3.2.4 Phương pháp phân tích, số liệu
3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.
Để phân tích các thông tin có được chúng tôi dự kiến sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên việc phân tích số lao động, số lao động thất nghiệp mà hậu quả của việc thu hồi đất để lại tại xã Sơn Lôi theo các thôn, theo các hộ khác nhau,để có các giải pháp phù hợp cho việc giải quyết việc làm có người nông dân bị thu hồi đất.
3.2.3.2 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi nhất nhằm thấy rõ sự khác biệt về đời sống kinh tế và việc làm của người dân khi bị thu hồi đất.
Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh nhằm xác định sự thay đổi về: - Đời sống kinh tế của hộ trước và sau khi bị thu hồi đất.
- Lao động làm nông nghiệp trước và sau khi bị thu hồi.
- Lao động tham gia các ngành kinh tế trước và sau khi bị thu hồi đất. - Thu nhập của hộ trước và sau khi bị thu hồi đất.
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Tổng diện tích đất nông nghiệp bị mất so với tổng diện tích đất nông nghiệp ban đầu.
- Tỷ lệ diện tích đất bị mất: Là sự so sánh giữa diện tích bị mất so với diện tích đất nông nghiệp của hộ.
Diện tích đất sản xuất NN bị mất
Tỷ lệ diện tích mất đất = --- . 100 Tổng diện tích đất nông nghiệp
- Diện tích đất thu hồi bình quân trên hộ.
- Diện tích đất nông nghiệp trước và sau khi bị thu hồi. - Hộ bị thu hồi nhiều nhất.
- Hộ bị thu hồi ít nhất.
3.2.5.2 Hệ thống chỉ tiêu đào tạo nghề, giải pháp tạo việc làm cho nông dân ở vùng có đất bị thu hồi:
- Chất lượng của lao động.
- Kết quả đào tạo của xã qua các năm.
- Các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm. - Việc làm của lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất.
PHẦN IV
4.1 Thực trạng công tác thu hồi đất nông nghiệp tại xã Sơn Lôi
Xã Sơn Lôi với tổng cộng 6 xóm. Cụ thể là xóm Bá Cầu, Lương Câu, Nhân Nghĩa, Ngọc Bảo, An Lão, Ái Văn. Cả 6 xóm đều có đất bị thu hồi, trong đó có 4 xóm có diện tích đất bị thu hồi lớn là Ngọc Bảo, An Lão, Lương Câu và Nhân Nghĩa. Trong phần đất bị thu hồi ở các xóm thì đất nông nghiệp là loại đất bị thu hồi nhiều nhất.
Sơn Lôi là xã nông nghiệp của huyện Bình Xuyên, với tổng diện tích đất nông nghiệp khá lớn là 414,30 ha chiếm 43,2 % tổng diện tích đất tự nhiên của xã (năm 2010). Từ khi quá trình thu hồi của KCN làm diện tích đất nông nghiệp giảm đi đáng kể. Với tổng diện tích bị thu hồi là 435,758 ha mất bao gồm cả đất nông nghiệp, đất ở, đất ao, đất giao thông, đất chưa sử dụng...Nằm trong quy hoạch bị thu hồi giai đoạn 2010-2012 để thực hiện thực hiện các dự án xây dựng phát triển KC, đất nông nghiệp bị thu hồi là 142,043ha, chiếm 34,29% diện tích đất nông nghiệp ban đầu của xã. Thực tế 1 năm trở lại đây (2012) diện tích đất nông nghiệp đã mất là 87,39 ha, chiếm 61,52% diện tích đất nông nghiệp trong quy hoạch, đến nay diện tích đất nông nghiệp toàn xã còn 272,2566 ha chỉ bằng 65,71% diện tích đất nông nghiệp ban đầu.(số liệu năm 2012)
Toàn xã có 1559 hộ bị thu hồi đất chiếm 75,35% tổng số hộ (tháng 5/2011), với tổng diện tích đất bị thu hồi là 4357580 m2 (tương đương 435,758 ha) trong đó diện tích đất nông nghiệp là 142,0434 ha chiếm 32,6% so với tổng diện tích đất bị thu hồi. Hầu hết các gia đình bị thu hồi gần hết đất sản xuất nông nghiệp, điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân trong khu vực, trước đây họ chủ yếu làm nông nghiệp, nhưng nay diện tích đất sản xuất nông nghiệp của họ bị thu hồi hết, nếu họ không có khả năng thay đổi chiến lược sinh kế của gia đình thi đây là một điều các cấp, các ban ngành phải quan tâm giải quyết.
Chỉ tiêu Đvt Số lượng 1. Tổng diện tích đất bị thu hồi ha 435,758
Xóm Bá Cầu " 63,697 Xóm Lương Câu " 70,775 Xóm Nhân Nghĩa " 65,381 Xóm Ngọc Bảo " 103,532 Xóm An Lão " 71,547 Xóm Ái Văn " 60,826
2. Các loại đất bị thu hồi
Đất nông nghiệp " 142,043 Đất mặt nước chuyên dùng " 66,235 Đất bằng chưa sử dụng " 119,833 Đất giao thông " 107,647 3. Tổng số hộ bị thu hồi đất hộ 1559
4. BQ diện tích đất bị thu hồi/hộ ha/hộ 0,28
- DT đất của hộ bị thu hồi nhiều nhất " 1,52 - DT đất của hộ bị thu hồi ít nhất "
0,08
( Nguồn: Phòng Địa chính xã Sơn Lôi)
1. “ Đất thì vẫn còn để không đó nhưng người dân không được thuê để trồng trọt dù là thuê trồng dưa, trồng màu trong vòng 3 tháng vì chủ đầu tư sợ không lấy lại được đất” ( Bác Duyên, xóm Nhân Nghĩa, xã Sơn Lôi )
2.“ Thời điểm diễn ra việc thu hồi đất nhiều người dân đã không đồng ý cũng như các đơn kiện của người dân. Quan niệm của người xưa là không học thì về làm nông nghiệp. Bây giờ đất đã bị thu hồi hết thì người dân lấy gì làm ăn trong khi bằng cấp không có rất ít nơi nhận vào làm việc còn lứa tuồi lớn hơn giờ chỉ ở nhà chăn nuôi nhỏ lẻ” ( Ông Tân, xóm Bá Cầu, xã Sơn Lôi )
Đất nông nghiệp bị thu hồi khá lơn làm ảnh hưởng lớn đến cơ cấu lao động, việc làm của người nông dân cũng như tình hình kinh tế toàn xã.
Sau khi bị thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp có sự giảm sút mạnh làm cho diện tích đất nông nghiệp bình quân trên một nhân khẩu nông nghiệp có sự thay đổi mạnh. Hiện nay có một số hộ tự đi tìm đất nông nghiệp ở nơi khác để làm nông nghiệp còn một số hộ khác do có vị trí ở gần đường nên đâu tư kinh doanh như buôn bán, mở nhà hàng, nhà nghỉ, quán cà phê... Còn một số bộ phận do không có tay nghề mà tuổi cũng khá lớn nên chỉ ở nhà nuôi ít gia súc, gia cầm chứ không còn nhiều như hồi trước. Trước thu hồi trung bình mỗi hộ được 0,2 ha đến sau khi thu hồi thì giảm xuống còn 0.13 ha diện tích đất nông nghiệp trên một hộ, trung bình diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ giảm 0,07 ha tương đương với 700 m2.
Như vậy, sau 3 năm thu hồi đất, đất nông nghiệp của các hộ nông dân đang làm hâu như là thuê ở nơi khác, còn nhiều hộ gia đình vẫn chưa tìm được lối thoát cho mình, liệu mình chuyển sang làm những nghề khác có gặp phải rủi ro hay không, tuy số tiền nhận được rất lớn, có thể chốc lát bỗng giàu lên nhưng không biết kinh doanh sinh lời thì ăn mãi cũng hết. Đây là một bài toán khó cho chính quyền địa phương cung như nhưng hộ có đất bị thu hồi.
4.2. Thực trạng lao động, việc làm của các hộ nông dân trên địa bàn xã SơnLôi Lôi
4.2.1. Tình hình việc làm của người lao động
Nhóm tuổi Tổng số
Tình hình việc làm
Có việc làm Không có việc làm
16-17 434 44 390
18-35 2846 1454 1392
36-45 1249 928 321
46-55 (60) 826 669 157
Tổng số 5355 3095 2260
( Nguồn: phòng Lao động, thương binh và Xã hội xã Sơn Lôi)
Từ bảng 4.4, cho thấy số lao động có việc làm thường xuyên là 3095 người, chiếm 57,8%; số lao động bị thu hồi đất thiếu việc làm và không có việc làm là 2260 người, chiếm 42,2%. Với 42,2% lao động thiếu việc làm và không có việc làm là con số đáng quan tâm, của các cấp chính quyền và người dân tại Xã. Các cấp chính quyền cần phối hợp với người dân để đưa ra các giải pháp tạo công ăn việc làm cho người nông dân sau khi bị thu hồi đất, để họ có thể ổn định cuộc sống.
Nhu cầu tìm kiếm việc làm phân theo giới tính của các hộ nông dân sau bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.
Bảng 4.3 Số người trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất nông nghiệp cần giải quyết phân theo giới tính năm 2010
Đơn vị: người
STT Thôn – xóm Tổng số người Giới tính
Nam Nữ
1 Bá Cầu 366 240 126
3 Nhân Nghĩa 212 108 104
4 Ngọc Bảo 362 181 181
5 Ái Văn 442 225 217
6 An Lão 451 175 276
Cộng 2260 1143 1117
( Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội xã Sơn Lôi)
Từ bảng trên ta thấy, số nam có nhu cầu giải quyết việc làm là 1143 người chiếm 50,57% số lao động không có việc làm, số lao động nữ là 1117 người chiếm 49,43% số lao động không có việc làm. Nhìn chung số lao động thất nghiệp của nam và nữ có sự chênh lệch những không đáng kể.
4.2.2. Tình hình lao động
Theo số liệu thống kê đến tháng 5/2010, toàn xã Sơn Lôi có 2069 hộ tương đương 8717 khẩu tập trung trên 6 thôn.
Bảng 4.4 Thống kê số hộ và số nhân khẩu của xã tính đến tháng 5/2011
Stt Khu dân cư Số hộ Số nhân khẩu
1 Thôn Bá Cầu 451 1514
2 Thôn Lương Câu 259 1089 3 Thôn Nhân Nghĩa 219 940 4 Thôn Ngọc Bảo 348 1657
5 Thôn Ái Văn 377 1665
6 Thôn An Lão 415 1852
( Nguồn: Phòng Lao động, thương binh và Xã hội xã Sơn Lôi)
Trong đó số người trong độ tuổi lao động có 5355 người chiếm 61,43%. Thành phần lao động: lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 3842 người, chiếm 71,75% lực lượng lao động của xã, còn lại 28,25% là lao động trong lĩnh vực TTCN, DV thương mại, công chức, viên chức Nhà nức.
Đa phần số lao động có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở. Số lao động đã qua đào tạo là 1809 người chiếm 33,79%, số chưa qua đào tạo là 3546 người chiếm 66,21%.Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ tương đối cao, đây sẽ là một khó khăn trong quá trình chuyên môn hóa và công nghiệp hóa tại địa phương. Xã cần có những kế hoạch đào tạo nghề cho số lao động chưa qua đào tạo để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư tại địa phương và các vũng lân cận. Ngoài ra cần tìm các giải pháp tạo việc làm hiểu quả đển giúp người dân sớm có công việc ổn định.
Hộp số 4.2 Ý kiến về chất lượng nguồn lao động
1. “Thanh niên bây giờ lười quá suốt ngày chỉ có lô đề, cờ bạc, điện tử...không làm ăn gì cả”. ( Bác Trường, thôn Ái Văn, xã Sơn Lôi).
2. “Khi nhà nước thu hồi đất ruộng năm 2010 xã chưa được tiếp cận ngay các chính sách hỗ trợ về việc làm , học nghề cho con em nên tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng, trình độ tay nghề kém” ( Bác Lan, thôn Lương Câu, Sơn Lôi ).
3. “Ngày xưa người dân quan niệm con cái không học nữa thì ở nhà làm ruộng, bây giờ bị thu hồi thì lấy gì mà làm, học nữa cũng khó vì cũng không có điều kiện để mà cho đi học”. (Chú Soạn, thôn Nhân Nghĩa, xã Sơn Lôi ).
4.3. Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồiđất trên địa bàn xã Sơn Lôi đất trên địa bàn xã Sơn Lôi
Trước tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, người nông dân không có việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn. Chính quyền xã Sơn Lôi đã phối hợp với chính quyền các thôn; các doanh nghiệp cùng với người dân thuộc diện thu hồi đất giải quyết vấn đề này. Trong những năm qua, xã Sơn Lôi đã tiến hành một số biện pháp như: đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đât; yêu cầu các doanh nghiệp, chủ dự án sử dụng đất được thu hồi phải tuyển dụng lao động địa phương; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hóa; đẩy mạnh xuất khẩu lao động nông thô ở xã; hỗ trợ vốn cho người lao động…nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Bước đầu đã có một số kết quả như sau:
4.3.1 Về số lượng
Số người có việc làm mới sau khi bị thu hồi đất là 1446 người bằng 63,98% số người trong độ tuổi lao động có nhu cầu tìm việc làm. Bình quân mỗi thôn có 241 lao động được giải quyết việc làm. Trong số đó người có công việc ổn định là 1167 người bằng 80,7%; công việc tạm thời là 279 người bằng 19,3%.
Bảng 4.5 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở xã Sơn Lôi
Chỉ tiêu Tổng Kết quả giải quyết việc làm
Công việc ổn định Công việc tạm thời
Số lao động được giải quyết
( người ) 1146 1167 279 Cơ cấu
( % ) 100 80,7 19,3
4.3.2. Thực trạng tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất tại xã Sơn Lôi
4.3.2.1 Thực trạng về đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất
Từ năm 2010 đến 2012 xã đã kết hợp với các trung tâm dạy nghề trên địa bàn xã, huyện tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho 461 lao động thuộc diện bị thu hồi đất, chiếm 40,23% số lao động được giải quyết việc làm, được đào tạo các ngành nghề như: may công nghiệp, nấu ăn, cơ khí, hàn, sửa chữa xe máy, điện dân dụng…Trong đó:
- Nghề may: 50 người
- Nghề sửa chữa xe mấy: 144 người - Nghề nấu ăn: 115 người
- Nghề cơ khí: 152 người
Đồ thị 4.1 Số lao động qua đào tạo được giải quyết việc làm giai đoạn 2010- 2012
Bảng 4.6 Tổng hợp kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất xã Sơn Lôi.
STT Thôn
Nghề đào tạo Hình thức đào tạo Nghề may Sửa chữa se máy
Cơ khí Nấu ăn Ngắn hạn Dài hạn 1 Bá Cầu 3 21 29 24 49 28 2 Lương Câu 10 25 20 18 43 30 3 Nhân Nghĩa 12 9 10 8 21 18 4 Ngọc Bảo 9 32 34 26 61 40 5 Ái Văn 10 27 27 24 54 34 6 An Lão 6 30 32 15 46 37 Tổng cộng 50 144 152 115 274 187
( Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội xã Sơn Lôi)
Hình thức đào tạo có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn. Trong số 461 người được đào tạo, có 274 người được đào tạo theo hình thức ngắn hạn chiếm 59,44%; 187 người được đào tạo dài hạn chiếm 40,56%. Những nghề này cũng gắn liền với nhu cầu của lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đồng thời gắn liền với sản xuất của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp. Trong quá
trình đào tạo,chính quyền xã đã hỗ trợ trực tiếp cho người lao động nông nghiệp tham gia đaò tạo nghề với thơi gian và mức kinh phí hỗ trợ như sau:
Bảng 4.7 Thời gian hỗ trợ kinh phí và mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề
STT Nghề đào tạo Thời gian hỗ trợ (tháng ) Kinh phí hỗ trợ (đồng/học viên/khóa học) 1 Nghề may 5 1.500.000 2 Nghề sửa chữa xe máy 5 1.500.000 3 Nghề nấu ăn 5 1.500.000 4 Nghề cơ khí 5 1.500.000
( Nguồn: Thời gian hỗ trợ kinh phí và mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề theo nghề của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Mức hỗ trợ cho mỗi học viên làm 300.000 đồng /học viên/tháng. Sau khi