Mơ hình đánh giá chính sách phát triển đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Đánh giá chính sách phát triển đội ngũ của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 31)

- Nhóm chính sách về phát triển số lượng đội ngũ giảng viên

Để đánh giá về chính sách phát triển số lượng giảng viên, tác giả đánh giá dựa trên Chính sách tuyển dụng đội ngũ giảng viên và chính sách về chế độ đãi ngộ nằm thu hút, giữ chân các giảng viên hàng năm của trường.

Các tiêu chí đánh giá được sử dụng bao gồm: + Số lượng giảng viên so với quy mô đào tạo; + Mức độ hợp lý của hình thức tuyển dụng;

+ Mức độ hài lòng của giảng viên về các chế độ đãi ngộ dành cho đội ngũ giảng viên.

- Nhóm chính sách về phát triển cơ cấu đội ngũ giảng viên

Để đánh giá về chính sách phát triển cơ cấu đội ngũ giảng viên, tác giả

Chính sách phát triển số lượng giảng viên

Chính sách phát triển cơ cấu giảng viên

Chính sách phát triển chất lượng giảng viên

Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên

đánh giá dựa trên Chính sách về quy hoạch giảng viên và chính sách bồi dưỡng, đào tạo giảng viên.

Các tiêu chí đánh giá bao gồm:

+ Cơ cấu về giới tính: Tỷ lệ giảng viên nữ được quy hoạch; + Cơ cấu về độ tuổi: Tỷ lệ giảng viên trẻ được quy hoạch;

+ Cơ cấu về trình độ: Sự thay đổi về số lượng Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ hàng năm.

- Nhóm chính sách về phát triển chất lượng đội ngũ giảng viên

Để đánh giá về chính sách phát triển chất lượng đội ngũ giảng viên, tác giả đánh giá dựa trên các chính sách: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; Chính sách đánh giá năng lực đội ngũ giảng viên; Chính sách về chế độ đãi ngộ dành cho đội ngũ giảng viên.

Các tiêu chí đánh giá được sử dụng bao gồm:

+ Mức độ hài lòng của giảng viên về số lượng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng dành cho giảng viên hàng năm;

+ Mức độ hài lịng của giảng viên về chất lượng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên;

+ Mức độ hài lịng của giảng viên về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.

+ Đánh giá của giảng viên về sự thay đổi của trình độ bản thân sau khi tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

+ Tính cơng bằng, khách quan trong đáng giá năng lực giảng viên; + Mức độ hợp lý về thời gian đánh giá định kì;

+ Mức độ hài lịng của giảng viên về chính sách đánh giá năng lực giảng viên

+ Mức sống của giảng viên;

+ Mức độ hài lòng của giảng viên về chính sách về chế độ đãi ngộ của đội ngũ giảng viên.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống được cơ sở lý luận về đánh giá chính sách phát triển giảng viên bao gồm các nội dung về:

+ Giáo dục đại học, Cơ sở giáo dục đại học, Giảng viên đại học, Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên.

+ Đánh giá chính sách: Nội dung đánh giá chính sách cơng, Bản chất của đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giảng viên.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày một số văn bản quản lý về chính sách phát triển đội ngũ giảng viên như Luật Giáo dục Đại học, Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030.

Trên cơ sở hệ thống cơ sở lý luận, pháp lý và tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan, tác giả đã đề xuất được mơ hình nghiên cứu và các tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong chương 2.

CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ

HÀ NỘI

2.1. Giới thiệu chung về Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội

2.1.1. Giới thiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

a. Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi

- Sứ mạng: Mở cơ hội học tập cho mọi người với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa trình độ theo định hướng ứng dụng, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành Nội vụ, nền công vụ và xã hội trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế.

- Tầm nhìn: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phấn đấu đến năm 2035 trở thành trường đại học xếp hạng 1 trong các cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng của Việt Nam.

- Giá trị cốt lõi: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hướng tới các giá trị: “Chất lượng – Chuyên nghiệp – Hiện đại”.

(Nguồn: Trích theo Quyết định số 1039 /QĐ-BNV ngày 27/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án chiến lược phát triển Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2019 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2035).

b. Cơ cấu tổ chức của Trường:

Nguồn: Website Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

c. Hoạt động đào tạo

Hiện nay Nhà trường đang đào tạo 15 ngành trình độ cử nhân như: Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản lý nhà nước, Quản lý văn hóa, Khoa học thư viện, Luật, Lưu trữ học, Chính trị học, Hệ thống thơng tin, Xây dựng Đảng và chính quyền, Văn hóa học…và 04 ngành trình độ thạc sĩ bao gồm: Lưu trữ học, Chính sách cơng, Quản lý cơng, Luật.

2.1.2. Đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Theo số liệu thống kê của Phòng Tổ chức - Cán bộ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, năm 2022, tổng số giảng viên trong trường là 275 người. Cụ thể:

- Về độ tuổi:

Bảng 2.2: Số lƣợng giảng viên theo độ tuổi

Đơn vị tính: Người

STT Tuổi đời Số lƣợng Phần trăm (%)

1 Độ tuổi từ 20 – 30 13 4,73 2 Độ tuổi từ 31 – 40 128 46,55 3 Độ tuổi từ 41 – 50 114 41,55 4 Độ tuổi từ 51 - 60 20 7,17 Tổng cộng 275 100 Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tổ chức cán bộ

- Về thâm niên công tác:

Bảng 2.3: Tổng hợp thâm niên công tác của đội ngũ giảng viên

Đơn vị tính: Người

STT Thâm niên công tác Số lƣợng Phần trăm (%)

1 Từ 1 – 5 năm 52 18,9 2 Từ 6 – 10 năm 69 25,1 3 Từ 11 – 15 năm 77 28 4 Từ 16 – 20 năm 34 12,4 5 Từ 21 – 25 năm 17 6,18 6 Từ 26 – 30 năm 9 3,27 7 Từ 31 – 35 năm 9 3,27 8 Từ 36 – 40 năm 8 2,78 Tổng cộng 275 100 Nguồn: Tổng hợp từ phịng Tổ chức cán bộ

- Về trình độ đào tạo:

Bảng 2.4: Tổng hợp trình độ đào tạo của đội ngũ giảng viên

Đơn vị tính: Người STT Năm Trình độ Tổng số PGS.TS TS ThS Đại học 1 2019 6 46 183 20 255 2 2020 7 59 190 14 270 3 2021 7 59 191 14 271 4 2022 7 60 198 10 275 Nguồn: Phịng Tổ chức cán bộ

Trình độ chun mơn của đội ngũ giảng viên Nhà trường cụ thể như sau: Phó giáo sư. Tiến sĩ chiếm 2,55%; Tiến sĩ chiếm 21,82%, Thạc sĩ chiếm 72% và Cử nhân chiếm 3,64%.

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, giảng viên cơ hữu và nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ chiếm ít nhất 40% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu đối với cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu.

Như vậy, tỷ lệ Tiến sỹ hiện tại của Nhà trường chưa đạt được tiêu chuẩn của nhà nước về tỷ lệ giảng viên có trình độ cao trong các cơ sở giáo dục đại học.

- Về giới tính: Tỷ lệ giảng viên nữ chiếm 62 %, giảng viên nam là 38%. Các giảng viên nữ đa phần trẻ, trong độ tuổi sinh đẻ nên một số đơn vị có nguy cơ thiếu giảng viên tại 1 thời điểm.

2.2. Thực trạng chính sách phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội

2.2.1. Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên giai đoạn 2021-2025 với các nội dung chính như sau:

- Việc phát triển về số lượng và trình độ giảng viên đảm bảo duy trì ngành đào tạo trình độ đại học căn cứ Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đào tạo, điều kiện để duy trì ngành đào tạo trình độ Đại học. Theo đó, có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó có ít nhất 01 tiến sĩ và 04 thạc sĩ, hoặc 02 tiến sĩ và 02 thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo.Về đảm

bảo quy mô tuyển sinh căn cứ Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, cách tính quy đổi số sinh viên chính quy trên 01 giảng viên các khối ngành: Khối ngành III là 25 sinh viên/1 giảng viên; khối ngành V là 20 sinh viên/1 giảng viên; khối ngành VII là 25 sinh viên/1 giảng viên.

- Việc phát triển về số lượng và trình độ giảng viên đảm bảo duy trì ngành đào tạo trình độ sau đại học căn cứ Thông tư số 15/2014/ TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, theo đó điều kiện để duy trì mỗi ngành đào tạo thạc sĩ là 1 PGS và 4 Tiến sĩ. Về đảm bảo quy mô tuyển sinh căn cứ Thông tư 09/2017/TT- BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự thủ tục mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành học hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, điều kiện để tổ chức giảng dạy các ngành thuộc chương trình đào tạo Thạc sĩ theo Đề án đã trình là 70% đội ngũ TS là giảng viên cơ hữu để tham gia giảng dạy chương trình.

- Giảng viên phải đáp ứng đầy đủ phẩm chất chính trị; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; chấp hành tơn chỉ, mục đích, ngun tắc làm việc của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội; có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống trung thực;

- Giảng viên phải có đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết và trách nhiệm với nghề; có ý thức giữ gìn danh dự nhà giáo, có lịng nhân ái, bao dung, độ lượng, ứng xử hịa nhã, cơng bằng với sinh viên, học viên và đồng nghiệp;

- Giảng viên phải có năng lực chun mơn vững vàng; tn thủ các quy trình, quy định về chun mơn, nghiệp vụ; có phương pháp giảng dạy khoa học; khơng ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức trong và ngoài nước để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

- Cơ cấu đội ngũ giảng viên được phát triển trên các mặt: cơ cấu độ tuổi, giới tính, nguồn đào tạo, bảo đảm tính liên tục và kế thừa.

2.2.2. Thực trạng thực hiện các chính sách phát triển đội ngũ giảng viên

a. Chính sách tuyển dụng đội ngũ giảng viên

Theo Bản kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên giai đoạn 2021-2025, Đề án chiến lược phát triển Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2019 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, căn cứ vào nguồn nhân lực hiện có, số lượng và trình

độ giảng viên cần có để duy trì ngành đào tạo đại học, sau đại học và đảm bảo quy mơ tuyển sinh trình độ đại học, sau đại học giai đoạn 2019 - 2035 như sau:

Bảng 2.5: Nhu cầu về quy mô giảng viên giai đoạn 2019-2035

STT Năm Giáo Phó giáo Tiến Thạc Đại học Tổng 1 2019 6 45 173 25 249 2 2020 1 8 53 177 10 249 3 2021 1 8 63 179 0 250 4 2022 2 10 72 181 0 265 5 2023 2 10 81 182 0 275 6 2024 2 12 90 184 0 289 7 2025 2 12 101 186 0 301 8 2026 3 13 110 188 0 314 9 2027 3 13 118 190 0 324 10 2028 3 14 125 192 0 334 11 2029 3 14 131 194 0 342 12 2030 4 15 137 196 0 351 13 2031 4 16 141 197 0 358 14 2032 4 17 145 199 0 365 15 2033 4 18 149 201 0 373 16 2034 5 19 154 203 0 381 17 2035 5 20 162 209 0 396

Nguồn: Đề án chiến lược phát triển Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2019 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2035

Cụ thể theo ngành:

Bảng 2.6: Nhu cầu về quy mô giảng viên theo ngành giai đoạn 2021 - 2025

PG S TS Ths PG S TS Ths PG S TS Ths PG S TS Ths PG S TS Ths PG S TS Ths PG S TS Ths PG S TS Ths PG S TS Ths PG S TS Ths PG S TS Ths PG S TS Ths PG S TS Ths PG S TS Ths PG S TS Ths I. ĐT SAU ĐẠI HỌC 1 KHỐI NGÀNH 3 1.1 Quản lý công 1 2 1 1 1 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1.2 Chính sách cơng 1 1 1 1 1 2 1 1 3 1 2 1 1 1 1.3 Luật HP và luật HC 3 2 1 2 1 1 1 1 2 1.4 Quản trị nhân lực (chuẩn bị) 1 2 3 1 1 1 1 2 1 1 2 2 2 2 KHỐI NGÀNH 7 2.1 Lưu trữ học 1 1 1 1 1 1 II. ĐT ĐẠI HỌC 1 KHỐI NGÀNH 3 1.1 Luật 4 1 1 4 1 1 4 1 1 4 1 1 1.2 Quản trị văn phòng 4 1 1 1 4 1 4 4 4 1.3 Quản trị nhân lực 2 1 1 2 KHỐI NGÀNH 5 2.1 Hệ thống thông tin 1 2.2 Công nghệ thông tin 1 3 KHỐI NGÀNH 7 3.1 Quản lý văn hóa 2 2 1 1 1 3.2 Quản lý nhà nước 1 3 3 3 2 2 3.3 Chính trị học 3.4 Lưu trữ học 1 1 3.5 XD Đảng và CQNN 3.6 Văn hóa học

3.7 Thơng tin thư viện 3.8 Kinh tế 3.9 QT dịch vụ du lịch và lữ hành 2 2 2 1 1 3.10Ngôn ngữ Anh 1 1 Cộng 4 10 15 0 5 2 0 5 9 1 8 10 0 3 1 0 2 8 0 8 9 0 2 1 0 4 7 1 6 7 0 2 1 0 2 2 1 7 6 0 5 0 0 6 2 Số lƣợng nhân sự cần tuyển năm 2023 Hà Nội Q uảng Nam Số lƣợng nhân sự cần tuyển năm 2025 Hà Nội Q uảng Nam TP. Hồ Chí Minh Số lƣợng nhân sự cần tuyển năm 2024 TP. Hồ Chí Minh TT NGÀNH Số lƣợng nhân sự cần tuyển năm 2021 Hà Nội Q uảng Nam TP. Hồ Chí Minh Số lƣợng nhân sự cần tuyển năm 2022 Hà Nội Q uảng Nam TP. Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh Hà Nội Q uảng Nam

Nguồn: Kế hoạch số 2478/KH-ĐHNV ngày 07/12/2020 - Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên giai đoạn 2021-2025

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội luôn rất quan tâm đến việc thu hút và giữ được đội ngũ giảng viên giỏi, có chất lượng, có tâm huyết.

Năm 2014, Trường đã ban hành quy chế tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Quy chế này đã ghi rất rõ các nội dung về:

- Điệu kiện tuyển dụng; - Hình thức tuyển dụng;

- Quy định về hợp đồng, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.

Cụ thể: Tại Điều 4 của Quy chế tuyển dụng, sủ dụng và quản lý viện chức, quy định phương thức tuyển dụng là sử dụng hình thức tuyển dụng là thi tuyển hoặc xét tuyển đặc cách. Trường tổ chức tuyển dụng định kỳ từ 1 – 2 lần/năm hoặc theo nhu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

b. Chính sách quy hoạch đội ngũ giảng viên

Chính sách quy hoạch đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được thực hiện công bằng, khách quan dựa trên các căn cứ như:

+ Quy định của Bộ Nội vụ

Một phần của tài liệu Đánh giá chính sách phát triển đội ngũ của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)