Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quanthi hành án dân sựtại tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước (Trang 67 - 80)

dân sựti tỉnh Bình Phước

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng

Trong tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ THADS, các cơ quan THADS trong tỉnh Bình Phước cần nghiêm túc quán triệt, triển khai, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối, nghị quyết Đảng nói chung và những nội dung liên quan đến công tác Tư pháp, THADS nói riêng. Cấp ủy, chi bộ tại các cơ quan THADS trong tỉnh cần đưa vào nghị quyết, nội dung sinh hoạt cấp ủy, chi bộ các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch cơng tác trọng tâm của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND cùng cấp đối với công tác THADS để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả.

Cấp ủy Đảng Bộ Tư pháp và địa phương trong tỉnh Bình Phước cần quan tâm sâu sát hơn nữa trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, kịp thời công tác THADS trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là việc ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Đảng về công tác tư pháp, các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS hằng năm trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Bên cạnh đó, cần tăng cường chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, địa phương trong tỉnh, nhất là những cơ quan có mối quan hệ mất thiết, thường xuyên với cơ quan THADS, như: TAND, VKSND, Công an, Tài nguyên môi trường, cơ quan đăng ký đất đai, tài chính, xây dựng vv...tăng cường phối hợp với cơ quan THADS để thực hiện tốt các bản án, quyết định của Tòa án.

Tổ chức Đảng các cơ quan THADS trong tỉnh phải thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo nhằm nâng cao vai trò của Cấp ủy, Chi bộ trong công tác chỉ đạo tổchức và hoạt động THADS. Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân… Thường xuyên rà soát,

68

bổ sung, ban hành các nghị quyết chuyên đề đối với những lĩnh vực hoạt động còn yếu, kết quả thực hiện chưa cao để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, khắc phục tồn tại, hạn chế. Trong sinh hoạt cấp Ủy, Chi bộ cần chú trọng nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu; phát huy tính tự giác, tính tự phê bình và phê bình của đảng viên và các tổ chức đồn thể trong cơ quan, đơn vị. Thực hiện kiểm tra, giám sát đảng viên, nhất là đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo quản lý trong việc chấp hành Điều lệ Đảng, việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng vềtăng cường xâydựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

3.2.2. Hoàn thin h thng pháp lut v thi hành án dân sự và pháp lut có liên quan

Một là: khẩn trương ban hành và triển khai đồng bộ các văn bản chỉ đạo,

hướng dẫn liên quan đến công tác tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, phù hợp với đặc thù công tác THADS. Đối với cơ quan quản lý THADS, Bộ Tư pháp kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục THADS trực thuộc Bộ Tư pháp theo hướng: thành lập Cục Nghiệp vụ và tổ chức THA, gồm 03 Phòng (Phòng nghiệp vụ và tổ chức THA dân sự, dân sự trong hình sự; Phịng nghiệp vụ và tổ chức THA hành chính, hơn nhân và gia đình; Phịng nghiệp vụ và tổ chức THA kinh tế, kinh doanh thương mại, tham nhũng) trên cơ sở sát nhập Vụ Nghiệp vụ 1, Nghiệp vụ 2, Nghiệp vụ 3 như hiện tại. Vì trên thực tế, cả 3 Vụ thuộc Tổng cục THADS như hiện nay đều có chức năng tương đồng là tham mưu cho Lãnh đạo Tổng cục về công tác nghiệp vụ THA. Việc thành lập Cục Nghiệp vụ như trên vừa nâng cao vị thế, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ theo yêu cầu ngày càng cao. Mặt khác thực hiện đúng chủ trương về tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu quả, hiệu lực. Cục này vừa thực hiện chức năng hướng dẫn về chuyên mơn nghiệp vụ, vừa có chức năng tổ chức thi hành những vụ án lớn, án phức tạp hay còn gọi là ”đại

69

án”. Thành lập Vụ Tổ chức, hành chính và số liệu hóa, gồm 3 Phịng (Phịng TCCB; Phịng hành chính; Phịng thống kê và ứng dụng tin học) trên cơ sở sát nhập các đơn vị: Vụ TCCB; Văn phòng Tổng cục và Trung tâm thống kê, quản lý dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin như hiện tại. Giữ nguyên Vụ Kế hoạch – Tài chính và Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo như hiện nay. Như vậy cơ cấu tổ chức của Tổng cục THADS sau khi sát nhập gồm có 4 đơn vị trực thuộc thay vì 8 đơn vị như hiện nay, giảmđược 4 chức danh hàm Vụ trưởng và 8 chức danh hàm Phó Vụ trưởng, trong khi các chức danh này theo quy định đều là CHV cao cấp như hiện nay.

Đối với Cục THADS cấp tỉnh, thành lập Phòng tổ chức, hành chính, quản trị trên cơ sở sát nhập Phòng TCCB và Văn phòng Cục như hiện nay. Việc sát nhập này là cần thiết, vì nó cũng có chức năng tương đồng. Mặt khác, khi sát nhập sẽ có đủ số lượng biên chế để bố trí các chức vụ lãnh đạo theo quy định là 01 trưởng phịng và khơng q 02 phó trưởng phịng, và số cơng chức không giữ chức vụ lãnh đạo luôn đảm bảo lớn hơn số lượng công chức lãnh đạo. Việc sát nhập sẽ giảm được 01 chức vụ trưởng phịng và 02 chức vụ phó trưởng phịng, điều chỉnh, bổ sung tăng nguồn nhân lực trực tiếp làm công việc chuyên môn. Điều chỉnh biên chế công chức làm nhiệm vụ tiếp dân như hiện nay về Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại – tố cáo vì như vậy, việc theo dõi, tham mưu giải quyết công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân sẽ nhịp nhàng hơn, chất lượng, hiệu quả hơn. Điều chỉnh biên chế công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận, thụ lý yêu cầu THA như hiện nay từ Văn phòng về Phòng nghiệp vụ, vì chức năng của cơng chức này hết sức quan trọng, tham mưu, thực hiện nhiệm vụ phân loại án ngay từ ban đầu và hướng dẫn công dân làm đơn yêu cầu THA, sau đó tham mưu lãnh đạo ra quyết định THADS.....nhiệm vụ này đều cần đến chuyên sâu về nghiệp vụ THA, do đó biên chế này cần phải được quản lý bởi Phòng nghiệp vụ và tổ chức THA thay vì Văn phịng như hiện nay.

Đối với Chi cục THADS cấp huyện, trước mắt giữ nguyên theo đơn vị hành chính cấp huyện như hiện nay và sẽ thực hiện theo hướng thành lập Chi

70

cục THADS khu vực sau khi cơ quan TAND, VKSND thực hiện để phù hợp với chức năng giữa các đơn vị. Việc thành lập Chi cục THADS theo khu vực trong thời gian tới là rất cần thiết, vì nó vừa phù hợp với khối lượng cơng việc trên thực tế tại tỉnh Bình Phước, vừa tiết kiệm được kinh phí như đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, trang thiết bị làm việc và phương tiện cho các đơn vị. Và điều quan trọng hơn nữa là thực hiện việc tinh giản bộ máy TCCB, thực hiện hiệu quả, hiệu lực theo chủ trương của Đảng và Nhà nước...

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và có cơ chế thu hút nhân tài, nhằm tuyển dụng những người được đào tạo chính quy, có học vấn cao vào làm việc trong cơ quan THADS; sửa đổi quy định tiêu chuẩn để bổ nhiệm chức danh Cục trưởng, Phó Cục trưởng cấp tỉnh là CHV trung cấp hoặc chun viên chính, thẩm tra viên chính thay vì chỉ bó buộc là CHV trung cấp như hiện nay …; áp dụng cơ chế thi tuyển các chức danh lãnh đạo trong hệ thống cơ quan THADS; phân cấp lại thẩm quyền tuyển dụng công chức cho Cục THADS cấp tỉnh để đảm bảo tính chủ động trong tuyển dụng ở địa phương; việc chuyển đổi vị trí cơng tác đối với công chức THADS cần quy định theo hướng chuyển đổi công việc, địa bàn phụ trách trong nội bộ đơn vị, hạn chế việc điều động qua đơn vị khác trong thời gian dài, nếu cần bổ sung, tăng cường nhân sự cho các khu vực thiếu biên chế, phát sinh lượng án lớn thì nên thực hiện biệt phái có thời hạn để cơng chức yên tâm công tác, sau thời hạn biệt phái sẽ trở về đơn vị cũ công tác.

Hai là: sửa đổi, bổ sung một số điều khoản được quy định trong các văn bản pháp luật về THADS như hiện nay, cụ thể: sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 95 Luật THADS về việc kê biên, xử lý tài sản là nhà ở gắn liền quyền sử dụng đất của người khác theo hướng: cơ quan THADS tiến hành hợp đồng với tổ chức thẩm định giá và thông báo cho chủ sở hữu nhà ở, chủ sở hữu quyền sử dụng đất được biết. Nếu các chủ sở hữu tài sản này đồng ý thì thơng báo cho chủ sở hữu được quyền ưu tiên mua tài sản là nhà ở theo giá thẩm định. Trường hợp chủ sở hữu khơng mua thì phải kêbiên cả phần tài sản là quyền sử dụng đất để bán đấu giá và sau đó thanh tốn lại tồn bộ số tiền là giá trị của

71

tài sản là quyền sử dụng đất cho chủ sở hữu. Nếu không sửa đổi mà để như điều khoản hiện tại thì sẽ khơng khả thi ở thực tế thi hành nếu người đứng tên quyền sử dụng đấtđó khơng đồng ý kê biên, xử lý.

Bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục THA cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính khả thi khi triển khai áp dụng, cụ thể: (1) sửa đổi, bổ sung các quy định về phân loại THA theo hướng đưa các trường hợp hoãn THA, tạm đình chỉ THA vào diện án chưa có điều kiện thi hành; (2) nghiên cứu bãi bỏ quy định về việc tự nguyện THA để tránh việc làm kéo dài thêm thời gian THA, vì người phải THA nếu đã tự nguyện thì nên thực hiện ngay tại khi Tịa án xét xử, hòa giải;(3) bổ sung quy định trách nhiệm của cơ quan chuyên môn trong việc điều chỉnh, sửa chữa những sai sót do lỗi của họ trong quá trình thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản của người phải THA theo yêu cầu của cơ quan THADS và CHV; (4) sửa đổi, bổ sung quy định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải THA cho phù hợp với thực tiễn, bởi việc xác định thu nhập của người phải THA từ hoạt động kinh doanh là rất khó khăn do hoạt động kinh doanh chủ yếu thực hiện bằng tiền mặt, thiếu minh bạch; mặt khác, việc xác định thu nhập phải kiểm tra các loại sổ sách, báo cáo tài chính, việc này địi hỏi CHV phải có kiến thức chun mơn về tài chính doanh nghiệp, đây là khó khăn, trở ngại lớn không dễ thực hiện; (5) sửa đổi , bổ sung quy định về kê biên tài sản của người thứ ba theo hướng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mua tài sản ngay tình để tránh khiếu kiện, khiếu nại; (6) bổ sung quy định về chuyển giao quyền và nghĩa vụ THA đối với trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng tên sở hữu, sử dụng tài sản đảm bảo THA chết; (7) bổ sung chế định về trả lại đơn yêu cầu THA đối những trường hợp chưa có điều kiện thi hành án để giảm tải công việc đối với CHV và phản ánh thực chất số liệu THA của cơ quan THADS; (8) sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục, điều kiện xét miễn, giảm các khoản thu nộp ngân sách nhà nước theo hướng giảm bớt thủ tục, thời gian thực hiện; (9) bãi bỏ quy định CHV phân chia, xác định tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ chồng và thành viên hộ gia đình theo quy định tại

72

điểm c, khoản 2, Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP như hiện nay, bởi theo Bộ luật tố tụng dân sự thì chỉ có Tịa án mới có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự và thực hiện quyền xác định phần sở hữu của người phải THA trong khối tài sản chung, CHV chỉ xử lý theo kết quả phân chia của Tòa ánnhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc về thể chế THA trong thời gian vừa qua.

Ba là: tiếp tục rà sốt, hồn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động THADS, đặc biệt là pháp luật trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, quy hoạch, tín dụng ngân hàng, doanh nghiệp, thế chấp, bảo lãnh, đăng ký giao dịch bảo đảm, tố tụng dân sự… để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động THADS.

Bốn là: Cục THADS tỉnh Bình Phước phải chỉ đạo thực hiện tốt việc rà soát các văn bản pháp luật về THADS hiện hành, nhất là những điều khoản chưa phù hợp để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, thay thế các văn bản pháp luật có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, khơng cịn phù hợp với thực tiễn. Hằng năm phải làm tốt việc tham mưu cho UBND tỉnh Bình Phước ban hành Chỉ thị, các văn bản hành chính khác để chỉ đạo công tác THADS, THA hành chính tại địa phương.

3.2.3. Kin tồn t chc, b máy các cơ quan thi hành án dân sựtrong tỉnh, nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ công chức, Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân s

Th nht: khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản lãnh

đạo, chỉđạo của Đảng và Nhà nước, của BộTư pháp, Tổng cục THADS, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước về cơng tác tổ chức cán bộ, đặc biệt là việc rà soát để tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan THADS trong tỉnh Bình Phước. Đề xuất Tổng cục THADS kiến nghị Bộ Tư pháp xây dựng và thực hiện Đề án đổi mới tổ chức bộ máy cơ quan THADS theo hướng sát nhập một số đơn vị trực thuộc Tổng cục THADS, Cục THADS có chức năng tương đồng như đã nêu ở phần trên; có phương án tổ chức đơn vị THADS cấp huyện theo khu vực trong trường hợp các cơ quan như TAND,

73

VKSND tổ chức sáp nhập và thành lập các cơ quan đó theo khu vực để tinh gọn bộ máy, giảm biên chế, nâng cao tính chun nghiệp, hiệu quả trong cơng tác THADS.

Th hai: chủ động thực hiện tốt công tác tạo nguồn để sẵn sàng bổ sungcho các vị trí việc làm cịn thiếu tại các đơn vị khi Tổng cục THADS có kế hoạch tuyển dụng cơng chức làm việc tại các cơ quan THADS. Bên cạnh đó phải thực hiện tốt việc rà soát, đánh giá để đưa ra khỏi hệ thống cơ quan THADS tỉnh những cơng chức có biểu hiện suy thoái tư tưởng, đạo đức, khơng cịn nhiệt huyết với nghề hoặc năng lực, uy tín yếu kém, khơng hồn thành nhiệm vụ, có thái độ nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ; khuyến khích những cơng chức lớn tuổi, sức khỏe không đảm bảo thực hiện chế độ thôi việc hoặc nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

Th ba: thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ công chức lãnh đạo các cơ quan THADS tỉnh theo hướng khách quan, công khai, minh bạch, không cục bộ, thiên vị, hình thức mà đúng thực chất, năng lực, uy tín của cơng chức; có lộ trình, xây dựng kế hoạch tổ chức thi tuyển các vị trí lãnh đạo để lựa chọn được những người đủ đức, đủ tài đưa vào các vị trí cán bộ chủ chốt Cục THADS tỉnh, Chi cục THADS cấp huyện. Khắc phục tình trạng đào tạo manh mún, tản mạn, thiếu trọng tâm, trọng điểm, đào tạo tràn lan nhưng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước (Trang 67 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)