam nói chung và xã Sơn Lôi nói riêng. Do đó, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nưới, cộng đồng và người lao động bị thu hồi đất nhằm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực có chất lượng cao cho người lao động.

Thực tiễn cho thấy, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở địa bàn xã vẫn còn chưa hiệu quả. Số lượng lao động có việc làm thuộc diện thu bị thu hồi đất qua đào tạo có 461 người, chiếm 40,23% tổng số lao động được đào tạo được giải quyết việc làm, vẫn rất thấp với số lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm của xã. Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cần làm tốt những công việc sau:

a. Đối với UBND xã

Cần rà soát, gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành nghề; quy hoạch đất dịch vụ và đất liền kề các khu công nghiệp; đồng thời tiếp tục xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ cho người nông dân bị thu hồi đất về dạy nghề và việc làm phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi thôn, mỗi xóm. Chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người nông dân ngay trong quá trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch thu hồi đất nông nghiệp; tăng cường kinh phí đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm trong chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và

giáo dục đào tạo để hỗ trợ lao động bị thu hồi đất sớm chuyển đồi nghề, ổn định việc làm. Xã phải thường xuyên mời các cán bộ khuyến nông huyện về tổ chức các lớp học về kiến thức chuyên môn cũng như chuyển đổi ngành nghề cho người dân nhiều hơn nữa.

Thường xuyên rà soát, tổng hợp, dự báo nhu cầu học nghề của lao động bị thu hồi đất trên địa bàn xã để xây dựng Phương án hỗ trợ dạy nghề. Đề ra mục tiêu cụ thể lao động cần được đào tạo cho các năm. Thông báo công khai kế hoạch hàng năm về chỉ tiêu và kinh phí được duyệt cho huyện, cho các xã và cơ sở dạy nghề trên địa bàn để đăng ký số lượng học viên; giao nhiệm vụ và hướng dẫn các cơ sở dạy nghề đủ điều kiện để tổ chức các khóa dạy nghề cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp theo kế hoạch và mức chi đã được duyệt. Đặc biệt, các địa phương cần có cơ chế khuyến khích để thu hút các cơ sở doanh nghiệp tham gia vào dạy nghề, ưu tiên cho vay vốn từ quỹ quốc gia đối với những người đã học nghề cần vốn để tạo việc làm; chỉ đạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch hàng năm về dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trên địa bàn xã.

b. Đối với các doanh nghiệp

Phải cam kết sử dụng lao động tại chỗ, lao động thuộc diện thu hồi đất của xã. Doanh nghiệp phải công khai số lượng tuyển dụng lao động trong dự án và theo tiến độ tuyển dụng trong từng thời kỳ, số lượng cần tuyển bao nhiêu, yêu cầu nghề nghiệp, trình độ, tay nghề ra sao. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo công bằng chính sách hỗ trợ một phần kinh phí dạy nghề cho công nhân, nhân viên mới tuyển chưa có chứng chỉ nghề.

4.5.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn

Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa UBND xã Sơn Lôi xác định: - Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, đa dạng, bền vững có chất

lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tốc đô tăng trưởng bình quân đạt 3%-3,5%/ năm.

- Xây dựng một nông thôn giàu đẹp, có kinh tế, kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trường sinh thái xanh sạch đẹp, bản sắc văn hóa được gìn giữ.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Tăng thu nhập của nông dân dạt khoảng 2000-2500 USD/ năm. Xây dựng người nông dân thành người lao động văn minh có văn hóa, có kiến thức kinh tế kỹ thuật, biết kinh doanh và có đời sống khá giả.

Vì vậy, để đạt được mục tiêu đó thì phải đào tạo chất lượng nguồn nhân lực nông thôn được coi là giải pháp trọng điểm. Trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề có được nâng cao thì người nông dân mới có điều kiện, có cơ hội hơn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động. Một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn:

Thứ nhất, đào tạo nghề nông cho nông dân, chủ yếu là tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho lao động nông nghiệp qua trung tâm học tập cộng đồng tại thôn. Sử dụng các mô hình mẫu của của chương trình khuyến nông. Kết hợp hình thức đào tạo, bồi dưỡng ở trình độ cao hơn tại các trường cao đẳng, trung cấp nông nghiệp. Xây dựng các mô hình trình diễn ngay trên đồng ruộng, chuồng trại, ao hồ…sau đó mời nông dân đến tham quan, học tập huấn luyện, tập huấn kỹ thuật ngay trên những mô hình trình diễn. Người nông dân có thể đến học tại các trường như: Trường Đại học Nông nghiệp I, Lâm nghiệp…hay mời thầy dạy là các chuyên gia giỏi của các Trung tâm khuyến nông, các chuyên gia của công ty giống cây trồng, v.v… Người học nghề cũng có thể đến các trang trại của các nông dân làm kinh tế giỏi để học chăn nuôi thủy sản, cách trồng cây ăn quả, làm

nấm, trồng hoa, chế biến nông sản… Lao động trẻ ở nông thôn hiện nay không chỉ thiếu kiến thức chuyên môn mà kiến thức xã hội, giao tiếp cộng đồng, phát triển bản than còn nhiều khiếm khuyết. ở họ dạy nghề thồi chưa đủ mà cần đưa cả kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy, giúp họ có được tác phong làm việc nghiêm túc, tuân thủ kỷ luật lao động và có tinh thần đồng đội khi làm việc ở bất cứ môi trường nào.

Thứ hai, đào tạo những nghề thuộc khu vực công nghiệp – dịch vụ cho lao động nông thôn, chủ yếu là thanh niên, học sinh mới tốt nghiệp phổ thông hoặc bổ túc văn hóa giúp họ chuẩn bị sẵn điều kiện chuyển sang lao động phi nông nghiệp. Với lực lượng lao động này, cần đặc biệt coi trọng dạy nghề, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lao động. Hình thức đào tạo chủ yếu qua các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyển.

Thứ ba, nâng cao kiến thức vè năng lực cho đội ngũ cán bộ xã. Nội dung đào tạo cho đội ngũ cán bộ xã chủ yếu là về kiến thức pháp luật, quản lý kinh tế - xã hội, kỹ năng tổ chức thực hiện các chủ trương, đề án của cấp trên ở địa bàn thôn, xã. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở trước hết là ở những làng, xã khó khăn theo các tiêu chí cơ bản: cán bộ tối thiểu phải có trình độ học vấn trung học cơ sở và có chứng chỉ được đào tạo sơ cấp về quản lý nhà nước. Và chỉ bố trí cán bộ vào bộ máy nhà nước lãnh đạo, quản lý cơ sở khi học có đủ tiêu chuẩn.

Thứ tư, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nông thôn. Liệu chất lượng đào tạo có đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội không? Muốn vậy công tác giảng dạy, đào tạo luôn phải đổi mới, cập nhật và chuẩn hóa giáo trình cũng như đội ngũ giáo viên. Về nội dung này cần tập trung thực hiện đồng bộ nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tiếp tục đầu tư kinh phí cho kiên cố phòng học ở khu vực nông thôn chưa hoàn thành. Hỗ trợ 100% kinh phí sách giáo khoa, sinh hoạt phí cho học sinh thuộc diện hộ nghèo hoặc đối tượng chính sách xã hội. Có chính sách đưa cán bộ khoa học –

kỹ thuật về nông thôn thông qua việc yêu cầu thực hiện chế độ nghĩa vụ đối với sinh viên đại học các ngành liên quan đến nông ngiệp, nông thôn về công tác tại các cơ sở xã thời hạn từ 3 đến 5 năm.

4.5.2.3 Tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao động

Đẩy mạnh hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao động nhằm tạo môi trường để người lao động và sử dụng lao động gặp nhau trên thị trường lao động là cần thiết. Xã cần phối hợp với các doanh nghiệp, công ty được xây dựng trên phần đất bị thu hồi của xã mở thêm nhiều sàn giao dịch việc làm hơn nữa. Để giúp người nông dân có thể tiếp cận với việc làm nhiều hơn, tăng cơ hội được làm việc trong các nhà máy, công ty trên địa bàn. Giai đoạn 2007-2009 xã mới có 1 sàn giao dịch và chỉ có 5 doanh nghiệp tham gia con số này vẫn quá nhỏ so với nhu cầu của người lao động cũng như của nhà tuyển dụng. Giai đoạn tới cần đẩy mạnh thông tin thị trường việc làm hơn nữa để có thể giải quyết cho nhiều lao động nông thôn hơn nữa. Để thực hiện tốt các yêu cầu đó cần có các biện pháp đẩy mạnh hoạt động của thông tin thị trường lao động như:

- Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng của các trung tâm dịch vụ việc làm, hội chợ việc làm, các trang web làm trên internet… nhằm tạo cơ hội cho người nông dân tiếp cận với các chủ sử dụng lao động.

- Nâng cao tính chuyên nghiệp và hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật của các cơ quan thống kê và cung ứng thông tin thị trường lao động các cấp.

- Cung cấp thông tin cho người dân biết về số lượng tuyển dụng của các doanh nghiệp, yêu cầu về độ tuổi, trình độ, ngành nghề tuyển dụng.

4.5.2.4 Khuyến khích nông dân tự tạo việc làm

Sự tham gia hỗ trợ, giúp đỡ của nhà nước cũng như chính quyền các cấp chỉ ở một mức nhất định. Nhu cầu giải quyết việc làm thì nhiều, song nhà nước và chính quyền các cấp chỉ có thể giải quyết được một phần nhu cầu đó. Nếu cứ ỷ lại, trông chờ vào nhà nước thì vấn đề việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất sẽ

trở nên nan giải hơn rất nhiều. Vì vậy, người nông dân cần chủ động, dựa vào điều kiện mà bản than mình và gia đình có được tìm hướng đi cho mình. Để làm được điều đó cần nâng cao nhận thức về tự tạo việc làm cho người nông dân. Thay vì sử dụng bằng những cách hiệu quả hơn như:

- Trích một khoản tiền được bồi thường góp vốn vào các dự án khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp trong khu công nghiệp, trở thành các cổ đông. Các cổ đông các nhân không chỉ hướng tổ tứ mà còn tập hợp cổ phần, cử người đại diện tham gia quản lý trong công ty.

- Sử dụng nguồn tiền làm kinh tế hộ gia đình hoặc thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông qua các hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ…tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn xã.

- Sử dụng tiền đền bù cho con em đi học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp….

4.5.2.5 Hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất

Một thực tế trong thời gian qua là giá đền bù đất nông nghiệp thấp nhưng sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất và giao cho doanh nghiệp, giá đất lại tăng lên hàng chục lần với khoản chênh lệch rơi vào túi nhà đầu tư. Trong khi việc làm không có, cuộc sống bất ổn. Vì vậy, nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ nông dân bị mất đất như:

- Hỗ trợ nông dân tận dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại chuyển sang phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao, áp dụng các tiến bộ khoa học mới nhằm tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Quy hoạch khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung như chắn nuôi bò sữa, bò thịt, lợn nạc; đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa, phát triển hình thức kinh tế trang trại; đào tạo người dân có kiến thức sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, hiện đại. Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân, phát triển dịch vụ công, tài chính công, các loại hình tín dụng để giải quyết vấn đề về vốn.

- Thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, phổ cập giáo dục, học nghề và việc làm cho các hộ bị thu hồi trên 30% đất sản xuất. Hỗ trợ tiền học phí, tiền đóng góp cơ sở vật chất trường học cho con em nông dân là học sinh trong độ tuổi phổ thông. Trợ cấp kinh phí khó khăn, hỗ trợ 100% kinh phí BHYT cho người trên 60 tuổi đối với nam, trên 55 tuổi đối với nữ. Hỗ trợ một lần kinh phí đào tạo nghề cho người trong độ tuổi lao động, có nhu cầu học nghề bằng hình thức cấp thể học nghề.

- Xã hội hóa các hoạt động dịch vụ tại các khu đô thị, khu công nghiệp, tạo điều kiện cho người dân có đất bị thu hồi được tham gia kinh doanh, nhất là những lao động lớn tuổi, không tìm được việc làm trong các khu công nghiệp.

4.5.2.6 Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX

HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đất nước. HTX thực hiện vai trò “bà đỡ” thúc đẩy kinh tế xã viên phát triển. HTX xúc tiến các dịch vụ quan trọng nhất phục vụ sản xuất của các hộ xã viên và công đồng, khâu tưới tiêu nước, cung cấp cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật…; HTX tiến hành các hoạt động sản xuất, chế biến, giúp đỡ tiêu thụ nông phẩm… Nhờ tham gia HTX mà những hộ nghèo có điều kiện ổn định và nâng cao năng lực sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Ở khu vực nông thôn, các HTX dịch vụ nông nghiệp đã tạo ra một số thay đổi đáng kể trong quá trình sản xuất nông nghiệp; đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới cho xã viên, người lao động thông qua việc triển khai các dịch vụ phục vụ đời sống và phát triển ngành nghề. Hướng tạo việc làm này đã giảm sức ép về số lượng lao động trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp và như vậy sẽ có tác dụng tăng hiệu suất sử dụng thời gian lao động ở

khu vực nông thôn. Với vai trò quan trọng như trên, cần phải có những biện pháp phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của HTX. Cụ thể là:

- Củng cố, nâng cao hiểu quả hoạt động các khâu dịch vụ của các HTX nông nghiệp, mởi rộng các loại hình dịch vụ khác như dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tín dụng nội bộ, các dịch vụ đời sống, các ngành nghề mới…

- Hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể như chính sách đất đai, tín dụng đầu tư, hỗ trợ khoa học công nghệ, thông tin thị trường và chế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ SƠN LÔI, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 91 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w