a, Vị trí địa lý, địa hình * Vị trí địa lý:
Xã Sơn Lôi có vị trí giáp gianh với thị trấn Hương Canh, đây là trung tâm văn hóa – xã hội của huyện. Liên hệ với các xã xung quanh bằng đường 36M, ngoài ra còn có đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai ( đang xây dựng) chạy qua địa bàn xã và những cấp đường nhỏ hơn tạo thành mạng lưới giao thông thuận lợi là điều khiện thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trong xã cũng như đời sống xã hội.
Vị trí địa lý như sau :
Phía Bắc giáp xã Bá Hiến, Phía Tây Bắc giáp xã Tam Hợp,
Phía Đông, Đông Nam giáp thị xã Phúc Yên, Phía Tây giáp thị trấn Hương Canh,
Phía Tây Nam giáp xã Đạo Đức.
Đời sống nhân dân ở mức trung bình khá, trình độ dân trí chưa cao.
Trong tương lai xã năm trong mạng lưới giao thông của Trung ương, Tỉnh, Huyện có đường Cao tốc chạy qua. Do vậy có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với bên ngoài nhất là phát triển công nghiệp - du lịch - dịch vụ - thương mại.
* Địa hình:
+ Xã Sơn Lôi năm trong vùng trung du của huyện Bình Xuyên (vùng trung du bao gồm các xã Hương Sơn, Thiện Kế, Bá Hiến, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu và Gia Khánh) là vùng tiếp giáp với vùng núi chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đặc điểm địa hình của xã phần lớn là đồi gò có độ dốc cấp 2 (80m- 150m) nằm xen kẽ giữa các dải ruộng bậc thang có độ dốc cấp 1(dưới 80m). + Địa hình đất đai chia thành hai vùng cơ bản:
Vùng cao là vùng đồi núi thấp nằm liền kề nhau bao quanh xã và một phần nhỏ các đồi rải rác đan xen vùng đồng bằng.
Vùng thấp là các dải đồng bằng nằm trong rải rác các thôn trong xã tương đối bằng phẳng. Đây là khu vực sản xuất và sinh sống chính của người dân trong xã. Trong đó có sông Phan, sông Ba Hanh và đường 36M chạy qua. Độ cao trung bình từ 50 – 100m.
b, Điều kiện khí hậu, thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên * Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn.
- Về khí hậu, thời tiết:
Xã Sơn Lôi nằm trong tiểu vùng khí hậu thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, bị chi phối bởi dãy núi Tam Đảo, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, thường chịu tác động không tốt từ cơn bão, gây mưa to, lốc lớn. Thời kỳ thứ nhất: diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7 trời nóng bức, nhiệt độ ngoài trời lên cao, nắng mưa thất thường kèm theo giông bão, đôi khi có những trận gió Lào làm cây cối, lúa mùa khô héo, thời kỳ này mưa tập trung có thể gây úng. Thời kỳ thứ hai: từ tháng 7 đến tháng 9 nhiệt độ có giảm đôi chút nhưng thường có mưa kéo dài gay úng cục bộ.
Mùa đông: (lạnh và khô hanh) kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau được chia làm hai thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất: được tính từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau, thời kỳ này không khí khô khan, độ ẩm thấp, biên độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau nhiều, hầu như không có mưa, sương mù vào buổi sáng (đôi khi có sương muối) trời giá lạnh có những đợt rét kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
Thời kỳ thứ hai: kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, giai đoạn này thời tiết ấm dần, đôi khi có mưa nhỏ (mưa phùn) có nhưng đợt rét ngắn vào cuối vụ, thời tiết đỡ khắc nghiệt hơn.
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,5 –25oC, tuy nhiên chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông khá lớn (trung bình mùa hè là 28 – 34,4oC; mùa đông từ 13 - 16oC tối thấp có những ngày dưới 10oC, nhiệt độ trong năm cao nhất vào
tháng 6,7,8 đạt 38oC; thấp nhất vào tháng 12,1,2 đạt 9oC. Do điều kiện địa hình nên nhiệt độ giữa vũng đồng bằng và miền núi chênh lệch nhau đến 5oC - 7oC. Lượng mưa giữa vùng núi và vùng thấp cũng có sự chênh lệch. Xã Sơn Lôi có lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho cây trồng và sinh hoạt, nhưng cũng gây nên úng lụt, rửa trôi bào mòn. Về lượng mưa Xã Sơm Lôi nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ cuối tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau. Trong mùa mưa, lượng mưa bình quân 1900 – 2100mm (có năm thấp nhất là 1700mm). Tổng số ngày mưa là 115 ngày tập trung vào tháng 7 đến tháng 10. Mùa khô lượng mưa chỉ đạt 10 – 15% tổng lượng mưa của cả năm. Mưa tập trung vào các tháng 6,7,8 trong thơi gian này lượng mưa đã chiếm 50 – 60% lượng mưa cả năm, có nhưng trận mưa to gây ngập úng cục bộ với việc nước đầu nguồn trần về các sông, suối đã gây lên úng lụt. Mưa ít vào các tháng khô hanh như tháng 12,1,2.
Về ẩm độ và chế độ bốc hơi nước: Hàng năm bình quân ẩm độ là 82% cao nhất là 99% vào cuối xuân đầu hè và thấp nhất là 69% vào mùa khô. Lượng bốc hơi nước hàng năm 618,4mm, cao nhất là 819,6mm, thấp nhất là 442,8mm, các tháng khác nhau thì lượng bốc hơi nước khác nhau từ 17,1mm vào tháng 3 lên 111,2mm vào tháng 6. Độ ẩm chênh lệch không nhiều qua các tháng trong năm; độ ẩm cao vào các mùa mưa, thấp vào mùa đông. Độ ẩm vùng núi cao hơn vùng trung du đồng bằng, bình quân độ ẩm vùng đồi núi là 88%; vùng đồng bằng là 84%.
Sương muối và sương mù: Sương mù xuất hiện vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều nhất là từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Hàng năm, thường có 38 ngày xuất hiện sương mù. Tháng xuất hiện nhiều sương mù nhất là tháng 1 (có thể có từ 5 – 18 ngày), vùng cao xuất hiện sương mù dày hơn
kéo dài 6 – 9 giờ/ngày. Sương muối xuất hiện trung bình mỗi năm 1 – 3 ngày, năm cao nhất là 8 ngày chủ yếu trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Chế độ chiếu sáng: Tổng số giờ chiếu sáng trung bình trong năm là 1850 giờ, thấp nhất là 158 giờ vào tháng 1, cao nhất là 242 giờ vào tháng 5. Riêng vùng núi cao do ảnh hưởng của mây mù nên chế độ chiếu sáng bị hạn chế.
Nhìn chung, khí hậu xã Sơn Lôi- Bình Xuyên thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt đối với các loại cây lúa, cây ngô, khoai, đậu tương, và rau xanh. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, khí hậu tại xã Sơn Lôi- Bình Xuyên mùa hè lượng mưa tập trung lớn vì vậy có thể gây ngập úng, mùa đông đôi khi có sương đay là những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đối với sản xuất nông nghiệp của xã.
- Thủy văn:
Nguồn nước mặt của xã khá phong phú, phụ thuộc vào nhiều nguồn nước từ các suối nhỏ thuộc dãy Tam Đảo chảy vào xã Trung Mĩ ( có hồ Thanh Lanh).
Hệ thống sông cà Cà Lồ: có thể phân chia thành 3 nhánh: nhánh nối với sông Phan, từ Hồ Thanh Lanh, sông Cánh; nhánh nối liền với Cầu Bòn tiêu thoát nước trực tiếp nước mưa của dãy núi Tam Đảo thuộc huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên nhánh nối với sông phan tiêu thoát nước vùng trũng của hai huyện Yên Lạc và huyện Bình Xuyên. Sông Cà Lồ là sông tiêu tự nhiên duy nhất trên địa bàn xã, mực nước cao nhất 9,14m, lưu lượng lớn nhất 268m3/s. Vào mùa lũ tập trung, nước sông Cầu dâng cao không tiêu kịp gây úng cục bộ tại khu vực trũng trong xã thuộc các làng: Bá Cầu, Lương Câu, Nhân Nghĩa, Ngọc Bảo...
+ Nguồn nước mặt:
Mùa mưa: thời gian này lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8 nên tại các sông, suối, ao hồ nguồn nước dồi dào, việc điều tiết nước cho cây
trồng và công nghiệp sau này nhìn chung thuận lợi những mặt khác do mưa tập trung với cường độ lớn thường gây nên ngập úng cục bộ tại khu vực trũng ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Mùa khô: thời gian ít mưa, thời tiết hanh khô, lượng bốc hơi cao; địa hình dốc, mực nước ở sông suối gần như cạn kiệt, nguồn nước điều tiết vào các ao hồ chứa bị hạn chế gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và xây dựng các công trình. Hồ Xạ Hương (thuộc huyện Tam Đảo) cung cấp nước. + Nguồn nước ngầm:
Nguồn nước ngầm của xã không lớn, chất lượng nước không cao. Theo đánh giá sơ bộ về tài nguyên môi trường của Tỉnh Vĩnh Phúc thì trên địa bàn xã có thể khai thác 20.000m3/ngày đêm nhưng việc xử lý cung cấp cho sinh hoạt khá tốn kém. Cần cải tạo nâng cấp và xây mới các hồ chứa để tăng nguồn nước dự trữ cho sản xuất.
* Nguồn tài nguyên:
- Tài nguyên đất: Sơn Lôi nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng nên đất đai đại bàn xã chủ yếu có nguồn gốc hình thành từ phù xa bồi đắp và là vùng trong nên đất đại được bồi đắp từ lâu đời, qua quá trình canh tác đã có những biến đổi nhất định về chất lượng nhưng nhìn chung đất đai nhất là đất nông nghệp vẫn có thể cho phép thâm canh cao, phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
Bảng 3.1 Thống kê hiện trạng sử dụng đất đến năm 2010 của Xã
STT Chức năng sử dụng đất Diện tích đất (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 959,02
I Đất nông nghiệp 414,03 43,20
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 387,47 40,40
1.2 Đất lâm nghiệp 17,08 1,78
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 9,75 1,02
II Đất phi nông nghiệp 540,81 56,39
1 Đất ở 59,36 6,19
2 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
0,44 0,05
3 Đất có mục đích công cộng 12,31 1,28
4 Đất giáo dục 2,80 0,29
5 Đất hạ tầng sản xuất phi nông nghiệp
375,39 39,14
6 Đất khu chôn lấp rác thải 0,69 0,07
7 Đất giao thông 53,40 5,57
8 Đất tôn giáo tín ngưỡng 3,48 0,36
9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,86 0,40
10 Đất mặt nước 29,08 3,03
III Đất khác 3,91 0,41
( Nguồn: Phòng Địa chính UBND xã Sơn Lôi )
- Tài nguyên nước:
Hệ thống mặt nước chủ yếu được khai thác từ hệ thống công trình thủy lợi nối với con sông Phan, sông Ba Hanh và mặt ao hồ trên khắp địa bàn xã. Tuy nhiên nguồn nước mặt phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
Hệ thống nước ngầm chưa được đánh giá, điều tra kỹ và hiện tại đang được khai thác phục vụ sinh hoạt cho nhân dân qua hình thức giêng khơi, giêng khoan
của gia đình, tuy nhiên chất lượng nước khá tốt, chưa bị ô nhiễm. Nguồn nước đang được khai thác có hiệu quả phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã.
-Tài nguyên rừng: Xã nhiều loại gỗ, tre, nứa, luồng, pam... phong phú và các loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao nhưng hiện nay đã bị tàn phá nặng.