0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ SƠN LÔI, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 29 -37 )

a, Khái niệm việc làm

Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Một người lao động có việc làm khi có một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội. Thông qua việc làm, người lao động thực hiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm và thu nhập. Ở mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, khái niệm việc làm lại được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Trước đây, trong nền cơ chế kế hoạch hóa tập trung, những người lao động làm việc trong khu vực thể chế kinh tế, khu vực nhà nước, khu vực tập thể là những người được coi là có việc làm.

Hiện nay, sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nên nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, quan niệm việc làm đã được thay đổi. Theo điều 13 chương 3 Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1994 đã ban hành: “Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.

Tuy nhiên, quan niệm của người lao động về việc làm trong giai đoạn này cũng có thay đổi. Trước đây, nhiều người quan niệm rằng chỉ làm việc trong các xí nghiệp quốc doanh và nằm trong biên chế nhà nước thì mới được coi là có công việc ổn định, còn việc làm trong các thành phần kinh tế khác thì bị coi là không có công việc ổn định. Vì vậy, nhiều người cố gắng xin vào làm việc trong nhà nước. Hiện nay, đối với nhiều người quan niệm này không còn mang nặng. Với họ, chỉ cần tìm được công việc phù hợp, có thu nhập cao và được nhà nước khuyến khích thì họ sẵn sàng làm.

Có thể nói yếu tố việc làm và yếu tố lao động có liên quan đến nhau, cùng phản ánh đến lợi ích của một con người. Tuy nhiên, hai phạm trù này không giống nhau, bởi có việc làm thì chắc chắn có lao động, nhưng ngược lại có lao động chưa chắc đã có việc làm, bởi nó còn phụ thuộc vào mức độ ổn định của công việc mà người lao động đang làm.

b, Khái niệm tạo việc làm

“ Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất; số lượng và chất lướng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp với tư liệu sản xuất và sức lao động”.

Cơ chế tạo việc làm là cơ chế 3 bên: người lao động, Nhà nước và người sử dụng lao động.

2.1.5.2 Các giải pháp của Nhà Nước nhằm tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất

a. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển các ngành nghề thích hợp

Nhiều KCN, KKT, KCX được xây dựng do đó cần thực hiện thu hút đầu tư đồng bộ vào các KCN, KKT, KCX với nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau; chú trọng phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động như may mặc, bao bì, Piagio…

b. Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm, thu nhập cho người nông dân bị thu hồi dất

- Hoàn thiện chính sách thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp

+ Bổ sung cơ chế, chính sách góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào dự án. + Hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

- Đổi mới nội dung chính sách tạo việc làm, chuyển đổi nghề đối với người nông dân bị thu hồi đất

- Nhà nước tạo điều kiện khởi nghiệp cho người nông dân có đất bị thu hồi, thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp

Lập vười ươm cho sự khởi nghiệp. Tức là, dành một quỹ đất thích hợp trong khu công nghiệp và khu đô thị mới, để cho các hộ bị thu hồi đất, di dời tái định cư thuê với giá ưu đãi và có chính sách miễn, giảm thuế phù hợp.

Quy hoạch bố trí tái định cư,phải gắn liền với quy hoạch phát triển đô thị, phát triển dịch vụ, khu nhà ở công nhân.

c. Giải pháp về đào tạo nghề theo từng nhóm tuổi và theo hướng đa dạng hóa ngành nghề

- Đối với những hộ lựa chọn phương án tiếp tục sản xuất nông nghiệp

Đòi hỏi phải trang bị cho họ kiến thức mới trong sản xuất nông nghiệp là sản xuất hàng hóa, với năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi cao, định hướng sản xuất theo nhu cầu tiêu dung trong nước và xuất khẩu. Có thể theo môi hình tổ chức hội sinh vật cây cảnh, hoặc mô hình trồng hoa,… trên cơ sở chuyển giao kỹ thuật công nghệ và bao tiêu sản phẩm đầu ra để ổn định lâu dài.

- Đối với những hộ lựa chọn phương án chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp

Đào tạo nghề cho người nông dân bị thu hồi đất, vừa căn cứ vào từng đối tượng cụ thể, vừa bán sát cơ cấu kinh tế của địa phương.

+ Đôi với lứa tuổi trung niên, họ không dễ dàng để học một nghề mới. Do vậy, giải pháp khả thi nhất là đào tạo ngắn hạn, mang tính định hướng để chuyển đổi nghề.

+ Đối với thanh niêm (dưới 35 tuổi), cần được đào tạo nghề cơ bản, lâu dài phù hợp với đối tượng tuyển dụng của các doanh nghiệp. Do vậy, cần phải thực thi đồng bộ cơ chế phối hợp giữa Nhà nước – cơ sở đào tạo – người sử dụng lao động – người nông dân trong chính sách đào tạo nghề.

d. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tăng cơ hội việc làm ngoài nước cho người lao động

Các cơ quan chức năng cần có sự liên kết với nhau trong tổ chức, tạo thuận lợi để người bị thu hồi đất được ưu tiên đi xuất khẩu lao động. Có chính sách khuyến khích gián tiếp qua hỗ trợ người nông dân, để các doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu lao động tuyển chọn người dân thuộc diện thu hồi đất.

e. phát triển thông tin thị trường lao động, tổ chức hiệu quả sàn sàn giao dịch việc làm

Đẩy mạnh công tác thu nhập thông tin về nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp; thông báo thường xuyên tới các xã, thị trấn, thông qua nhiều kênh tuyên truyền, nhằm giúp người dân biết, đăng kí lựa chọn việc làm phù hợp. Cung cấp các thông tin về cơ hội đào tạo, chương trình về giáo dục đào tạo, hướng dẫn lựa chọn nghề nghiệp. Thường xuyên tổ chức sàn giao dịch việc làm, cung cấp thông tin cung – cầu lao động trên thị trường lao động cho doanh nghiệp có nhu cầu tuyển, người lao động có nhu cầu tìm việc làm gặp nhau.

f. Hỗ trợ vốn cho người nông dân

Nhà nước cần có cơ chế cho người bị thu hồi đất vay vốn từ các chương trình vay vốn ưu đãi như đối tượng hộ nghèo. Có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề thích đáng và đơn giản về thủ tục. Hỗ trợ khám sức khỏe, làm hộ chiếu và cho vay tín dụng ưu đãi đối với các khoản kinh phí đóng góp, tiền đặt cọc trước khi đi lao động nước ngoài.

2.1.5.3 Giải pháp cụ thể về phía cung lao động

a. Giải pháp Nhà nước thực hiện

- Giải pháp nâng cao chất lượng lao động cho người nông dân

+ Thường xuyên mở các lớp tập huấn đào tạo việc làm cho người nông dân + Cải thiện và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo

Thứ nhất, phát triển giáo dục phổ thông. Cần đổi mới đào tạo chương trình và phương pháp dạy học, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ sự tự tin, sáng tạo bước vào xã hội tương lai trên cơ sở trình độ học vấn phổ thông cơ bản toàn diện và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, có sức khỏe, ý thức bản thân và có tinh thần trách nhiệm với gia đình và xã hội. Đồng thời thực hiện phân hóa dạy học tích cực gắn với hướng nghiệp và định nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Ngoài ra cần phải tăng cường đầu tư cho giáo dục và sử

dụng có hiệu quả nguồn vốn trong giáo dục; phải xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý; thực hiện công tác phổ cập giáo dục.

Thứ hai, phát triển giáo dục đại học. Trước hết phải chuẩn hóa chương trình và giáo trình. Chương trình và giáo trình phải được xây dựng theo định hướng mà ngành giáo dục đại học hướng tới là đào tạo để phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội. Tiếp theo cần phải chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và sinh viên, chuẩn hóa cơ sở vật chất của các trường đại học, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học. Đồng thời tăng cường công tác quản lý giáo dục và hợp tác quốc tế.

Thứ ba, phát triển hệ thống đào tạo nghề. Cần phải chuẩn hóa chương trình đào tạo nghề. Đào tạo nghề gắn với yêu cầu phát triển của từng địa phương, thực hiện sự liên kết giữa các địa phương. Tăng cường sự đầu tư của chính quyền cho công tác đào tạo nghề, coi đầu tư này là đầu tư phát triển đồng thời thúc đẩy quá trình xã hội hóa đào tạo nghề. Thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề. Trước mắt cần thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn và cho thanh niên.

- Các giải pháp khác của Nhà nước

+ Khuyến khích sự phát triển khu công nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn, đồng thời duy trì và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn nhằm tạo ra nhiều việc làm và nâng cao thu nhập để giúp lao động ly nông nhưng không ly hương. Giải quyết việc làm tại chỗ cho người nông dân. + Hỗ trợ vốn vay cho các hộ nông dân để họ có thể đầu tư sang các lĩnh vực khác như buôn bán, chăn nuôi, kinh doanh…tạo các nghề mới cho chính họ. + Hướng dẫn việc sử dụng tiền đề bù hợp lý, đầu tu có hiệu quả.

+ Trang bị kỹ năng, kiến thức cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp, cũng như đất ở.

b. Về phía người nông dân

- Tự học hỏi kinh nghiệm của các hộ chuyển đổi nghề đi trước, tham gia các khóa đào tạo nghề của xã.

- Liên tục tự tìm tòi, trau rồi các kỹ năng, kiến thức về chuyển đổi nghề mới, tự tìm cơ hội việc làm mới cho mình.

2.1.5.4 Giải pháp về cầu lao động

a. Giải pháp mà Nhà nước cần thực hiện

Liên kết phát triển kinh tế xã hội và NNL giữa các xã trong Khu vực

Cần thống nhất quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung cho vùng. Tiến hành phân công lao động và thực hiện chuyên môn hóa sâu giữa các tỉnh để có thể khai thác có hiệu quả NNL và các thế mạnh khác của mỗi địa phương và toàn vùng. Bảo đảm sự cân đối giữa lao động và các yếu tố sản xuất khác.

Hình thành hệ thống các thị trấn, thị tứ để tạo ra các trung tâm kinh tế dịch vụ ở nông thôn nhằm thu hút lao động nông thôn.

Liên kết với các doanh nghiệp, công ty hoạt động tại các KCN được xây dựng trên đất thu hồi của người dân để giải quyết việc làm cho các hộ có lao động đáp ưng được yêu cầu của công ty.

Cho người nông dân vay vốn mởi trang trại, htx để có thể giải quyết cho một số bộ phận lao động không thể đáp ưng được yêu cầu của các DN, công ty.

Ngoài ra, có thể xuất khẩu lao động đi các nước. Việc thực hiện tốt hoạt động XKTĐ sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người dân,tạo nguồn thu ngoại tệ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước và giúp cho lao động nắm bắt, học tập những kinh nghiệm, kỹ thuật của các nước tiên tiến, hình thành tác phong, thói quen làm việc khoa học, công nghiệp. Hoặc có thể làm việc ở các địa phương khác như lên thành phố, làng nghề ở địa phương khác.

b. Những giải pháp về phía các doanh nghiệp, công ty, nhà máy

Có chính sách hợp lý về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đào thải lao động

Đây là khâu có tính chất quyết định trong quá trình phát triển NNL. Theo kinh nghiệm của các địa phương và trên thế giới, nếu thiếu một chính sách về tuyển chọn sử dụng và đãi ngộ lao động tốt cả ở tầm vĩ mô và vi mô thì không thể phát triển NNL được.

Trước hết, chính sách tuyển dụng phải xác định tuyển người phù hợp với công việc, lấy hiệu quả công việc làm thước đo, không phân biệt đối với người được tuyển chọn, đồng thời công khai minh bạch thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện làm việc, sự đãi ngộ và quá trình tuyển chọn. Đồng thời cần phải có người tuyển chọn giỏi mà nếu chúng ta thiếu thì có thể thuê tư vấn và áp dụng chế độ thử việc.

Sử dụng đúng người vào đúng công việc làm cho lao động nông dân phát huy được năng lực, thỏa mãn nhu cầu nghề nghiệp, và quan trọng hơn tạo ra nhu cầu phải hoàn thiện phát triển cho họ. Các địa phương căn cứ vào nhu cầu thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất và tổ chức quản lý của doanh nghiệp và địa phương sẽ ký hợp đồng với các trường đại học hay trung tâm. Kết quả thu được sẽ dành một phần để tái đầu tư nghiên cứu.

Đãi ngộ về lương bổng vật chất, điều kiện làm việc và cơ hội thăng tiến làm cho lao động nông dân gắn bó với công việc và phát huy tốt nhất khả năng của họ.

Những lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc, không hoàn thành phải bị đào thải, tạo điều kiện

cho các ứng viên khác phát huy được khả năng của họ.

Đây cũng là quá trình tất yếu của sự phát triển, tạo ra áp lực để mọi người không ngừng hoàn thiện và nâng cao khả năng của mình.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ SƠN LÔI, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 29 -37 )

×