Lourdes, Mecca, Jerusalem, Benares, Ise, Canterbury, Salt Lake City. Đó là những địa điểm nổi tiếng dành cho các tín đồ tơn giáo. Những thánh địa linh thiêng, những ngôi đền, điện thờ, thánh đường cùng rất nhiều thánh tích, kinh thánh và những câu châm ngôn. Các vị thánh, những cách ngôn, mùi nhang trầm, linh mục cấp cao,
những ơ cửa kính nhuộm màu, những đám rước lớn, sự mặc khải, là tất cả những gì hiện lên trong tâm trí tơi mỗi khi nhắc đến những địa danh này.
Thành phố linh thiêng với riêng tơi có lẽ là thành phố Pocatello, thuộc bang Idaho. Ở đó có một điện thờ vơ hình nằm ngay giữa lối đi của cửa hàng tạp hóa Albertson. Nơi thịt hộp được đặt ngay phía trước những lon cá ngừ theo một cách rất đặc trưng. Thỉnh thoảng tơi lại tưởng tượng mình đang có mặt ở đó và ước mong vào một ngày nào đó tơi có thể thực hiện một cuộc hành hương đến đây, để những gì đã xảy ra trong thời gian qua có thể xảy ra thêm một lần nữa.
Vào mùa hè năm 1978, vợ tơi khi đó đang là sinh viên y khoa năm thứ ba. Cô ấy được phân cơng làm thư ký cho một khóa đào tạo tại chức chuyên ngành nhi khoa kéo dài sáu tuần tại một bệnh viện ở Pocatello. Đó là một thị xã lớn nhất tỉnh Bannock, nằm ở lưu vực sông Portneuf thuộc vùng đồng bằng rộng lớn Snake River. Một điểm trên tuyến đường Oregon Trial[12], là ga đầu mối của tuyến đường sắt Union Pacific và thị trấn cũng có một chỗ đứng nhất định trong lịch sử phát triển của các chương trình tạp kỹ.
Từ trước tới nay tơi vẫn ln u thích bang Idaho bởi tuyến đường Oregon Trail lịch sử, hệ thống đường sắt, chương trình tạp kỹ, hệ thống trường đại học và bởi vì người vợ thân u của mình, tơi nghĩ mình sẽ đến Pocatello. Bên cạnh đó, tơi vừa bước qua tuổi bốn
mươi và đang trên đường tìm kiếm con đường để vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên. Tơi khơng biết chính xác mình đã ở đâu và mình đã đi đâu, nhưng tơi khơng q lo lắng vì điều đó. Chuyến đi của tơi là một hành trình vơ định đầy thú vị, có thể là dấu hiệu của một sự từng trải hay cũng có thể vì tơi đã khơng cịn quan tâm đến những bon chen trong cuộc đời, tôi không chắc lắm. Pocatello,
Idaho, có vẻ là một nơi phù hợp với điều kiện của tôi. Pocatello? Tất nhiên. Tại sao lại không.
Cứ thế. Tôi lên đường.
Bấy giờ đang là tháng tám, chưa phải mùa nhập học của các trường đại học, nhưng thư viện của trường thì ln mở cửa. Thư viện được trang bị hệ thống máy lạnh. Trong khi trời tháng tám thì nóng như đổ lửa, do đó tơi đã dành sáu tiếng một ngày nhốt mình trong thư viện. Và tơi chẳng khác gì người sở hữu toàn bộ thư viện. Ngoài đội ngũ nhân viên thư viện rất nhiệt tình khi có khách tới đọc sách, thì thư viện là của riêng tơi.
Dự định của tơi là ít nhất cũng chạm vào hay cầm lên và xem lướt qua từng cuốn sách ở đây. Vào một buổi sáng thứ hai, khoảng tầm mười giờ rưỡi, tôi bắt đầu từ tầng trên cùng với kệ sách đầu tiên, tiến dần vào khu vườn kiến thức rộng lớn của loài người.
Trái với tham vọng, tôi đã không tiến xa với kế hoạch của mình do có q nhiều quyển sách tơi muốn đọc sâu hơn, và cứ đến buổi trưa là tôi đã yên vị đằng sau đống sách tại một chiếc bàn lớn ở tầng ba. Học giả huyền thoại Fuljumowski với cơng việc. Hình dung - khơng giấy viết, khơng bài kiểm tra, chỉ đơn giản là tiếp thu kiến thức. Khơng một khóa học nào mà tơi từng tham gia lại cung cấp cho tơi nhiều kiến thức cũng như niềm vui thích như những ngày ở thư viện này. Tất cả những gì tơi muốn biết là của riêng tôi. Và buổi tối khi đi bộ về nhà, tôi như một lữ khách trên tuyến đường Oregon Trail của riêng mình, đầy ắp những trải nghiệm về quê hương rộng lớn trong đầu, cảm xúc tốt, xấu đan xen lẫn lộn: Kiến thức mà những cuốn sách cung cấp là vơ tận - tơi khơng bao giờ có thể đọc hết tồn bộ. Mỗi khi tơi đọc một cuốn sách, thì có mười cuốn sách khác đang được viết ở đâu đó. Đó quả là một thơng tin khơng tốt. Và thơng tin
tốt chính là lượng kiến thức và số lượng sách cung cấp kiến thức là vô hạn. Tôi chưa bao giờ có thể ngừng học tập, vì trên mỗi hướng đi tơi đều tìm thấy những kiến thức mới. Đó chính là nguồn hạnh phúc cơ bản của những người tự học.
Vào một buổi tối thứ sáu trên đường về nhà trong trạng thái suy tư, tôi đã dừng chân tại cửa hàng tạp hóa Albertson. Quả dưa hấu xuất hiện trong đầu tơi khi đó. Một quả dưa hấu thật to. Tôi mang về nhà và sẽ ngồi ngồi sân chén sạch nó. Tơi dự định mua thêm một số thứ nữa, nhưng khơng nhớ chính xác là thứ gì, do đó tơi đi một vịng qua các gian hàng với một tâm trạng giống như khi tôi đi ngang qua các kệ sách trong thư viện. Và điều tương tự đã xảy ra. Các thông tin tốt, xấu về cửa hàng tạp hóa cứ đan xen lẫn lộn. Những thứ thực phẩm được hàng ngàn người ở khắp nơi trên thế giới yêu thích, nhiều hơn rất nhiều so với những gì tơi từng ăn hay nếm thử, đều có thể tìm thấy ở đây; vơ hạn ở mọi hướng, vì hàng ngàn người khác sẽ đến mua nó, đem về nhà và ăn trong hàng ngàn bữa tối khác nhau, giúp họ nạp năng lượng cho cuộc sống để làm hàng triệu những công việc khác, và sự lĩnh hội của tơi về tính phức tạp bao la này chỉ là tối thiểu.
Tơi cầm lấy món đồ đầu tiên ngay phía trước mặt mình, một lon cá ngừ, và nghĩ về thành phần của nó, về cái lon, về nhãn hiệu, về quá trình sản xuất từ những chiếc tàu cá đến ngư dân, đến chuỗi máy móc phức tạp trong nhà máy, q trình vận chuyển để nó có mặt ở đây, một nơi rất xa.
Tiếp đó là một chuỗi suy nghĩ về những hướng đi tiếp theo; lon cá này sẽ đi đâu? Đâu là điểm kết thúc của nó? Cái lon, nhãn hiệu, con cá, và ai sẽ là người ăn lon cá này? Tôi cứ nghĩ tiếp, nghĩ tiếp… Tôi không thường dành thời gian của mình tại cửa hàng tạp hóa theo cách này. Hiện tại bộ não của tơi đang phát tín hiệu cảnh báo: Ơi, mình mất trí rồi!.
Bước lại gần một gian hàng, đập vào mắt tơi là dịng tiêu đề màu đen in đậm trên nền trắng của một tấm áp phích quảng cáo: BẠN
KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI DUY NHẤT, và bên dưới là hàng chữ nhỏ hơn nói về cơng cuộc truy tìm một loại nước sốt mì ống chất lượng cao.
Tiêu đề này phù hợp với trạng thái tồn tại của tôi. Vâng, khi nghĩ về bản thân mình, tơi khơng phải là người duy nhất. Khơng phải là người duy nhất có cảm xúc bất ngờ trước một bức tranh lớn. Cũng không phải là người duy nhất hiểu thế nào là cảm giác kinh ngạc đến cùng cực. Có quá nhiều bằng chứng được đề cập đến trong những cuốn sách ở thư viện kia. Và đó chính xác là tất cả mọi điều mà chúng ta cần ở một cuốn sách.
Cố giữ sự tỉnh táo, tôi đem quả dưa hấu và lon cá ngừ ra quầy tính tiền với một hóa đơn 20 đơ-la. Tại đây tơi để ý thấy một tờ ghi chú viết tay dán trên chiếc ly nhỏ nơi để những đồng tiền xu thối lại cho khách. Nội dung của dòng ghi chú như sau: "Vui lòng chấp nhận nhận lại tiền xu!". Đây quả là một thông báo bất ngờ. Vâng, tôi nghĩ thầm, tôi sẽ nhận lại những đồng xu tiền thối lại. Và sẽ ln mang chúng theo bên mình, bất cứ nơi nào tôi đến.
Khi quay ra chuẩn bị đi về, tôi lại đối mặt với một bảng thông báo khác. Cánh cửa tự động đã bị hỏng. Bảng thông báo viết rằng: Chú ý! Cách duy nhất để ra ngoài là bước vào trong.
Như mọi khi, đây là cách một người hiểu về vai trò của cánh cửa trong việc định đoạt sự đến và đi. Để giữ cân bằng, một người phải thực hiện hai cuộc hành trình: đi ra từ đó và bước vào từ đây. Cái này phụ thuộc vào cái kia. Mọi lối ra đều ở một lối vào. Cánh cửa xoay theo cả hai hướng. Cách duy nhất để đi ra là bước vào. Cũng giống như vậy, để hiểu được sự chuyển động của trái đất, ta phải hiểu được vịng quay của các nguồn lực bên trong nó.
***
Trước đây, từ xa xưa, chúng ta vẫn thường gọi loại nhận thức cá nhân này là sự hoài niệm. Một sự kiện từ quá khứ bất chợt ùa về trong tâm trí. Một số người lớn tuổi trong Kinh thánh sẽ khơng có ý kiến gì khi tơi nói với họ điều này. Và chúng tơi đều đồng ý rằng
những khoảnh khắc như vậy thường xảy đến với những người lớn tuổi. Ngay cả một nhà văn cổ như Proust, với món bánh ma-đơ-len của ơng. Cịn trường hợp của tơi thì sao? Ngay bây giờ? Ở thế kỷ hai mươi. Chúng ta thường hay cười cợt với những khoảnh khắc như thế - "Bạn lại chuẩn bị phát hiện ra điều gì à?".
Tơi cảm thấy, tơi nhận biết được những khoảnh khắc kết nối sâu sắc các trạng thái với nhau – những cảm xúc bất ngờ – không chỉ xảy ra trong nhất thời mà lặp lại thường xuyên. Thật khó để diễn tả, giống như khi chúng ta kể về giấc mơ của mình.
Khi được hỏi về điềm báo, hầu hết chúng ta đều có cách tường thuật tương tự nhau. Trong suốt 2.000 năm qua chúng ta thật sự khơng có nhiều thay đổi. Những giây phút thầm kín này xét cho cùng cũng chính là những giây phút linh thiêng nhất. Những cảm xúc như thế ùa đến ở đâu thì nơi đó trở thành vùng đất thánh. Tôi không điên. Không say. Cũng không lập dị.
Thử kiểm chứng lại bằng chính thái độ hồi nghi cùng một trí tuệ minh mẫn, tơi biết chắc rằng trải nghiệm vào buổi tối mùa hè năm ấy tại cửa hàng tạp hóa ở Pocatello là một bước ngoặt vĩnh cửu trong hành trình sắp tới của tơi. Đó là khoảnh khắc đỉnh cao của cuộc đời khi tơi có thể nhìn rõ những điều bỏ lại phía sau cũng như những gì đang chờ đợi tơi ở phía trước. Thế giới rộng lớn xung quanh cũng như thế giới nội tâm của mỗi con người là vơ tận khi nhìn từ mọi phía.
Đừng lo khi những khoảnh khắc như vậy xảy đến với bạn. Chỉ đáng lo khi bạn chưa bao giờ có những cảm xúc như vậy.