Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất ở nước

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ SƠN LÔI, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 39 - 105)

nước ta

2.2.2.1 Kinh nghiệm và chính sách giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất ở Việt Nam

Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đât. Điều đó được thể hiện ở nhiều chính sách như chính sách đất đai, chính sách tín dụng nông thôn, chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn…

- Chính sách đất đai

Người nông dân gắn với đất đai. Không có điều đó thì nông nghiệp không thể phát triển. Kể từ khoán 100, khoán 10 cho đến luật đất đai năm 2003, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện được điều đó. Đất đai trở thành nguồn sinh lợi chủ yếu của nông dân. Họ có quyền tự chủ cao hơn với đất đai. Điều đó làm cho nguồn vốn, kỹ thuật và lực lượng lao động ở nông thôn được giải phóng. Việc làm trong nông thôn được tạo ra nhiều hơn, thu nhập của nông dân được nâng cao. Hiện nay, để nông nghiệp phát triển cao hơn cần dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất tạo điều kiện phát triển mạnh kinh tế trang trại. Trên phạm vi cả nước, xu hướng này đang được khuyến khích phát triển mạnh mẽ.

- Chính sách tín dụng nông thôn. Vốn là yêu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. Đặc biệt nông dân nước ta còn nghèo nên yêu cầu về vốn càng gay gắt. Từ thực tế đó, nhà nước đã chỉ đạo

hình thành mạng lưới tín dụng cho nông dân rộng khắp trên cả nước nhằm cung cấp vốn kịp thời cho nông dân. Hiện nay, một cơ sở kinh doanh được vay tối đa 500 triệu đồng, hộ gia đình được vay tới 20 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh và tạo việc làm.

Ngoài ra còn có nhiều hình thức huy động vốn giúp người nghèo, đặc biệt là chương trình Nối vòng tay lớn hàng năm huy động được hàng chục tỷ đồng. Việc cung cấp vốn kịp thời cho nông dân đã góp phần đẩy mạnh sản xuất, tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, chuẩn nghèo mới tính từ 2011 đã nâng cao hơn mức cũ nhều nhưng tỷ lệ nghèo ở nước ta ở mức 14,2% là một thành tựu lớn.

- Phát triển nông nghiệp hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và nông thôn

Thực chất của chính sách này là thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông hôn và trang trại, phát triển các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn.

Cùng với sự giúp đỡ của nhà nước, những năm qua kinh tế hộ và trang trại ngày càng phát triển, nhiều loại cây trồng và con gia súc mới được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khoa học công nghệ được áp dụng làm cho năng suất cây trồng và vật nuôi ngày càng cao. Trong khi đó các ngành phi nông nghiệp cũng phát triển mạnh đã giải quyết quan trọng vấn đề việc làm và thu nhập của nông dân.

- Chương trình đưa người nông dân đi làm việc ở nước ngoài.

Trong những năm qua nước ta đã đưa hàng chục vạn người nông dân đi làm việc ở nước ngoài. Chương trình này có ý nghĩa to lớn trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân. Giải quyết được nhu cầu việc làm cho người nông dân, ngoài ra hàng năm người nông dân ở nước ngoài còn gửi một lượng ngoại tệ khá lớn về nước. Điều đó góp phần quan trọng xoá đói giảm

nghèo và tạo việc làm mới trong nước. Về lâu dài hơn, chương trình cũng tạo ra một đội ngũ công nhân lành nghề do học được kỹ thuật và kinh nghiệm từ các nước mà họ đến làm việc.

Chương trình quốc gia giải quyết việc làm

Để chính sách giải quyết việc làm đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chương trình giải quyết việc làm cụ thể.

- Nghị quyết 120 / HĐBT ngày 11 - 4 -1992 về những chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong những năm tới.

Nguồn vốn 120 được hình thành từ ngân sách nhà nước, thu từ lao động làm việc ở nước ngoài và từ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Quỹ 120 thực hiện cho vay với lãi suất thấp nhằm tạo việc làm mới, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Với nông nghiệp nông thôn, quỹ hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông lâm ngư nghiệp, mở mang và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn.

- Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Theo chi thị 327/CT- TTg của thủ tướng chính phủ ngày 15/9/1992. Nguồn vốn được hình thành từ ngân sách nhà nước, thuế tài nguyên, vốn viện trợ, vốn vay hợp tác nước ngoài. Chương trình 327 nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển nông lâm kết hợp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, phát triển kinh tế bền vững.

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 27/11/2009 về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Theo chương trình này, từ nay đến năm 2020 sẽ đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm. Đây là chương trình lớn, tạo cơ hội thuận lợi cho lao động nông thôn trong những năm tới.

Qua nghiên cứu các chương trình quốc gia giải quyết việc làm được áp dụng trên phạm vi cả nước, có thể rút ra một số kinh nghiệm với xã Sơn Lôi như sau:

- Về chính sách ruộng đất, xã cần phải có giải pháp đẩy nhanh việc dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển sản xuất và hình thành các trang trại sản xuất hàng hoá có hiệu quả. Thực tế cho thấy, ở xã Sơn Lôi công việc này diễn ra chậm. Các hộ có nhiều thửa ruộng nhỏ ở nhiều cánh đồng khác nhau điều đó cản trở sự phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá.

Sơn Lôi là xã có tiềm năng phát triển kinh tế trang trại tổng hợp, xã cần có giải pháp phát triển trang trại nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân.

- Về chính sách tín dụng. Việc thực hiện chính sách tín dụng phải mang tính đặc thù phù hợp với phong tục tập quán và trình độ dân trí của mỗi vùng. Trước hết cần đơn giản hoá các thủ tục vay vốn để nông dân dễ tiếp cận với ngồn vốn tín dụng.

- Đối với các hộ nông dân trung bình và nghèo, việc cho vay cần tuân theo những nguyên tắc sau:

Một là cần sự sâu sát của cán bộ khuyến nông để nông dân biết đầu tư vào cái gì và làm như thế nào.

Hai là cho vay ít nhưng làm nhiều lần để đảm bảo hiệu quả của vốn vay và nông dân có khả năng từng bước mở rộng quy mô và hiệu quả sản xuất của họ.

Ba là tuỳ theo điều kiện cụ thể mà cho vay bằng hiện vật rồi xoay vòng theo nhóm. Điều này sẽ hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích của nông dân.

- Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Ở xã việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra chậm ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn kém phát triển. Để đẩy mạnh giải quyết

việc làm và phát triển kinh tế nông thôn thì xã cần khắc phục những hạn chế trên.

2.2.2.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất của một số tỉnh bạn

a, Thành phố Đà Nẵng

Đà nẵng đã xây dựng được 53 cơ sở đào tạo nghề, thời kỳ 2005 – 2010 đã đào tạo cho 168.000 người vời 122 ngành nghề khác nhau. Kế hoạch dự kiến tới năm 2015 Thành phố sẽ tiếp tục xây dựng nhiều cơ sơ đào tạo nghề lên con số 87 cơ sở với số lao động được qua đào tạo sẽ đạt 65% tổng lực lượng lao động.

b, Tỉnh Bắc Ninh

- Tỉnh Bắc Ninh 6 tháng đầu năm 2011 đã kết hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất đã tuyển và đào tạo nghề cho 10850 người. Giải quyết phần lớn cho lao động ở khu vực nông thôn.

- Phát triển kinh tế - xã hội tạo nhiều chỗ việc làm mới.

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.

- Phát triển các ngành nghề dịch vụ thu hút lực lượng lao động.

- Thực hiện tốt công tác giáo dục – đào tạo nghề cho người lao động, dạy nghề gắn với thị trường lao động.

c, Thành phố Hà Nội

Thành phố chú trọng duy trì và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm. Tính đến nay, tổng nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm của thành phố đạt trên 900 tỷ đồng, trong đó, vốn từ ngân sách Trung ương gần 160 tỷ đồng, đã giải quyết vốn vay gần 18.000 dự án, tạo việc làm cho trên 140.000 lao động.

Bên cạnh đó, thành phố đang quan tâm nâng cao chất lượng lao động, chú trọng tạo nguồn nhân lực tại chỗ, có trình độ chuyên môn, ưu tiên lao động vùng nông thôn, vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thu hồi đất cho các dự án được học nghề và giải quyết việc làm. Thành phố đã xây dựng được gần 280 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, đào tạo đa ngành, đa nghề, trong đó có nhiều nghề mới phù hợp với xu thế phát triển.

Hà Nội cũng đã giải ngân trên 1.000 tỷ đồng từ Chương trình quốc gia về việc làm, giải quyết việc làm cho trên 540.000 lao động, giúp giảm mạnh tỷ lệ thất nghiệp khu vực nội thành.

d, Tỉnh Ninh Thuận

Năm 2011 Ninh Thuận cũng dành đến 11,34 tỷ đồng cho đào tạo lao động nông thôn. Với số tiền đó tỉnh đã xây dựng nhiều cơ sở đào tạo nghề, hỗ trợ vốn cho người nông dân lập nghiệp, khởi nghiệp…

e, Tỉnh Hưng Yên

- Tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, tích cực trong định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ tìm việc làm…

- Lập quy hoạch và hình thành khu công nghiệp với tổng diện tịch gần 1.000 ha đẻ thu hút trực tiếp và gián tiếp tạo thêm việc làm cho những người hoạt động dịch vụ

- Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài với nhiều hình thức, chủ yếu là đi lao động, chuyên gia, du học…

- Đưa lao động đi xây dựng vùng kinh tế mới…

 Một số bài học rút ra cho xã Sơn Lôi về giải quyết việc làm cho người lao động vùng thu hồi đất.

- Trong nông thôn, cơ cấu sản xuất nông nghiệp nên chuyển hướng mang lại năng suất, chất lượng cao.

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực phải hướng vào đẩy nhanh khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động.

- Cách thức thực hiện trong việc giải quyết việc làm nên kết hợp sức mạnh giữa nhà nước, doanh nghiệp và nông dân bị mất đất cùng phối hợp thực hiện

- Phải đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động về học nghề,

giải quyết việc làm để người lao động chủ động tham gia học nghề.

- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương, lao động vùng thu hồi đất

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU\ 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a, Vị trí địa lý, địa hình * Vị trí địa lý:

Xã Sơn Lôi có vị trí giáp gianh với thị trấn Hương Canh, đây là trung tâm văn hóa – xã hội của huyện. Liên hệ với các xã xung quanh bằng đường 36M, ngoài ra còn có đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai ( đang xây dựng) chạy qua địa bàn xã và những cấp đường nhỏ hơn tạo thành mạng lưới giao thông thuận lợi là điều khiện thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trong xã cũng như đời sống xã hội.

Vị trí địa lý như sau :

Phía Bắc giáp xã Bá Hiến, Phía Tây Bắc giáp xã Tam Hợp,

Phía Đông, Đông Nam giáp thị xã Phúc Yên, Phía Tây giáp thị trấn Hương Canh,

Phía Tây Nam giáp xã Đạo Đức.

Đời sống nhân dân ở mức trung bình khá, trình độ dân trí chưa cao.

Trong tương lai xã năm trong mạng lưới giao thông của Trung ương, Tỉnh, Huyện có đường Cao tốc chạy qua. Do vậy có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với bên ngoài nhất là phát triển công nghiệp - du lịch - dịch vụ - thương mại.

* Địa hình:

+ Xã Sơn Lôi năm trong vùng trung du của huyện Bình Xuyên (vùng trung du bao gồm các xã Hương Sơn, Thiện Kế, Bá Hiến, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu và Gia Khánh) là vùng tiếp giáp với vùng núi chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đặc điểm địa hình của xã phần lớn là đồi gò có độ dốc cấp 2 (80m- 150m) nằm xen kẽ giữa các dải ruộng bậc thang có độ dốc cấp 1(dưới 80m). + Địa hình đất đai chia thành hai vùng cơ bản:

Vùng cao là vùng đồi núi thấp nằm liền kề nhau bao quanh xã và một phần nhỏ các đồi rải rác đan xen vùng đồng bằng.

Vùng thấp là các dải đồng bằng nằm trong rải rác các thôn trong xã tương đối bằng phẳng. Đây là khu vực sản xuất và sinh sống chính của người dân trong xã. Trong đó có sông Phan, sông Ba Hanh và đường 36M chạy qua. Độ cao trung bình từ 50 – 100m.

b, Điều kiện khí hậu, thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên * Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn.

- Về khí hậu, thời tiết:

Xã Sơn Lôi nằm trong tiểu vùng khí hậu thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, bị chi phối bởi dãy núi Tam Đảo, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, thường chịu tác động không tốt từ cơn bão, gây mưa to, lốc lớn. Thời kỳ thứ nhất: diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7 trời nóng bức, nhiệt độ ngoài trời lên cao, nắng mưa thất thường kèm theo giông bão, đôi khi có những trận gió Lào làm cây cối, lúa mùa khô héo, thời kỳ này mưa tập trung có thể gây úng. Thời kỳ thứ hai: từ tháng 7 đến tháng 9 nhiệt độ có giảm đôi chút nhưng thường có mưa kéo dài gay úng cục bộ.

Mùa đông: (lạnh và khô hanh) kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau được chia làm hai thời kỳ:

Thời kỳ thứ nhất: được tính từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau, thời kỳ này không khí khô khan, độ ẩm thấp, biên độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau nhiều, hầu như không có mưa, sương mù vào buổi sáng (đôi khi có sương muối) trời giá lạnh có những đợt rét kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

Thời kỳ thứ hai: kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, giai đoạn này thời tiết ấm dần, đôi khi có mưa nhỏ (mưa phùn) có nhưng đợt rét ngắn vào cuối vụ, thời tiết đỡ khắc nghiệt hơn.

Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,5 –25oC, tuy nhiên chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông khá lớn (trung bình mùa hè là 28 – 34,4oC; mùa đông từ 13 - 16oC tối thấp có những ngày dưới 10oC, nhiệt độ trong năm cao nhất vào

tháng 6,7,8 đạt 38oC; thấp nhất vào tháng 12,1,2 đạt 9oC. Do điều kiện địa hình nên nhiệt độ giữa vũng đồng bằng và miền núi chênh lệch nhau đến 5oC - 7oC. Lượng mưa giữa vùng núi và vùng thấp cũng có sự chênh lệch. Xã Sơn Lôi có lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho cây trồng và sinh hoạt,

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ SƠN LÔI, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 39 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w