Đánh giá về thời gian định kì đánh giá năng lực giảng viên

Một phần của tài liệu Đánh giá chính sách phát triển đội ngũ của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 53)

Đánh giá chung về mức độ hài lòng của giảng viên đối với chính sách đánh giá năng lực giảng viên hiện tại của Trường Đại học Nội vụ Hà nội thì có 22,7% giảng viên đánh giá ở mức Rất hài lòng, 47,1% giảng viên đánh giá ở mức Hài lòng, 21,6% đánh giá ở mức Bình thường. Vẫn có 2,9% giảng viên đánh giá ở mức Khơng hài lịng và 5,7% giảng viên đánh giá ở mức Rất khơng hài lịng. Quy ra thang điểm, mức độ hài lịng về chính sách đánh giá năng lực giảng viên được đánh giá ở mức 3,78/5 điểm.

0 10 20 30 40 50 Rất hài lịng Hài lịng Bình thường Khơng hài lịng Rất khơng hài lịng

Hình 2.11: Kết quả đánh giá về mức độ hài lòng của giảng viên đối với chính sách đánh giá năng lực giảng viên

Theo các ý kiến chuyên gia và cán bộ quản lý, chính sách đánh giá năng lực hiện tại của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay cần bổ sung thêm các tiêu chí đánh giá rõ ràng hơn.

Việc đánh giá cần tiến hành công khai, minh bạch, rõ ràng và chặt chẽ. Có các biện pháp chế tài đối với những giảng viên năng lực yếu

Đồng thời, cần tổ chức định kỳ việc đánh giá năng lực chuyên môn và ngoại ngữ để hội nhập trong thời đại cơng nghệ 4.0.

2.3.5. Chính sách chế độ đãi ngộ dành cho giảng viên

Theo kết quả điều tra của tác giả, trung bình số lượng thành viên trong gia đình của các giảng viên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là 3,97 người/ gia đình. Tổng thu nhập trung bình của hộ gia đình là 18,17 triệu đồng/ tháng. Tính bình qn thu nhập 1 người là 4,57 triệu đồng/ người/ tháng. Mức thu nhập bình quân này cao hơn so với mức thu nhập bình quân của Việt Nam (năm 2021) là 4,2 triệu đồng/ người/ tháng.

Bảng 2.10: Thu nhập bình quân/ ngƣời/ tháng

Số thành viên trung bình/ hộ (ngƣời) Tổng thu nhập trung bình/ hộ (triệu đồng) Thu nhập bình quân/ ngƣời (triệu đồng) Thu nhập bình quân/ ngƣời của

Việt Nam năm 2021 (triệu đồng)*

3,97 18, 17 4,57 4,2

Nguồn: Tổng hợp của tác giả * Số liệu thống kê của Tổng cục thống kê năm 2021

Tổng chi tiêu trung bình/ tháng của hộ gia đình của các giảng viên là 15,42 triệu đồng/ tháng. Mức chi tiêu bình quân/ người là 3,88 triệu đồng/ người/ tháng. Mức chi tiêu này cao hơn mức chi tiêu bình quân của Việt Nam (năm 2021) là 2,89 triệu đồng/ người/ tháng và mức chi tiêu bình quân ở thành thị của Việt Nam (2021) là 3,8 triệu đồng/ người/ tháng.

Bảng 2.11: Chi tiêu bình quân/ ngƣời/ tháng

Số thành viên trung bình/ hộ (ngƣời) Tổng chi tiêu trung bình/ hộ (triệu đồng) Chi tiêu bình quân/ ngƣời (triệu đồng) Chi tiêu bình quân/ ngƣời của

Việt Nam khu vực thành thị

năm 2021 (triệu đồng)*

3,97 15,42 3,88 3,8

Nguồn: Tổng hợp của tác giả * Số liệu thống kê của Tổng cục thống kê năm 2021

Có thể thấy, mức sống của gia đình khi trong gia đình có ít nhất một người là giảng viên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được đảm bảo so với mức sống trung bình của Việt Nam.

Tác giả tiến hành khảo sát đánh giá của giảng viên về mức độ đảm bảo mức sống của gia đình mới mức thu nhập hiện tại khi làm việc tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, kết quả thu được như sau: 19,7% giảng viên đánh giá mức thu nhập hiện tại đảm bảo hoàn toàn được mức sống của gia đình, 77,4% đánh giá ở mức đảm bảo 1 phần, 2,9% giảng viên đánh giá ở mức khơng đảm bảo.

Về chính sách tiền lương hiện tại, đa phần giảng viên đánh giá ở mức trung bình. Cụ thể, 5,9% giảng viên đánh giá tiền lương của mình ở mức Cao, 70,6% đánh giá ở mức Trung bình và 23,5% giảng viên đánh giá ở mức Thấp.

Về chính sách khen thưởng, 71,4% giảng viên đánh giá ở mức Trung bình, 17,1% giảng viên đánh giá ở mức Phù hợp và 11,4% đánh giá ở mức Khơng phù hợp.

Hình 2.13: Đánh giá về chính sách khen thƣởng

Như vậy, nhìn chung mức thu nhập hiện tại của giảng viên cơ bản đảm bảo được mức sống trung bình của gia đình họ. Tuy nhiên, để phát triển được đội ngũ giảng viên, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vẫn cần có những cải thiện trong chính sách về thu nhập cho giảng viên.

Đánh giá về chế độ thời gian nghỉ lễ, nghỉ phép của giảng viên, phần lớn các giảng viên đánh giá ở mức Rất phù hợp và Phù hợp.

Hình 2.14: Đánh giá về chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép

Có 14,3% giảng viên đánh giá chế độ nghỉ ngơi ở mức Rất phù hợp, 60% đánh giá ở mức Phù hợp, 22,9% đánh giá ở mức Trung bình, chỉ có 2,9% giảng viên đánh giá ở mức Khơng phù hợp. Như vậy, chính sách về chế độ nghỉ ngơi của giảng viên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đang thực hiện rất tốt.

Đánh giá chung về mức độ hài lịng của giảng viên đối với chính sách về chế độ đãi ngộ dành cho giảng viên hiện tại của Trường Đại học Nội vụ Hà nội thì có 8,6% giảng viên đánh giá ở mức Rất hài lòng, 31,4% giảng viên đánh giá ở mức Hài lịng, 51,4% đánh giá ở mức Bình thường. Vẫn có 5,7 % giảng viên

đánh giá ở mức Khơng hài lịng và 2,9% giảng viên đánh giá ở mức Rất khơng hài lịng. Quy ra thang điểm, mức độ hài lịng về chính sách về chế độ đãi ngộ dành cho giảng viên được đánh giá ở mức 3,37/5 điểm.

0 10 20 30 40 50 60 Rất hài lịng Hài lịng Bình thường Khơng hài lịng Rất khơng hài lịng

Hình 2.15: Kết quả đánh giá về mức độ hài lịng của giảng viên đối với chính sách về chế độ dành cho giảng viên

Kết quả khảo sát chun sâu về chính sách tiền lương cho thấy:

Có 70% ý kiến nên tăng thêm hệ số lương cho giảng viên, 30% ý kiến cho rằng hệ số lương như hiện tại là đã phù hợp. Trong đó, hệ số lương tăng thêm theo 70% ý kiến là từ 20 - 25%.

75% ý kiến cho rằng nên tăng thêm các chế độ phụ cấp thu nhập cho giảng viên như phụ cấp vượt giờ, phụ cấp làm thêm giờ; 25% ý kiến cho rằng nên giữ nguyên chế độ theo quy chế chi tiêu của Nhà trường hiện tại. Trong đó, mức tăng theo 75% ý kiến là từ 20 – 30%.

Các chuyên gia và cán bộ quản lý cũng chỉ ra rằng: Cần chú trọng chính sách đãi ngộ cả về vật chất (lương, thưởng, phụ cấp...) và về tinh thần (hoạt động giao lưu, tham quan du lịch, thể dục thể thao...); Tạo các cơ chế để tăng động lực làm việc cho giảng viên; Sử dụng hợp lý các nguồn lực, rà soát đánh giá, cân đối, phân bổ công việc để đảm bảo sự công bằng và tăng thu nhập cho giảng viên.

Tóm lại, ta có bảng đánh giá chung về mức độ hài lịng của giảng viên đối với các chính sách phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội như sau:

Bảng 2.12: Đánh giá chung về mức độ hài lịng của giảng viên về các chính sách phát triển đội ngũ giảng viên

STT Nhóm chính sách Điểm đánh giá

1 Chính sách tuyển dụng 3.47

2 Chính sách quy hoạch 3.99

3 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng 4.07

4 Chính sách đánh giá năng lực 3.78

5 Chính sách về chế độ đãi ngộ 3.37

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Ta thấy chính sách đào tạo, bồi dưỡng được đánh giá mức điểm cao nhất là 4,07/5 điểm. 2 chính sách có mức điểm thấp là chính sách về chế độ đãi ngộ (3,37/5 điểm) và chính sách về tuyển dụng (3,47/5 điểm). Như vậy, phần đề xuất giải pháp trong chương 3, tác giả cần tập trung vào 2 nhóm chính sách về chế độ đãi ngộ và chính sách về tuyển dụng.

2.3.6. Đánh giá chung

a. Ưu điểm

Ban lãnh đạo Nhà trường đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về tầm quan trọng của chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đối với sự phát triển của Trường. Điều này thể hiện thông qua việc Nhà trường luôn quan tâm ban hành, điều chỉnh, bổ sung các chính sách về tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, các chế độ đãi ngộ dành cho giảng viên.

Nhà trường đã xây dựng kế hoạch về phát triển đội ngũ giảng viên giai đoạn 2021 - 2025 nhằm thu hút và nâng cao được chất lượng giảng viên trong trường.

Các chính sách về phát triển số lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về cơ bản được đánh giá ở mức khá. Nhà trường luôn quan tâm đến việc phát triển về số lượng giảng viên thông qua việc ban hành quy chế tuyển dụng rõ ràng, đồng thời cập nhật, điều chỉnh các quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ nhằm cải thiện các chế độ đãi ngộ dành cho giảng viên.

Các chính sách về phát triển cơ cấu giảng viên cũng được đánh giá tốt ở các điểm: Công tác quy hoạch được thực hiện khách quan, công bằng và cơng khai. Chính sách về quy hoạch đội ngũ được rà soát thường xuyên và cải tiến; Tỉ lệ giảng viên nữ làm quản lý được đánh giá ở mức tốt.

Các chính sách về phát triển chất lượng giảng viên được đánh giá cao ở nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã được tổ

chức trong trường, nhằm nâng cao chất lượng giảng viên. Nhà trường cũng đã có các chương trình cử giảng viên đi đào tạo tại nước ngồi.

Việc đánh giá khách quan, cơng khai đã giúp các giảng viên có cơ sở để tiếp tục học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

Chế độ đãi ngộ được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ. Việc ghi nhận và khen thưởng được thực hiện kịp thời, khách quan đã tạo động lực làm việc cho giảng viên, góp phần tạo tính hấp dẫn cho mơi trường làm việc để thu hút các giảng viên có trình độ cao và năng lực tốt từ các cơ quan, đơn vị khác.

Bên cạnh đó, các chính sách về phát triển giảng viên của Trường vẫn còn một số điểm hạn chế như:

b. Hạn chế

(1) Chính sách tăng về số lượng đội ngũ giảng viên

Quy chế tuyển dụng đã ban hành nhưng đến nay một số nội dung chưa phù hợp cần phải sửa đổi, bổ sung.

Số lượng giảng viên/ sinh viên vẫn cần tăng thêm để đảm bảo chất lượng đào tạo, đặc biệt đối với một số ngành bị thiếu giảng viên.

Số lượng tiến sĩ chưa đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục (nhỏ hơn 40% tổng số giảng viên của trường).

Chính sách tuyển dụng và chính sách về chế độ đãi ngộ được các giảng viên đánh giá ở mức thấp nhất, cần tiến hành điều chỉnh, hồn thiện chính sách hơn.

(2) Chính sách cải thiện về cơ cấu đội ngũ giảng viên

Tỉ lệ giảng viên trẻ làm quản lý cần được cải thiện hơn.

Tỉ lệ tiến sĩ của Nhà trường tăng qua các năm tuy nhiên vẫn chưa đủ đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục là số lượng tiến sĩ chiếm tối thiếu 40% tổng số giảng viên của trường.

Mặc dù Nhà trường đã ban hành nhiều quy chế, quy định về công tác quy hoạch viên chức nhưng chưa xây dựng văn bản riêng quy định tiêu chuẩn năng lực đối với từng chức danh, từng vị trí.

(3) Chính sách nâng cao về chất lượng đội ngũ giảng viên

Một số ngành của Trường còn thiếu giảng viên, đặc biệt giảng viên có trình độ cao. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đơi khi cịn thiếu hấp dẫn. Chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn tại nước ngoài chưa nhiều.

Chế độ tiền lương hiện nay được đánh giá ở mức trung bình, chưa thực sự thu hút và giữ chân được giảng viên có năng lực và khuyến khích giảng viên học

tập, nghiên cứu để cống hiến nhiều hơn.

Nguồn lực tài chính chưa tự chủ để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường trang thiết bị hiện đại.

c. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giảng viên của trường hiện nay cịn một số hạn chế. Có thể kể đến như:

- Còn thiếu nguồn lực tài chính dành cho việc phát triển đội ngũ giảng viên của trường:

+ Nguồn lực tài chính để tăng các chế độ đãi ngộ dành cho giảng viên; + Nguồn lực tài chính để cải thiện cơ sở vật chất…

- Một số nội dung trong các quy định về các chính sách phát triển đội ngũ giảng viên của trường chưa được cập nhật, bổ sung để phù hợp hơn với tình hình nền kinh tế thị trường và đặc điểm đội ngũ giảng viên hiện nay.

- Nhà nước ban hành các quy định về quản lý biên chế chặt chẽ hơn, như Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 28/11/2018.

- Một số giảng viên thực hiện các công việc khác dẫn đến bị thiếu thời gian dành cho việc học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

- Cơng tác đánh giá chính sách phát triển đội ngũ giảng viên chưa kịp thời, hiệu quả:

+ Việc đánh giá chính sách phát triển đội ngũ giảng viên gặp khó khăn do khơng có đủ nhân lực cũng như nguồn lực tài chính để thực hiện đánh giá.

+ Bộ tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học công lập chưa được xây dựng một cách khoa học và thống nhất.

+ Các mục tiêu chính sách thường khó thể hiện dưới dạng định lượng, mục tiêu đôi khi không rõ ràng, dẫn đến việc đánh giá chính sách theo mục tiêu đề ra khơng phản ánh được hết các giá trị của chính sách.

+ Đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học cơng lập đơi khi mang tính một chiều, mới chỉ phản ánh nhận xét của các cơ quan quản lý mà chưa quan tâm đủ mức đến sự phản hồi từ những đối tượng mà chính sách hướng vào, cụ thể là giảng viên tại các trường đại học công lập.

Tiểu kết chƣơng 2

Tác giả đã tiến hành đánh giá 5 nhóm chính sách: Chính sách tuyển dụng, Chính sách về quy hoạch, Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, Chính sách đánh giá đội ngũ giảng viên và Chính sách về các chế độ đãi ngộ. Cơ sở đánh giá dựa trên mức độ hài lòng của giảng viên, cấp quản lý, chuyên gia về kết quả thực hiện các chính sách đó.

Về cơ bản, chính sách phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã và đang được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn cịn một số hạn chế cần có biện pháp khắc phục, hồn thiện hơn. Trong đó, 2 chính sách được đánh giá ở mức điểm thấp nhất là chính sách về tuyển dụng và chính sách về chế độ đãi ngộ dành cho giảng viên. Như vậy, có thể thấy trong 3 khía cạnh phát triển về số lượng, cơ cấu và chất lượng giảng viên thì việc phát triển về số lượng giảng viên tại trường đang cần được quan tâm hơn cả.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ

HÀ NỘI 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1. Quan điểm, chủ trương của Bộ Nội vụ

Để bảo đảm nguồn nhân lực ổn định, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của nền công vụ, Bộ Nội vụ đã ban hành các quyết định như: Quyết định số 1758/QĐ- BNV ngày 05/10/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Nội vụ giai đoạn 2011-2020, quyết định số 1039/QĐ-BNV ngày 27/11/2019 phê duyệt Đề án chiến lược phát triển Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2019-2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Các quyết định này đã đặt ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ đủ về số lượng,

Một phần của tài liệu Đánh giá chính sách phát triển đội ngũ của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)