CHƯƠNG 8 : MỘT SỐ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG KHÁC
8.1. Nghiệp vụ bảo lãnh
8.1.4. Quy trình bảo lãnh
Bước 1: Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm: Giấy đề nghị bảo lãnh Hồ sơ pháp lý:
− Đối với khách hàng là doanh nghiệp thì hồ sơ pháp lý bao gồm: + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Giấy chứng nhận mã số thuế
+ Biên bản hợp hội đồng thành viên/ hội đồng quản trị + Giấy ủy quyền
KHOA KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 85
+ Giấy phép kinh doanh hộ cá thể, hộ gia đình + Các giấy tờ khác có liên quan.
Hồ sơ tài chính + Báo cáo tài chính
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Các tài liệu khác có liên quan Hồ sơ tài sản đảm bảo
Hồ sơ khác liên quan đến việc bảo lãnh: − Giấy đề nghị phát hành thư bảo lãnh
− Chứng từ chứng minh mục đích phát hành thư bảo lãnh. Tùy theo từng loại hình bảo lãnh mà NH yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu có liên quan
Sau khi nhận hồ sơ bảo lãnh của khách hàng. Nhân viên NH kiểm tra, kiểm soát về số lượng, các yếu tố phải đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh. Nếu hồ sơ không đẩy đủ yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ bảo lãnh
Sau khi nhận được hồ sơ bảo lãnh của khách hàng, Ngân hàng tiến hành thẩm định các nội dung chủ yếu sau:
− Tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh. − Năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh
− Tình hình tài chính và năng lực SXKD của khách hàng
− Tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án (Đối với bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn)
− Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, thẩm định về tài sản và các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh
− Đánh giá việc chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ để thực hiện bảo lãnh.
Bước 3: Lập tờ trình, trình chuyển hồ sơ bảo lãnh và ra quyết định bảo lãnh
Sau khi thẩm định các nội dung trên, nhân viên ngân hàng sẽ lập tờ trình đề xuất ý kiến đồng ý bảo lãnh (đồng thời đề nghị tỷ lệ ký quỹ bảo lãnh là x% so với giá trị bảo lãnh) hoặc không đồng ý bảo lãnh và nêu rõ lý do.
KHOA KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 86
bổ sung thêm những thông tin cần thiết về dự án và khách hàng, đề xuất ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến của nhân viên thực hiện thẩm định.
Tùy theo mức thẩm quyền phán quyết của từng cấp phê duyệt, hồ sơ bảo lãnh sẽ được trình xét duyệt hồ sơ bảo lãnh theo đúng quy định hoặc xét duyệt thơng qua hội đồng tín dụng để đưa ra quyết định bảo lãnh.
Bước 4: Ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh
Sau khi hồ sơ bảo lãnh được phê duyệt chấp thuận, ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng và tiến hành soạn thảo hợp đồng bảo lãnh, hoặc phát hành thư bảo lãnh và gửi cho khách hàng, sau khi khách hàng thực hiện ký quỹ bảo lãnh theo quy định. Khi thực hiện bảo lãnh ngân hàng tiến hành hạch toán ngoại bảng số dư bảo lãnh và thu phí bảo lãnh
Bước 5: Thực hiện các biện pháp đảm bảo
Tùy theo từng trường hợp cụ thể ngân hàng yêu cầu khách hàng, thực hiện các biện pháp bảo đảm tín dụng cho các cam kết được bảo lãnh như: Thế chấp, cầm cố, ký quỹ hoặc bảo lãnh của bên thứ 3.....ngân hàng và khách hàng tiến hành ký kết hợp đồng thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh bằng tài sản của người thứ 3. Thực hiện đăng kí giao dịch tài sản đảm bỏa và quản lý tài sản đảo bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 6: Theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Ngân hàng tiến hành theo dõi việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh đối với các bảo lãnh được phát hành.
Theo dõi giải ngân, thực hiện nhận nợ đối với khách hàng khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ trả thay cho khách hàng đối với người thụ hưởng bảo lãnh. Ngân hàng tiến hành xóa ngoại bảng cam kết bảo lãnh và hạch toán nội bảng dư nợ vay.
Kiểm tra giám sát thu nợ và lãi của khách hàng theo đúng quy định của ngân hàng.
Ngân hàng thường xuyên kiểm tra các tài sản đảm bảo cho bảo lãnh.
Bước 7: Tất toán bảo lãnh và lưu hồ sơ
Tất tốn bảo lãnh
− Trường hợp khách hàng hồn thành nghĩa vụ thực hiện theo hợp đồng đến hạn ngân hàng tất tốn bảo lãnh hồn trả ký quỹ, ngân hàng thanh lý hợp đồng bảo lãnh, hạch toán xuất ngoại bảng và giải chấp tài sản bảo đảm.
KHOA KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 87
hiện trả thay. Khi đến hạn NH thu hồi nợ và lãi, ngân hàng thanh lý hợp đồng bảo lãnh và giải chấp tài sản bảo lãnh.
Lưu trữ hồ sơ
NH sắp xếp lại hồ sơ để lưu trữ hồ sơ bảo lãnh theo đúng quy định.