Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng đồ gỗ nội thất tại Công ty Cổ Phần Nội Thất Tuyết Vy (Trang 69 - 71)

1.2 .Nội dung kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về kế tốn bán nhóm hàng

3.1.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Tuy nhiên, ngồi những mặt kết quả đó, trong tổ chức kế tốn của cơng ty vẫn còn một số điểm hạn chế và tồn tại nhất định cần phải khắc phục để hồn thiện hơn nữa tổ chức kế tốn:

Về chính sách bán hàng

Hiện nay công ty mới chỉ áp dụng phương thức bán bn và bán lẻ thơng qua việc tìm kiếm khách hàng trực tiếp chứ chưa mở rộng các hình thức bán hàng, chiến lược nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ như đẩy mạnh truyền thông, giới thiệu sản phẩm. Công tác nghiên cứu thị trường cũng chưa được quan tâm, chính sách chiết khấu thanh tốn chưa được áp dụng. Cơng ty ít khi áp dụng chương trình khuyến mãi, tặng hàng khuyến mãi cho khách hàng.

Về chứng từ sử dụng

Chứng từ sử dụng được luân chuyển đúng quy định và có sự quy định trách nhiệm rõ ràng. Nhưng tại phịng kế tốn, mọi chứng từ tập hợp về lại chưa có cơng tác phân loại (theo từng nội dung). Bộ chứng từ cho nghiệp vụ bán hàng phát sinh được kế tốn bán hàng lưu chung thành một tập gồm: Hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo có...Như vậy, khi muốn đối chiếu số liệu sẽ gây khó khăn và tốn thời gian đặc biệt khi sử dụng chứng từ gốc làm căn cứ để ghi các sổ liên quan, lập chứng từ ghi sổ.

Về hệ thống tài khoản kế toán

Hiện nay, tài khoản doanh thu của công ty mới chỉ mở chi tiết tới cấp 2 là TK 5111 “Doanh thu bán hàng” dùng để phản ánh khoản doanh thu của hàng hóa bán ra trong kỳ. Chi tiết tài khoản doanh thu chia theo các nhóm hàng chủ đạo của doanh nghiệp chứ chưa mở theo dõi chi tiết theo từng mã hàng. Tương ứng tài khoản giá vốn (TK 632), hàng hóa (TK 156) mới dừng ở TK cấp 1 để ghi nhận giá vốn cho tất cả các hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. Theo đó rất khó quản lý và đánh giá được hiệu quả của từng mặt hàng xem đâu là loại hàng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp để nhà quản trị có định hướng đầu tư và phát triển.

Về việc trích lập dự phịng phải thu khó địi

Hiện nay công ty đang tồn tại một số khoản công nợ tồn đọng trên một năm từ những năm trước vẫn chưa xử lý, do đa số khách hàng của công ty thường tập hợp cơng nợ nhiều tháng xong thanh tốn một thể. Khi xảy ra trường hợp cơng ty khơng địi được nợ sẽ ảnh hưởng khá lớn tới tình hình tài chính của cơng ty tại thời điểm đó, nhưng cơng ty khơng tiến hành trích lập dự phịng phải thu khó địi đề phịng những tổn thất về tài chính có thể xảy ra khi có những biến động về nợ phải thu.

Theo báo cáo danh sách các khách hàng tồn đọng nợ lâu năm của Cơng ty Tuyết Vy thì cơng ty đang tồn tại 1 khoản công nợ trị giá 167.000.000 đồng của Công ty TNHH Thương Mại XNK Thống Nhất phát sinh từ tháng

01/2019 (Phụ lục 2.16) (đã quá hạn 24 tháng) vẫn chưa thu hồi được do khách hàng khơng cịn khả năng thanh toán, đã giải thể.

Về việc trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho

Kế tốn khơng lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho: Hoạt động kinh doanh thực tế tại công ty là mua hàng về nhập kho sau đó mới thực hiện bước lưu thơng tiếp theo. Do đó khơng tránh khỏi sự giảm giá thường xuyên, liên tục của hàng hóa trong kho. Khi mà sự phát triển của nền kinh tế chưa ổn định, giá cả các mặt hàng ln có sự biến động so với giá trị ghi sổ, việc khơng trích lập dự phịng có thể gây tổn thất cho cơng ty trong việc bù đắp chênh lệch giá của mặt hàng này. Chính vì vậy, cơng ty cần trích lập dự phịng giảm giá cho hàng tồn kho.

Tại kho của Cơng ty Tuyết Vy cịn tồn kho 1 số mã hàng kệ ti vi, bàn trang điểm…nhập kho từ tháng 05/2018 đến nay vẫn chưa bán được do mẫu mã đã lỗi thời và chất liệu không tốt, đang bị giảm giá trên thị trường. Giá gốc của số hàng tồn kho này là 476.000.000 đồng nhưng trên thị trường giờ chỉ còn khoảng 413.200.000 đồng. (Phụ lục 2.17)

Về sổ kế toán

Cơng ty kinh doanh bán nhiều nhóm mặt hàng khác nhau nhưng lại không sử dụng sổ chi tiết doanh thu hàng bán cho từng mặt hàng. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc theo dõi doanh thu bán hàng của từng mặt hàng, để đánh giá hiệu quả kinh doanh theo từng nhóm để đưa ra những biện pháp kinh doanh phù hợp.

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng đồ gỗ nội thất tại Công ty Cổ Phần Nội Thất Tuyết Vy (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w