CHƯƠNG 5 : CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO
3. Phương pháp và phong cách lãnh đạo
3.1. Các phương pháp lãnh đạo
3.1.1. Phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức, kỷ luật của hệ thống quản trị. Bất kỳ hệ thống quản trị nào cũngg hình thành mói quan hệ tổ chức trong hệ thống. Về phương diện quản trị, nó biểu hiện thành mối quan hệ giữa quyền uy và phục tùng, như người xưa thường nói: quản trị cong người có hai cách, dùng ân và dùng uy. Dùng ân thì vững bền nhưng khó khăn và dễ trở thành phù phiếm, dùng uy thì nhanh chóng nhưng dễ mất tình người. Vì vậy, quản trị trước tiên phải dùng uy sau đó mới tính đến việc dùng ân.
Các phương pháp hành chính trong quản trị chính là cách tác động trực tiếp của người lãnh đạo lên tập thể những con người dưới quyền bằng cách quyết định dứt khốt, mang tính bắt buộc, địi hỏi mọi người trong hệ thống phải chấp hành nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.
Vai trị của các phương pháp hành chính trong quản trị rất to lớn. Nó xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong hệ thống, khâu nối các phương pháp quản trị khác lại và giải quyết các vấn đề đặt ra trong hệ thống nhanh chóng.
Các phương pháp hành chính tác động vào đối tượng quản trị theo hai hướng: tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành vi của đối tượng quản trị.
Các phương pháp hành chính địi hỏi người lãnh đạo phải có quyết định dứt khốt, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ người thực hiện, loại trừ khả năng có sự giải thích khác nhau đối với nhiệm vụ được giao.
Sử dụng phương pháp hành chính trong q trình lãnh đạo một tập thể người là điều rất cần thiết bởi ở đó nó thể hiện quyền lãnh đạo của người lãnh đạo, buộc đối tượng phải phục tùng vô điều kiện, làm cho công việc được tiến hành một cách nhanh chóng và tương đối dễ thực hiện. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng phương pháp này vì sẽ dẫn đến sự nhàm chán, sợ hãi của nhân viên cấp dưới khi họ nhận quá nhiều mệnh lệnh hành chính, là cơ hội phát sinh ra bệnh quan liêu giấy tờ, xa rời thực tế.
3.1.2. Phương pháp kinh tế
Là sử dụng các biện pháp khuyến khích bằng lợi ích vật chất. Chẳng hạn như tăng giảm tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ cấp, tiền bồi dưỡng… Hiện nay, “khốn” là hình thức khuyến khích bằng lợi ích vật chất mang lại nhiều hiệu quả ở nhiều ngành nghề trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bởi nó có sự rang buộc giữa quyền lợi và nghĩa vụ lại với nhau, vì muốn có quyền lợi bắt buộc phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.
Ngày nay, xu hướng chung của mọi hệ thống là mở rộng việc áp dụng các phương pháp kinh tế. Để làm việc đó, cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
Một là, việc áp dụng các phương pháp kinh tế ln ln gắn liền với việc sử dụng các địn bẩy kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tín dụng, lãi suất, tiền lương, tiền thưởng… Nói chung, việc sử dụng các phương pháp kinh tế có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng các quan hệ hàng hóa – tiền tệ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng các phương pháp kinh tế phải hồn thiện hệ thống các địn bẩy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng các quan hệ hàng hóa – tiền tệ, quan hệ thị trường.
Hai là, để áp dụng phương pháp kinh tế phải thực hiện sự phân cấp đóng đắn giữa các cấp quản trị.
Ba là, sử dụng các phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản trị phải có đủ trình độ và năng lực về nhiều mặt. Bởi vì, sử dụng các phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản trị phải hiểu biết và thông thạo các vấn đề kinh tế, đồng thời phải có phẩm chất đạo đức vững vàng.
Sử dụng phương pháp này có ý nghĩa rất to lớn trong cơng tác lãnh đạo, nó phát huy tính năng động, sáng tạo của cấp dưới và tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy đối tượng thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, nếu quá nhấn mạnh phương pháp kinh tế mà bỏ qua các phương pháp khác sẽ khuyến khích cho chủ nghĩa thực dụng phát triển, làm xói mịn các ngun tắc – đạo lý và nhân cách của con người, gây nguy hại về kinh tế - xã hội.
3.1.3. Phương pháp giáo dục, vận động, tuyên truyền
Là phương pháp tác động lên tinh thần của người lao động, nhằm khơi dậy tính tích cực, tính tự giác, hăng hái thi đua hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Phương pháp giáo dục có ý nghĩa cực kỳ to lớn trong một tổ chức, bởi con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, cần phải được phát triển tồn diện về tư tưởng, trình độ, năng lực, thể lực, phẩm chất đạo đức, nhân sinh quan, thế giới quan… có như vậy con người mới có khả năng tự làm chủ bản thân và xã hội.
Có nhiều cách khác nhau để tiến hành việc giáo dục con người. Nhưng căn cứ vào nội dung giáo dục người ta chia thành hai loại: giáo dục cơ bản và giáo dục cụ thể.
- Giáo dục cơ bản giúp con người phát triển tồn diện. Thơng qua các hình thức đào tạo dài hạn cũngg như bồi dưỡng ngắn hạn phù hợp với trình độ và điều kiện của từng đối tượng khác nhau.
- Giáo dục cụ thể là giáo dục từng mặt, cho từng tình huống cụ thể. Thơng qua các hình thức: khen – chê; thuyết phục; tự phê bình và phê bình; khen thưởng – kỷ luật; tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất, động viên khuyến khích, khen thưởng những tập thể và cá nhân tích cực, hạn chế những tập thể, cá nhân thiếu tích cực.
3.1.4. Sự kết hợp các phương pháp lãnh đạo
Mỗi loại phương pháp nêu trên đều có những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, trong quản trị cần kết hợp đồng thời các phương pháp lãnh đạo.
Trong lãnh đạo cần sử dụng kết hợp các loại phương pháp nhằm tạo ra một động lực mạnh mẽ hơn, phương pháp hành chính tạo ra động lực chính trị, phương pháp kinh tế tạo ra động lực vật chất, phương pháp giáo dục tạo ra động lực tinh thần.
Đồng thời sử dụng kết hợp các phương pháp sẽ khắc phục cho nhau những nhược điểm trong mỗi loại phương pháp. Nếu chỉ dùng phương pháp hành chính sẽ gây ức chế, căng thẳng; hoặc quá nhấn mạnh khuyến khích bằng lợi ích vật chất thì dễ sinh ra tư tưởng thực dụng; hay chỉ coi trọng giáo dục cũngg sẽ nhàm chán.
3.2. Các phong cách lãnh đạo
3.2.1. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền
Người lãnh đạo chuyên quyền là người thích ra lệnh và chờ đợi sự phục tùng, là người quyết đốn, ít có lịng tin vào cấp dưới. Họ thúc đẩy nhân viên chủ yếu bằng đe dọa và trừng phạt.
3.2.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ
Người lãnh đạo theo phong cách dân chủ thường tham khảo ý kiến của cấp dưới về các hành động và quyết định được đề xuất và khuyến khích sự tham gia của họ. Kiểu người lãnh đạo này bao gồm những nhà lãnh đạo không hành động nếu không có sự đồng tình của cấp dưới và những nhà lãnh đạo tự quyết định nhưng có tham khảo ý kiến của cấp dưới trước khi hành động. Người lãnh đạo dân chủ ln có lịng tin và hy vọng vào cấp dưới.
3.2.3. Phong cách lãnh đạo tự do
Người lãnh đạo theo phong cách tự do rất ít sử dụng quyền lực của họ và dành cho cấp dưới mức độ tự do cao. Họ xem vai trò của họ chỉ là người giúp đỡ các hoạt động của thuộc cấp bằng cách cung cấp thông tin và hành động như một đầu mối liên hệ với mơi trường bên ngồi.
Việc sử dụng phong cách nào đó phụ thuộc vào những điều kiện và hồn cảnh cụ thể. Một nhà quản trị có thể rất chuyên quyền trong trường hợp khẩn cấp. Ví dụ, người đội trưởng đội cứu hỏa không thể tổ chức một cuộc hội thảo dân chủ với các đội viên để bàn cách tốt nhất dập tắt một đám cháy đang xảy ra mà phải nhanh chóng đưa ra những mệnh lệnh mà ơng ta cho là tốt nhất.