Yêu cầu và nguyên tắc đối với quyết định quản trị

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 2 : THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ

2. Quyết định quản trị

2.2. Yêu cầu và nguyên tắc đối với quyết định quản trị

2.2.1. Yêu cầu a, Tính hợp pháp

Trong một Nhà nước pháp quyền, mọi hành vi của tổ chức và cá nhân đều phải tuân theo pháp luật. Quyết định quản trị là hành vi của tập thể hoặc cá nhân các nhà quản trị phải tuân theo pháp luật. Tính hợp pháp của pháp luật của quyết định quản trị được thực hiện trên các khía cạnh: Quyết định được đưa ra trong phạm vi thẩm quyền của tổ chức hoặc cá nhân, không trái với nội dung mà pháp luật quy định, được ban hành đóng thủ tục và thể thức. Mọi quyết định quản trị khơng đảm bảo tính pháp lý đều bị đình chỉ hoặc hủy bỏ. Người hoặc tổ chức đưa ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

b, Tính khoa học

Tính pháp lý chưa đủ đảm bảo cho quyết định có hiệu quả. Muốn có hiệu quả các quyết định phải có tính khoa học. Một cách chung nhất, các quyết định có tính khoa học là các quyết định phù hợp với lý luận và thực tiễn khách quan. Nó khơng chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết mà cịn dựa trên cơ sở phân tích chính thực tiễn khách quan. Yêu cầu về tính khoa học của quyết định quản trị được thể hiện trên các khía cạnh: quyết định phù hợp với định hướng và mục tiêu của tổ chức; phù hợp với quy

luật, các xu thế khách quan, các nguyên tắc, nguyên lý khoa học; trên cơ sở vận dụng các phương pháp khoa học; phù hợp với điều kiện cụ thể với tình huống cần đưa ra quyết định, kể cả thế là lực cũngg như mơi trường tổ chức.

c, Tính hệ thống

u cầu tính hệ thống đối với các quyết định quản trị là các quyết định được đưa ra phải thống nhất, nhất quán với nhau trong tổng thể để hệ thống quyết định đã có và sẽ có nhằm đạt tới mục đích chung. Tránh tình trạng các quyết định mâu thuẫn, loại trừ lẫn nhau gây khó khăn cho cấp thực hiện.

d, Tính tối ưu

Quyết định quản trị thực chất là một phương án hành động được lựa chọn nhằm giải quyết một vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức. Yêu cầu về tính tối ưu của quyết định địi hỏi phương án mà quyết định lựa chọn phải là phương án tối ưu. Các phương án tối ưu là phương án thỏa mãn cao nhất các mục tiêu đồng thời phù hợp với các ràng buộc nhất định được sự ủng hộ của các thành viên và các cấp trong tổ chức.

e, Tính linh hoạt

Tính linh hoạt địi hỏi các quyết định quản trị phải phản ánh được mọi nhân tố mói trong lựa chọn quyết định, phản ánh được tính thời đại, mơi trường mà quyết định ra đời và thực hiện. Tính linh hoạt của quyết định quản trị cũngg địi hỏi việc xử lý tình huống phải linh hoạt, khéo léo, tránh dập khn, máy móc, giáo điều, kinh nghiệm chủ nghĩa. Phương án quyết định đáp ứng được với sự biến đổi của mơi trường

g, Tính cụ thể về thời gian

Quyết định được ban hành ngày nào và có hiệu lực từ khi nào cần rõ ràng. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh cần được làm rõ.

2.2.2. Nguyên tắc

Để quyết định quản trị đáp ứng được các yêu cầu, trong quá trình đề ra quyết định cần tôn trọng các nguyên tắc sau:

- Ngun tắc hệ thống: địi hỏi ln xem tổ chức là một hệ thống kinh tế - xã hội, khi đưa ra quyết định quản trị phải đồng thời tính đến ba yếu tố là mơi trường bên ngồi, điều kiện bên trong và mục tiêu của tổ chức; phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan tới quyết định quản trị, trong một tổ chức, bao gồm:

hệ thống đảm bảo thông tin, hệ thống tham mưu, hệ thống ra quyết định (có sự phân cấp), hệ thống chấp hành và hệ thống phản hồi.

- Nguyên tắc khả thi: Trong quá trình quyết định phải tổng hợp, xem xét tất cả các loại nhân tố bên trong và bên ngồi có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Nghĩa là vừa xem xét về nhu cầu, khả năng, cơ hội thành công, rủi ro, bất lợi, thất bại, cân nhắc toàn diên, bảo đảm chắc chắn sự hợp lý về hiệu quả của phương án quyết định, sự tiên tiến về kỹ thuật, khả năng về nguồn lực và điều kiện.

- Nguyên tắc khoa học: Phương án quyết định phải là phương án được mọi người ủng hộ, là phương án được lựa chọn từ nhiều phương án, theo một trình tự khoa học, có tuy duy và phán đốn khoa học.

- Nguyên tắc dân chủ: Q trình quyết định có sự tham gia của tập thể những người trong tổ chức. Đối với những vấn đề quan trọng cần cả sự tham gia của các cơ quan và chun gia bên ngồi tổ chức. Trong q trình quyết định cần tiếp thu các ý kiến trái ngược nhau, đồng thời chú ý đến phương án mới.

- Nguyên tắc kết hợp: Trong quá trình quyết định cần kết hợp giữa khoa học và kinh nghiệm; giữa phân tích định tính và phân tích định lượng; giữa lợi ích tồn cục và lợi ích tập thể; giữa hiện thực và sáng tạo...

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)