Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của cơ quanthi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước (Trang 25 - 30)

hành án dân sự.

1.3.1. Yếu tố kinh tế - xã hội

Ở mỗi quốc gia, khi có nến kinh tế - xã hội phát triển ổn định sẽ có những tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động của các tổ chức trong quốc gia đó, trong đó hệ thống THADS là một trong những cơ quan chịu sự tác động rất lớn đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh những yếu tố tích cực từ yếu tố kinh tế - xã hội đem lại, bao giờ cũng đi kèm theo nó là những yếu tố tiêu cực, những mặt trái của xã hội cũng theo cùng. Kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng, tác động không nhỏ tới hoạt động THADS, bởi nếu nền kinh tế tăng trưởng ổn định, tạo ra nguồn thu ngân sách lớn thì Nhà nước sẽ điều kiện quan tâm, đầu tư kinh phí hoạt động, cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, khởi nghiệp quốc gia, …nói chung và các cơ quan trong hệ thống THADS nói riêng. Khi kinh tế phát triển sẽ tạo ra nhiều việc làm, thu nhập của người lao động được tăng lên sẽ tác động tích cực đếnđời sống vật chất và tinh thần của người dân. Cùng với đó là sự thay đổi về trình độ dân trí sẽ tác động tích cực tới nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân; kinh tế phát triển sẽ tạo ra nhiều của cải cho xã hội và nó là nguồn tài chính để tổ chức, cá nhân bù đắp cho các rủi ro trong hoạt động giao dịch, làm ăn kinh doanh. Kinh tế phát triển sẽ kích thích và là cơ sở để tổ chức một nền tài chính minh bạch và khi đó, thu nhập của tổ chức, cá nhân được quản lý chặt chẽ sẽ giúp cơ quan THADS thuận lợi trong xác minh, xử lý các khoản tài chính, thu nhập của người phải THA, là điều kiện để

26

tổ chức thi hành dứt điểm các vụ việc, góp phần để cơ quan THADS thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh những yếu tố tích cực đó, kèm theo là những yếu tố tiêu cực trong đời sống xã hội. Đó là các giao dịch về kinh tế, thương mại, dân sự phát sinh ngày càng nhiều, thủ đoạn trong hoạt động kinh tế, thương mại với trình độ cao, kèm theo đó là những thủ đoạn tinh vi nhằm trốn tránh các nghĩa vụ về tài chính với quốc gia đó, đồng thời có rất nhiều giao dịch phát sinh tranh chấp phải giải quyết qua con đường tố tụng làm gia tăng hoạt động xét xử và THA. Những hạn chế, tiêu cực nêu trên là hệ quả của yếu tố kinh tế - xã hội làm gia tăng, phát sinh số vụ việc THADS phải giải quyết của cơ quan THA.

1.3.2. Mức độ hoàn thiệncủahệ thốngpháp luật

Các quy định, thể chế của pháp luật nói chung và pháp luật về THADS nói riêng được hồn chỉnh sẽ tác động tích cực tới hoạt động THADS, tức là những nội dung, hình thức của pháp luật được hồn chỉnh sẽ giúp cho việc áp dụng pháp luật được đảm bảo chính xác, hạn chế được những rủi ro, sai phạm trong q trình tác nghiệp và từ đó có thể dẫn đến những thắc mắc, khiếu kiện trong THA. Hệ thống pháp luật về THADS sẽ phát huy hiệu lực, hiệu quả trong thực tiễn khi hệ thống pháp luật về THADS có đầy đủ các chế định pháp luật, quy định về địa vị pháp lý, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hệ thống các cơ quan THADS; những quy định về trình tự, thủ tục, hoạt động THADS phù hợp với bản chất, đặc trưng của từng lĩnh vực THADS; các mối quan hệ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động THADS được quy định rõ ràng, gắn với trách nhiệm của từng chủ thể sẽ phát huy tác dụng tối đa trong công tác phối hợp thi hành án; quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên đương sự được quy định chặt chẽ trong thể chế sẽ tạo điều kiện để cơ quan THADS phát huy được nội lực trong tổ chức thi hành các bản án, quyết định của TA.

Hiệu quả mang lại từ mức độ hoàn chỉnh của pháp luật đối với cơng tác THADS chính là khả năng tác động vào các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Nó được kiểm chứng, đánh giá gắn liền với hiệu quả hoạt động của công tác

27

THADS thông qua sự tác động, ảnh hưởng của hoạt động này tới sự ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngược lại sẽ cho thấy hệ thống pháp luật ấy chưa đảm bảo sự hồn chỉnh, cịn những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục, hoàn thiện cho phù hợp.

1.3.3. Yếu tố tổ chức bộ máy và nhân sự

Khái niệm“Hệthống chính trị” bắtđầu đượcsửdụng từ Hộinghị Trung ương 6 khóa VI (tháng 3-1989), để thay cho khái niệm “Hệ thống chun chính vơ sản”. Đây là một bước nhận thức mới của Đảng ta về vai trò, vị trí, tính chấtcủahệthốngquyền lực trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

Hệ thống chính trị của chúng ta gồm ba “tiểu hệ thống” là Đảng Cộng

sản, Nhà nước và MặttrậnTổ quốctậphợp các đoànthể, tổchức nhân dân. Ba

“tiểu hệ thống” chính trị gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng chung mục đích xây

dựng, phát triển đất nước, tiến lên CNXH, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Ba

“tiểuhệ thống” ấy gắn bó chặt chẽ với nhau, hợp thành một hệ thống chính trị

thống nhất, vận hành theo quan hệ chức năng có tính ngun tắc: Đảng lãnh

đạo, Nhà nướcquản lý, Nhân dân làm chủ.

Hệ thống chính trị nước ta nắm giữ toàn bộ hệ thống các quyền lực xã

hội trên thực tế, từ quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước đến các quyền lực khác trong xã hội, trong đó có các quyền lực về xây dựng, hoàn thiện, tổ chức thực thi, kiểm sát việc thực thi hệ thống thể chế phát triển. Chính vì thế, việc hồn thiện và thực thi có hiệu quả thể chế phát triển chỉ có thể xảy ra khi có một tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tốt, hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Đối với tổ chức bộ máy các cơ quan THADS nếu được bố trí đội ngũ nhân sự vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, sắp xếp khoa học, phù hợp và đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra sẽ là điều kiện tiên quyết để thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Quốc hội giao hằng năm.

Trong tổ chức bộ máy thì con người có yếu tố quyết định.Trong tác

phẩm “Sửa đổi lối làm việc” [46], Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Mn việc thành

28

Vì vai trị có ý nghĩa quyết định của cơng tác cán bộ như vậy nên Người yêu cầu “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”, “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu”. Theo Người, việc

“dạy cán bộ và dùng cán bộ” thểhiện ở 6 việc là: 1. Phải biết rõ cán bộ; 2. Phải

cất nhắc cán bộ một cách cho đúng; 3. Phải khéo dùng cán bộ; 4. Phải phân

phối cán bộ cho đúng; 5. Phải giúp cán bộ cho đúng; 6. Phải giữ gìn cán bộ.

Tất cả những cơng việc đó đều là cơng việc của tổ chức, của bộ máy công tác

của Đảng và cả hệ thống chính trị. Chỉ có một tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tốt mới có thể hồn thành được những cơng việc về đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, sử dụng, kiểm tra và phát huy đầy đủ năng lực cán bộ. Cán bộ tốt nhưng đặt vào trong một tổ chức bộ máy khơng tốt thì cán bộ đó hoặc là khơng thể phát huy được năng lực của mình, hoặc là khó tránh khỏi bị rơi vào những sai lầm, bị lôi kéo vào những khuyết điểm. Ngược lại, cán bộ kém mà đặt vào một tổ chức bộ máy tốt sẽ có điều kiện để được học tập, rèn luyện, giúp đỡ nâng cao trình độ văn hóa, năng lực cơng tác, có thể trở thành những cán bộ tốt, hoặc ít ra cũng khơng bị sa vào những sai lầm, khuyết điểm, nhất là những

sai lầm, khuyết điểm về chính trị, đạo đức. Hơn thế nữa, đội ngũ cán bộ tốt sẽ

đảm bảo cho việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện về tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của nó theo hướng ngày càng tích cực hơn, hiệu quả hơn, cập nhật với tình hình và những yêu cầu mới đặt ra từ thực tế.

1.3.4. Văn hóa, phong tục tập quán

Trong quản lý nhà nước, ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào đều mang tính kế

thừa và các yếu tố xã hội như phong tực tập quán mang tính truyền thống, lịch

sử, các mối quan hệ gia đình, dịng họ, làng xóm đều có sự tác động, chi phối

và ít nhiều ảnh hưởng đến công tác cán bộ, thậm chí trong những trường hợp

cụ thể cịn triệt tiêu vai trị kiểm sốt của cơ quan chức năng, hoặc cơ chế tập trung quan liêu vẫn còn để lại nhiều dấu ấn trong nếp nghĩ, phong cách, lề lối làm việc của khơng ít cán bộ, cơng chức, viên chức... Sự tác động của các yếu tố này luôn bao hàm cả hai khả năng tích cực và tiêu cực. Vấn đề đặt ra là phải biết kế thừa, vận dụng, phát huy các yếu tố tích cực, nhất là các giá trị văn hóa,

29

truyền thống đã được kết tinh qua nhiều thời kỳ và hạn chế những yếu tố tiêu cực, lạc hậu làm cản trở q trình hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.

Trong hoạt động THADS thì các bên đương sự là bên phải THA, bên được THA và cơ quan THADS là những chủ thể nhất định, một số trường hợp khác có thể phát sinh đến người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Và các chủ thể ở đây dù là cơ quan hay tổ chức thì vẫn là những con người cụ thể đứng ra đại diện. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật, ý thức pháp luật của mỗi người cũng xuất phát từ trình độ nhận thức, mối quan hệ xã hội, các vấn đề về tơn giáo, giới tính để hình thành nên nó. Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết về pháp luật, ý thức chấp hành quy định của pháp luật còn bị tác động, chi phối bởi phong tục tập quán của cộng đồng nơi họ sinh sống. Khi cá nhân, tổ chức là chủ thể của hoạt động THADS mà họ có nhận thức cũng như việc tuân thủ pháp luật tốt hơn sẽ tác động, ảnh hưởng tích cực hơn đến kết quả của công tác THADS.

1.3.5. Cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí phục vụ cơng tác thi hành án dân sự

Những nhu cầu để đáp ứng khả năng quản lý chính là nguyên nhân, là cơ sở cho việc bảo đảm về mặt tài chính và điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật

cho hoạt động quản lý nhà. Khi nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí mua sắm,

trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho hoạt động, công tác của các cơ

quan trong bộ máy cơng quyền sẽ là điều kiện, là tiêu chí chủ yếu đánh giá

hiệu quả của nền hành chính. Trong những năm gần đây, khi Đảng và nhà

nước thực hiện chủ trương thắt chặt quản lý, chi tiêu cơng nhằm chống lãng phí, tham nhũng thì kinh phí dành cho hoạt động của bộ máy hành chính ln là vấn đề gây tranh cãi và khó thống nhất quan điểm. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động từ chính các cơ quan nhà nước vẫn được xem là thước đo, cơ sở cần

thiết cho các khoản đầu tư công đối với các cơ quan trong bộ máy hành chính

nhà nước.

Đặc thù của ngành THADS, ngoài trụ sở làm việc và phục vụ cơng tác tiếp cơng dân dân thì phải có các điều kiện cần thiết như kho vật chứng để

30

quản lý, bảo quản các vật chứng trong THA và trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ cho các hoạt động THA cũng như đảm bảo các chế độ tiền lương, cơng tác phí, phụ cấp hỗ trợ thu nhập tăng thêm cho cơng chức, nhân viên...

Chính vì vậy, có thể khẳng định, cơ sở vật chất có ý nghĩa quan trọng đối với q trình hoạt động THADS. Hiệu quả cơng tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ trong hoạt động THA sẽ cao hơn nếu được bố trí đầy đủ các cơ sở, vật chất cho hoạt động THA tại các cơ quan trong hệ thống THADS.

Tiểu kếtChương 1

Trong chương 1 của luận văn đã cơ bản giải quyết được các vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến pháp luật về THADS như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của THADS; khái niệmtổ chức và hoạt động của THADS; các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của THADS.....Việc nghiên cứu, làm rõ những nội dung trên có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức đúng, đầy đủ các nội dung liên quan đến THADS để triển khai, áp dụng vào thực tiễn của hệ thống THADS nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng, từ đó góp phần tích cực vào trong việc thựchiện mục tiêu của cải cách hành chính - tư pháp, nhằm xây dựng một nền tư pháp tiên tiến, hiện đại, hiệu quả, đáp ứng được hội nhập quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)