1.2 .Nội dung kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
3.2. Các đề xuất, kiến nghị nhằm hồn thiện kế tốn bán nhóm hàng đồ
3.2.3. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán
Theo quy định của Bộ Tài chính các doanh nghiệp dựa trên hệ thống tài khoản kế tốn do Bộ ban hành, cơng ty nên xây dựng hệ thống tài khoản kế toán riêng sao cho phù hợp với hoạt động của mình mà vẫn tn thủ với các chế độ kế tốn hiện hành. Điều này khắc phục được những trường hợp hạch tốn sai, khơng đầy đủ; giúp việc định khoản kế tốn chính xác và thống nhất trong suốt kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay tại công ty, tài khoản doanh thu mới chỉ mở chi tiết tới 2 là TK 5111 “Doanh thu bán hàng hóa” dùng để phản ánh khoản doanh thu của các nhóm hàng hóa bán ra trong kỳ mà chưa chi tiết cho từng mã hàng. Tương ứng tài khoản giá vốn (TK 632), hàng hóa (TK 156) mới dừng ở TK cấp 1 để ghi nhận giá vốn cho tất cả các loại sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Do vậy không
theo dõi được doanh thu theo từng nhóm hàng, nhóm hàng nào bán chạy, nhóm nào tiêu thụ chậm, nhóm nào cho tỷ suất sinh lời cao.
Cơng ty nên mở chi tiết tài khoản doanh thu tới cấp 3 theo từng đối tượng hàng hóa:
- TK 5111. ZH966: Doanh thu từ bán bàn trang điểm ZH966 - TK 5111. XH115: Doanh thu từ bán bộ bàn ăn XH115 - TK 5111. CS337: Doanh thu từ bán tủ bếp CS337
Tương ứng TK 632 cũng mở chi tiết theo từng đối tượng hàng bán ra: - TK 632. ZH966: Giá vốn bàn trang điểm ZH966
- TK 632. XH115: Giá vốn bộ bàn ăn XH115 - TK 632. CS337: Giá vốn tủ bếp CS337
3.2.4. Giải pháp về thiết lập các khoản trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi
Hiện nay cơng ty vẫn còn các khoản nợ tồn đọng từ 1 đến 2 năm trở lại đây được kế tốn xét vào dạng nợ phải thu khó địi và chưa có biện pháp xử lý thích hợp. Trong thời gian tới, Cơng ty cần tính tốn khoản nợ này và lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ. Để tính tốn mức dự phịng khó địi, cơng ty đánh giá khả năng thanh tốn của mỗi khách hàng là bao nhiêu phần trăm trên cơ sở số nợ thực và tỷ lệ có khả năng khó địi tính ra dự phòng nợ thất thu.
Cơng ty dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi Nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó địi kèm theo các chứng từ chứng minh các khoản nợ phải thu khó địi nói trên, trong đó:
Đối với nợ phải thu q hạn thanh tốn, mức trích lập dự phịng có thể như sau:
+ 30% giá trị các khoản Nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm + 50% giá trị các khoản Nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm + 70% giá trị các khoản Nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm + 100% giá trị các khoản Nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên
Mức lập dự phịng tối đa khơng vượt q 20% tổng dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 và được tính theo cơng thức:
Mức dự phịng phải thu khó địi = Số nợ phải thu * % trích lập dự phịng theo quy định.
Chứng từ
Chứng từ gốc, đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ đối chiếu công nợ và chứng từ khác.
Tài khoản sử dụng: TK 2293 – “Dự phịng phải thu khó địi”
Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hồn nhập khoản dự phịng các khoản phải thu và các khoản có bản chất tương tự các khoản phải thu mà có khả năng khơng thu hồi được.
Kết cấu:
Bên Nợ: Hoàn nhập dự phịng phải thu khó địi đã lập cuối năm trước
Xử lý các khoản phải thu khó địi khơng thể địi được nữa
Bên Có: Số dự phịng phải thu khó địi cuối niên độ
Phương pháp kế tốn:
Cuối niên độ kế tốn, khi trích lập dự phịng kế tốn ghi: Nợ TK 6422: Số trích lập dự phịng
Có TK 2293: Số trích lập dự phịng
Trong niên độ kế tốn sau, các khoản nợ phải thu khó địi khi xác định thực sự là khơng địi được thì được phép xóa nợ. Việc xóa nợ các khoản phải thu khó địi phải ghi nhận vào bên Có TK 131 hoặc vào bên Có TK 1388 “Phải thu khác”, và ghi nhận khoản phải thu khó địi đó vào bên Nợ TK 2293 nếu đã lập dự phịng cịn nếu chưa lập dự phịng thì ghi nhận vào bên Nợ TK 6422.
Cuối niên độ kế tốn, xác định mức dự phịng mới kế tốn ghi:
+ Nếu số dự phòng mới lớn hơn số dự phịng hiện cịn thì trích lập thêm, số trích lập thêm hạch tốn:
Nợ TK 6422 Có TK 2293
+ Nếu số dự phịng mới nhỏ hơn số dự phịng hiện cịn thì hồn nhập số dự phịng thừa, số hồn nhập được ghi nhận vào bên Nợ TK 2293 và bên có TK 6422.
Nợ TK 2293 Có TK 6422
Đối với những khoản phải thu khó địi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế tốn ghi:
Nợ TK 111, 112 Có TK 711
3.2.5. Giải pháp thiết lập các khoản trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho
Dự phịng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hóa tồn kho bị giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.
Giá trị thực hiện thuần túy = Giá gốc của hàng hóa - Dự phịng giảm giá của hàng tồn kho.
Tài khoản sử dụng: TK 2294 – “Dự phịng giảm giá hàng tồn kho”. Trong đó:
Bên Nợ: Hồn nhập số chênh lệch dự phịng giảm giá hàng tồn kho năm
nay lớn hơn số đã trích lập cuối niên độ trước.
Bên Có: Số cịn phải trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho cuối niên
độ.
Số dư bên Có: Giá trị dự phịng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ.
Cuối kỳ kế tốn năm, khi lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, ghi:
Nợ TK 632: Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 2294: Dự phịng giảm giá hàng tồn kho
Cuối niên độ kế tốn, so sánh dự phịng năm cũ cịn lại với số dự phịng cần trích lập cho niên độ mới, nếu số dự phòng còn lại lớn hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới kế tốn tiến hành hồn nhập số chênh lệch lớn hơn bằng cách ghi giảm giá vốn hàng tồn kho.
Nợ TK 2294 (chi tiết từng loại) – Hồn nhập dự phịng cịn lại Có TK 632 - giảm giá vốn hàng bán
Ngược lại, nếu số dự phòng còn lại nhỏ hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới kế tốn tiến hành trích lập số chênh lệch lớn hơn.
Nợ TK 632: Ghi tăng giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ
Có TK 2294: Trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho
Trong niên độ kế toán tiếp theo, nếu hàng tồn kho bị giảm giá, đã sử dụng vào sản xuất kinh doanh hoặc đã bán, ngồi bút tốn phản ảnh giá trị hàng tồn kho đã dùng hay đã bán, kế tốn cịn phải hồn nhập số dự phòng giảm giá đã lập của các loại hàng tồn kho này bằng bút toán.
Nợ TK 2294 (chi tiết từng loại) hồn nhập số dự phịng cịn lại Có TK 632 giảm giá vốn hàng bán
3.2.6. Giải pháp về sổ kế toán
Hệ thống sổ kế toán được thiết kế phù hợp, lưu trữ đúng quy định không chỉ đáp ứng yêu cầu của cơ quan thuế mà cịn là cơng cụ để lập các báo cáo cuối kỳ, là tài liệu đắc lực cho các nhà quản lý có thể dựa vào số liệu trên các sổ để đánh giá hiệu quả hoạt động trong kỳ đưa ra những phương án chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, nhưng Công ty Tuyết Vy chưa mở sổ chi tiết bán hàng cho từng nhóm mặt hàng, nên cơng tác tổng hợp phân tích ảnh hưởng doanh thu của từng mặt hàng trong tổng doanh thu bán hàng của nhà quản trị sẽ gặp khó khăn. Mục đích của việc mở sổ kế tốn chi tiết là để hỗ trợ cho kế toán trong việc theo dõi, quản lý và tổng hợp báo cáo, thông tin một cách nhanh chóng từ đó giúp nhà quản trị bao quát
được tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty và có phương hướng điều chỉnh kịp thời.
3.3. Điều kiện thực hiện
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kế tốn bán hàng và tìm hiểu thực tế cơng tác kế tốn nói chung, cơng tác kế tốn bán hàng nói riêng tại Công ty Cổ Phần Nội Thất Tuyết Vy, em đã xin đề ra một số giải giáp hoàn thiện. Tuy nhiên, để có thể thực hiện các giải pháp trên một cách có hiệu quả thì:
Kế tốn viên phải hồn thành tốt phần việc của mình, thường xuyên cập nhật chế độ kế tốn cũng như các thơng tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính, các văn bản luật…đảm bảo cho việc hạch tốn đúng chính sách và chế độ kế tốn hiện hành. Người làm kế toán đặc biệt là kế toán bán hàng phải thấy được tầm quan trọng của kế tốn bán hàng để từ đó chú trọng hơn nữa vào kế tốn bán hàng tại cơng ty. Phải hiểu rõ, nắm chắc các kiến thức quy định trong Chế độ, Chuẩn mực kế tốn và các văn bản pháp luật có liên quan tới kế tốn bán hàng, khắc phục những khó khăn trong việc hạch tốn cũng như hồn thiện dần về chứng từ. Thường xuyên cập nhật những thông tin, quy định mới của BTC để điều chỉnh cho phù hợp.
Ban lãnh đạo cơng ty cần có sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ đối với quá trình kế tốn bán hàng. Cần phải tổ chức bộ phận nhân sự cho hợp lý, phù hợp với trình độ nghiệp vụ của nhân viên nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế tốn và nâng cao trình độ chun mơn của nhân viên.
Cơng ty cần chú ý tạo môi trường làm việc thuận lợi cho bộ phận kế toán: Mua sắm trang thiết bị mới theo kịp với sự phát triển của công nghệ thơng tin, tránh tình trạng bị lạc hậu nhằm đảm bảo cho việc luân chuyển, xử lý thơng tin nhanh chóng. Cần liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa doanh nghiệp với cơng ty cung cấp phần mềm kế tốn, để đảm bảo sự cố xảy ra được khắc phục một cách nhanh chóng. Đồng thời bộ phận kế tốn có thể truyền đạt những ý tưởng, vướng mắc trong quá trình làm trên phần mềm để được hỗ trợ và giúp phần mềm hoàn thiện hơn.
Các bộ phận phòng ban trong cơng ty cũng phải cố gắng hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Điều đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác kế tốn bán hàng tại công ty.
Nhân viên kho cần thường xuyên kiểm tra các hàng hóa nhập về, để tránh các tình trạng sản phẩm bị lỗi dần tới giảm giá, bị trả lại hàng. Đồng thời cần kiểm tra sự an toàn của hệ thống máy vi tính, hệ thống mạng đảm bảo đường truyền khơng bị gặp sự cố, thông tin khơng đến được các phịng ban.
Các giải pháp hồn thiện nghiệp vụ bán hàng tại Cơng ty Cổ Phần Nội Thất Tuyết Vy đã nêu ở trên đều có khả năng thực hiện được. Các giải pháp được nêu ra dựa trên sự phù hợp với chính sách và chế độ kế tốn Việt Nam.
Từ những đặc điểm về tình hình kinh doanh, tình hình tổ chức cơng tác kế tốn tại cơng ty, cán bộ kế tốn đều có trình độ và kinh nghiệm trong cơng tác thì theo em các giải pháp trên sẽ được thực hiện và đem lại hiệu quả trong cơng tác kế tốn cũng như hiệu quả cho doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Cơng ty Cổ Phần Nội Thất Tuyết Vy, em nhận thấy rằng cơng tác kế tốn bán hàng có tầm ảnh hưởng quan trọng tới q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì bán hàng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thương mại.
Việc hạch tốn bán hàng một cách chính xác, đầy đủ sẽ giúp Giám đốc có những quyết định đúng đắn, kịp thời cho hoạt động kinh doanh. Đồng thời hạch tốn chi phí bán hàng một cách hợp lý sẽ giảm bớt được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng sự cạnh tranh trên thị trường. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Nội Thất Tuyết Vy, đã tạo cho em cơ hội để áp dụng những kiến thức lý thuyết được học vào thực tế hoạt động của công ty.
Mặc dù bản thân em rất cố gắng nhưng vì khả năng và thời gian có hạn nên trong bài khóa luận này cịn có những sai sót nhất định, kính mong thầy
cơ giáo cũng như anh chị em phịng kế tốn cơng ty thơng cảm và góp ý để em hồn thiện hơn kiến thức của mình.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Hà Thị Thúy Vân, cùng các cán bộ nhân viên phịng kế tốn của Công ty Cổ Phần Nội Thất Tuyết Vy đã giúp em hồn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Thống kê năm 2006.
2. Chế độ kế tốn Việt Nam theo Thơng tư số 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016.
3. Nguyễn Tuấn Duy & Đặng Thị Hòa, 2015, Kế tốn tài chính, Trường Đại học Thương Mại, Nhà Xuất Bản Thống Kê.
4. Nguyễn Phú Giang, 2006, Kế toán thương mại dịch vụ, Nhà Xuất Bản Tài Chính.
5. Bùi Thị Hoa, 2020, Kế tốn bán hàng tại Cơng ty TNHH Thương Mại
Thiên Thanh, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại.
6. Trần Thị Hồng Nhung, 2020, Kế tốn bán hàng tại Cơng ty TNHH
Sản Xuất Và Kinh Doanh BMC, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại.
7. Tài liệu do phòng kế tốn của Cơng ty Cổ Phần Nội Thất Tuyết Vy cung cấp.
DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1: Bút ký phỏng vấn
Phụ lục 1.2: Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn nhật ký chung Phụ lục 1.3: Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế toán nhật ký - sổ cái Phụ lục 1.4: Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn chứng từ ghi sổ Phụ lục 1.5: Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn trên máy vi tính Phụ lục 2.1: Hóa đơn bán hàng số 0000353 Phụ lục 2.2: Hóa đơn bán hàng số 0000359 Phụ lục 2.3: Hóa đơn bán hàng số 0000368 Phụ lục 2.4: Hóa đơn bán hàng số 0000381 Phụ lục 2.5: Phiếu thu số PT_0008 Phụ lục 2.6: Giấy báo có số BC_0006 Phụ lục 2.7: Phiếu xuất kho số PXK_0009 Phụ lục 2.8: Phiếu xuất kho số PXK_0015 Phụ lục 2.9: Phiếu xuất kho số PXK_0024 Phụ lục 2.10: Phiếu xuất kho số PXK_0037 Phụ lục 2.11: Sổ cái TK 511 Phụ lục 2.12: Sổ cái TK 3331 Phụ lục 2.13: Sổ cái TK 632 Phụ lục 2.14: Sổ cái TK 156 Phụ lục 2.15: Sổ cái TK 131 Phụ lục 2.16: Bảng tổng hợp công nợ quá hạn Phụ lục 2.17: Danh sách hàng tồn kho giảm giá
PHỤ LỤC 1.1 BÚT KÝ PHỎNG VẤN Đối tượng phỏng vấn 1: Bà Đỗ Ánh Tuyết
Chức vụ: Giám đốc công ty
Câu 1: Theo bà, nhân tố môi trường nào ảnh hưởng đến kế tốn bán hàng tại cơng ty?
Câu 2: Theo bà, kế tốn bán hàng tại cơng ty đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin và quản lý của ban giám đốc hay chưa?