Đánh giá về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sựtại tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước (Trang 45 - 53)

xin ý kiến hướng dẫn nghiệp vụ từ các Chi cục, đã xem xét, giải quyết 32/33 văn bản, đạt tỉ lệ 97%, cịn 01 vụ do có nhiều yếu tố phức tạp nên Cục THADS tỉnh đã họp và thống nhất xin ý kiến chỉ đạo của Tổng cục THADS, sau khi có ý kiến hướng dẫn của Tổng cục, đã triển khai, hưỡng dẫn Chi cục thực hiện.

2.4. Đánh giá về t chc và hoạt động thi hành án dân s ti tnh Bình Phước Bình Phước

2.4.1. Đánh giá về tổ chức thi hành án dân sự Ưu điểm và nguyên nhân

Về ưu điểm:

Công tác tổ chức THADS tại Bình Phước trong những năm qua luôn được quan tâm, chú trọng, tập trung vào việc xây dựng, kiện toàn bộ máy TCCB. Xác định công tác TCCB là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự phát triển của ngành tại địa phương cũng như góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn được giao hằng năm. Các cơ quan THADS trong tỉnh thường xuyên được quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ cơng chức THA có lập trường tư tưởng, chính trị kiên định vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ chun mơn cao, đáp ứng được mọi yêu cầu cơng tác trong tình hình mới. Tổ chức bộ máy cơ quan THADS từ huyện đến tỉnh đã từng bước được củng cố xây dựng, kiện toàn đảm bảo tương đối đủ về biên chế, đáp ứng các tiêu chuẩn, chức danh và trình độ chuyên môn theo quy định. Việc quy hoạch thường xuyên, liên tục đã bổ sung kịp thời đội ngũ công chức lãnh đạo kế cận đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, từng bước trẻ hóa, bảo đảm hài hịa các độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc trong đội ngũ lãnh đạo cho các nhiệm kỳ kế tiếp.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng về lí luận chính trị và chun mơn nghiệp vụ, về ngoại ngữ, tin học luôn được quan tâm thực hiện thường xuyên. Theo số liệu báo cáo thống kê, từ năm 2013 đến năm 2019, Cục THADS tỉnh Bình

46

Phước đã cử cơng chức tham gia các lớp bồi dưỡng, như: ngạch Thư ký THA 12 trường hợp; nghiệp vụ CHV sơ cấp đối với 26 trường hợp; nghiệp vụ CHV trung cấp đối với 7 trường hợp; ngạch TTV, TTV chính đối với 5 trường hợp; chương trình quản lý nhà nước hệ chuyên viên đối với 19 trường hợp; trung cấp lý luận chính trị 11 trường hợp; cao cấp lý luận chính trị 06 trường hợp và 16 trường hợp được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụvăn thư lưu trữ…[28, 29, 30, 31, 32, 33, 34].

Công tác tuyển dụng đầu vào, công tác bổ nhiệm các chức danh tư pháp, chức vụ lãnh đạo, cơng tác ln chuyển vị trí cơng tác, luận chuyển theo địa bàn, việc điều động và biệt phái công chức tại các cơ quan THADS trong tỉnh luôn được thực hiện tốt nhằm đảm bảo ổn định tổ chức, tăng cường nhân lực, đồng thời tuân thủ ngun tắc vì cơng việc để bố trí cán bộ, đảm bảo việc thực thi công vụ đạt hiệu quả, chất lượng. Từ năm 2013 đến năm 2019, tại các cơ quan THADS trong tỉnh đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại tổng cộng 38 lượt công chức lãnh đạo. Bổ nhiệm 01 CHV cao cấp, 16 CHV trung cấp, 21 CHV sơ cấp, 04 TTV... đã luân chuyển, điều động, biệt phái, chuyển đổi vị trí cơng tác 17 lượt công chức từ đơn vị này sang đơn vị khác [28, 29, 30, 31, 32, 33, 34]. Đến nay, cơ bản hệ thống cơ quan THADS tỉnh đã được kiện toàn, đảm bảo đủ các chức danh quản lý từ tỉnh đến huyện (còn thiếu một số chức vụlãnh đạo thuộc Phịng chun mơn và lãnh đạo Cục).

Nguyên nhân đạt được kết quả:

Một số nguyên nhân chủ quan:

Một là: trong cơng tác TCCB ln đảm bảo sự đồn kết, thống nhất từ

cấp ủy, Chi bộ Đảng, tập thể Lãnh đạo Cục, các Chi cục và tồn thể cơng chức, người lao động trong thực hiện công tác TCCB. Các chủ trương, biện pháp thực hiện công tác TCCB đều được đưa ra bàn bạc dân chủ, công khai, minh bạch, thống nhất trong tập thể lãnh đạo, cấp ủy, cơng đồn và tồn đơn vị.

Hai là: trong công tác TCCB, luôn luôn đảm bảo thực hiện tốt công tác quán triệt và tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ, đúng quy định các văn bản của

47

Đảng, Nhà nước và của ngành về công tác TCCB đến từng đảng viên, công chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị để họ nhận thức rõ quan điểm, chủ trương, chính sách và các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác TCCB.

Ba là: từng cá nhân các đồng chí trong cấp ủy, lãnh đạo đơn vị ln thực hiện tốt việc nêu gương, công tâm và khách quan trong đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm công chức; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công chức, nhân viên trong cơ quan, đồng thời động viên, bồi dưỡng chính trị, tư tưởng cho công chức để họ yên tâm công tác, phấn đấu; kiên quyết thay thế, khơng quy hoạch, khơng bổ nhiệm những cơng chức có biểu hiện yếu kém về lập trường tư tưởng, chính trị, chạy chức chạy quyền, ngại rèn luyện, tu dưỡng, vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Một số nguyên nhân khách quan:

Mt là: các cơ quan THADS tại tỉnh Bình Phước luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời và thường xuyên của Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của Bộ Tư pháp và Tổng cục THADS trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung biên chế, việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ... đảm bảo số lượng, chất lượng nguồn nhân lực làm công tác THADS tại địa phương.

Hai là: hệ thống các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác TCCB từng bước đã được được hoàn thiện, là cơ sở lý luận và pháp lý để triển khai, áp dụng hiệu quả vào thực tiễn cơng tác củng cố, kiện tồn bộ máy tổ chức và đội ngũ công chức THADS, đáp ứng được yêu cầu công tác ngày càng cao.

Hn chế và nguyên nhân

Hn chế:

Đội ngũ công chức tại các cơ quan THADS trong tỉnh Bình Phước hiện nay chất lượng chưa đồng đều; trình độ, năng lực của nhiều cơng chức, trong đó có cả những người làm cơng tác lãnh đạo, quản lý chưa theo kịp u cầu nhiệm vụ, cá biệt cịn có đồng chí yếu kém, độc đoánchuyên quyền trong quản lý, chỉ đạo, điều hành dẫn đến nội bộ thường xuyên có đơn thư kiện cáo lẫn

48

nhau, nhiều năm liền Cục phải xuống để giải quyết.

Theo số liệu thống kê cho thấy, tồn ngành tại địa phương mới chỉ có 01/123 cơng chức có trình độ thạc sỹ và có 07 cử nhân đang theo học trình độ thạc sỹ. Một số lượng nguồn nhân lực cao cịn q ít so với tổng số biên chế hiện có. Điều đó thể hiện việc cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan THADS chưa thực hiện tốt công tác chăm lo, tạo điều kiện để cơng chức có thể theo học các chương trình đào tạo chun sâu, mặt khác thì bản thân những cơng chức THA cũng chưa tích cực chủ động vượt khó để tham gia các lớp đào tạo. Trong tổng số 123 biên chế đang làm việc tại các cơ quan THADS trong tỉnh thì tỷ lệ cơng chức có chất lượng đào tạo ở những cơ sở đào tạo uy tính như Trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh hoặc theo hình thức tào tạo chính quy là rất thấp (số cơng chức được tào tạo chính quy chỉ khoảng 20% trên tổng biên chế và chủ yếu là mới được tuyển dụng vào ngành); một số lãnh đạo Chi cục trong một thời gian dài trước đây chưa được đào tạo về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước… dẫn đến việc kiện toàn các chức danh quản lý, lãnh đạo tại một số Chi cục chưa kịp thời, do phải cử đi đào tạo, bồi dưỡng bổ sung. Tính đến nay đã hơn 10 năm thực hiện Luật THADS nhưng bộ máy TCCB tại tỉnh Bình Phước vẫn chưa tuyển dụng được đủ chỉ tiêu biên chế. Điều đó phản ánh thực tế là những cử nhân có trình độ chun mơn cao thì họ khơng có nhu cầu làm việc tại ngành THADS, một số cử nhân được đào tạo bằng hình thức tại chức, có cả hệ đào tạo từ xa khi nộp hồ sơ và tham gia thi tuyển thì thường rớt ngay từ vịng sát hạch đã dẫn đến những khó khăn cho việc tuyển dụng đội ngũ công chức ngành THADS tại địa phương trong thời gia qua....Một yếu kém, tồn tại rất lớn nữa, đó là cơng tác kiện tồn đội ngũ cán bộ chủ chốt từ cấp Cục, cấp Phòng thuộc Cục và Chi cục hiện nay vẫn còn thiếu rất nhiều, cụ thể: Đã 02 năm nay, Cục THADS tỉnh Bình Phước chỉ có 01 đồng chí Cục trưởng và 01 Phó Cục trưởng (thiếu 01 Phó Cục trưởng); 7 năm nay không bổ nhiệm được chức vụ Chánh Văn phịng; Phịng TCCB thì 8 năm nay chỉ có một đồng chí Trưởng phịng, thiếu 02 Phó trưởng phịng khơng bổ nhiệm được; Phòng Nghiệp vụ và tổ chức THA, Phòng Kiểm tra, giải quyết

49

khiếu nại tố cáo đều thiếu 01 chức vụ Phó trưởng phịng từ trên 10 năm nay mà chưa bổ nhiệm được. Đối với các Chi cục THADS huyện, hiện nay cũng còn thiếu 06 vị trí Phó Chi cục trưởng chưa bổ nhiệm được [34].

Bộ máy tổ chức các cơ quan THADS địa phương hiện nay chưa phù hợp với thực tế nhu cầu công việc dẫn đến chỗ thừa, chỗ thiếu công chức. Đặc biệt là việc thành lập quá nhiều phịng chun mơn (cho bằng chị bằng em) thực sự lãng phí vì trên thực tế, khối lượng cơng việc của những Phịng này là khơng nhiều. Theo quy định được bố trí 3, 4 biên chế nhưng hiện tại chưa bố trí đủ, thậm trí mới bố trí được 01 biên chế (trưởng phịng) nhưng hằng năm vẫn hồn thành xuất sắc nhiệm vụ là nguyên nhân làm bộ máy phình to, trong khi số lượng cơng chức lãnh đạo thì nhiều nhưng lại thiếu hụt người làm công tác chuyên môn. Cụ thể: theo quy định tại Quyết định số: 2785/QĐ-BTP ngày 25 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thì Cục THADS tỉnh Bình Phước có 04 phịng chun mơn, gồm: Văn phòng được phân bổ 08 biên chế; phòng nghiệp vụ và tổ chức THA được phân bổ 06 biên chế; phòng kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tốcáo được phân bổ 04 biên chế và Phòng TCCB được phân bổ 03 biên chế [17]. Theo quy định về số lượng chức danh lãnh đạo thì mỗi phịng chun mơn được bố trí một trưởng phịng và khơng q 02 phó trưởng phịng. Như vậy thì có Phịng TCCB có 3/3 cán bộ lãnh đạo trên tổng số biên chế, bằng 100%; phòng kiểm tra và giải quyết khiếu nại ,tố cáo thì có 3/4 công chức lãnh đạo trên tổng số biên chế, chiếm 75%. Quy định như trên cho thấy thiếu hợp lý trong cơ cấu công chức, việc này sẽ tác động, làm ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lý, điều hành và hoạt động của các cơ quan, đơn vị THADS. Đồng thời, quy định như vậy cũng đang mâu thuẫn với việc thực hiện chủ trương tinh giản biên chế vì hằng năm, cơ quan THADS đều được giao tỉ lệ tinh giản biên chế trong khi vẫn cứ thành lập, bổ nhiệm đủ các chức danh lãnh đạo. Như Phòng TCCB được phân bổ 03 biên chế thì cả 03 biên chế là cơng chức lãnh đạo, khơng có chun viên giúp việc. Nhiệm vụ là tham mưu công việc quản lý về tổ chức và thi đua khen thưởng trong hệ thống cơ quan THADS của tỉnh với chỉ 11 đơn vị cấp huyện trực thuộc và với 123

50

biên chế toàn ngành tại địa phương cho thấy sự lãng phí rất lớn về nguồn lực. Chi cục THADS được thành lập theo đơn vị hành chính cấp huyện như hiện nay tại Bình Phước cũng cho thấy sự lãng phí khơng cần thiền, kèm theo những bất cập và thiếu tính hiệu quả, trong khi số lượng giải quyết về việc và về tiền là không nhiều. Tổ chức bộmáy theo đơn vị hành chính cấp huyện hiện nay cần đến 11 trụ sở làm việc (chỉ tính về số tiền để xây dựng trụ sở làm việc đã lên đến hàng trăm tỷ đồng); đội ngũ công chức lãnh đạo cũng lên đến 33/103 tổng biên chế cho các huyện thị (số lượng công chức lãnh đạo chiếm 1/3);phương tiện hỗ trợ cho hoạt động THA cũng lên đến 11 xe ô tô chuyên dụng; 11 công chức làm nhiệm vụ kho quỹ, 22 cơng chức làm nhiệm vụ kế tốn là những lãng phí lớn trong khi nếu dựa trên số lượng cơng việc như vậy thì ở một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ cần 1/3 lượng cơng chức nêu trên đã có thể thực hiện hồn thành.....theo đó, sẽ ưu tiên nâng chỉ tiêu sốlượng công chức cho tỉ lệ CHV, TTV, Thư ký THA....

Nguyên nhân:

Một số nguyên nhân chủ quan:

Một là: Một số ít cán bộ, kể cả cán bộ chủ chốt chưa thực sự nhận thức,

ý thức đầy đủ, sâu sắc, tồn diện về cơng tác TCCB nói riêng và cơng tác THADS nói chung, từ đó chưa thực sự quan tâm, cống hiến hết khả năng, trách nhiệm của mình trong cơng việc. Chưa thực sự đề cao cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cơng chức, nhân viên, người lao động trong hệ thống các cơ quan THADS (điều này minh chứng rõ nét là chỉ có cơng chức giữ chức vụ lạnh đạo từ cấp phó trở lên mới được đạo tạo chương trình lý luận chính trị hệ Trung cấp trở lên).

Việc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những văn bản chỉ đạo liên quan đến lĩnh vực ngành THADS trong thời gian qua chưa thực sự quyết liệt, hiệu quả đạt được chưa cao; chậm thể chế hố, cụ thể hố;

51

cơng tác thanh kiểm tra chưa được coi trọng, khi phát hiện những vụ việc có sai sót chưa xử lý quyết liệt mà thường hướng dẫn khắc phục và phê bình kiểm điểm qua loa đã tạo ra suy nghĩ xem thường đối với công chức, nhân viên trong cơ quan, đơn vị.

Hai là: công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thiếu trọng tâm, chưa sát với tình hình thực tế tại địa phương và có nơi, có lúc chưa phù hợp với quy hoạch và vị trí việc làm; cơng tác đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cho cơng chức cịn chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức; một số trường hợp người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu vì mục đích nhằm bổ nhiệm chức danh, lên lương… dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, chất lượng đào tạo không đồng nghĩa với hiệu quả công việc.

Ba là: Tinh thần đoàn kết, xây dựng tổ chức, ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật, việc chấp hành kỷcương công vụ của một sốlãnh đạo, công chức chưa cao. Một số ít cơng chức, trong đó có cả cơng chức lãnh đạo có lúc thiếu tinh thần trách nhiện với công việc được giao dẫn đến vi phạm kỷ luật trong quản lý, điều hành và thi hành công vụ.

Mt s nguyên nhân khách quan:

Một là: những quy định của pháp luật về công tác TCCB trong hệ thống

THADS còn chậm đổi mới, chưa kịp thời triển khai các chủ trương đổi mới trong công tác TCCB của Đảng và Nhà nước, chưa theo kịp và phản ánh đúng khách quan tình hình thực tế cơng tác TCCB trong hệ thống THADS, nhất là tình hình thực tế tại địa phương hiện nay, cụ thể: Việc chủ động nghiên cứu, sắp xếp lại bộ máy tổ chức hệ thống THADS cho phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển của đất nước trong thời gian qua chưa được Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS chỉ đạo, thực hiện một cách mạnh mẽ, chưa chủ động cụ thể hóa những chủ trương của Đảng trong cơng tác TCCB, trong đó có Nghị quyết số

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)