Các quy định về bảo lãnh

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (Ngành Kế toán) (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG 8 : MỘT SỐ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG KHÁC

8.1. Nghiệp vụ bảo lãnh

8.1.2. Các quy định về bảo lãnh

a. Điều kiện bảo lãnh

− Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 78

nghị bảo lãnh vay vốn.

− Đối với trường hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu...khách hàng phỉ bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về thương phiếu.

b. Thời hạn bảo lãnh

Thời hạn bảo lãnh là khoảng thời gian mà ngân hàng cam kết thực hiện bảo lãnh các nghĩa vụ tài chính đối với các đối tượng có liên quan. Thời gian bảo lãnh được xác định từ khi phát hành bảo lãnh bắt đầu có hiệu lực cho đến thời điểm chấm dứt hiệu lực bảo lãnh được khi trong cam kết bảo lãnh. Quá thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, ngân hàng phát hành được miễn nhiệm bồi thường.

Thời hạn của bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh của khách hàng đối với bên nhận bảo lãnh, trừ truowngfhowpj có thỏa thuận hoặc cam kết khác.

Hay nói cách khác thời hạn bảo lãnh được bắt dầu từ thời điểm bắt đầu hiệu lực cho đến thời điểm hết hiệu lực bảo lãnh. Tùy thuộc vào hình thức bảo lãnh mà thời hạn bảo lãnh sẽ được tính tốn cụ thể nhằm phù hợp với việc thực hiện nghãi vụ tài chính phát sinh theo các hợp đồng kinh tế đã được ký kết. Cụ thể như sau;

Thời điểm bắt đầu hiệu lực: được quy định cụ thể trong hợp đồng bảo lãnh hoặc

thu bảo lãnh hoặc tại thời điểm bảo lãnh có hiệu lực được quy định tỏng bảo lãnh. Thời điểm xác định hiệu lực bảo lãnh có thể được tính tại thời điểm xuất trình văn bản bảo lãnh. Trường hợp bảo lãnh không quy định, thời điểm bắt đầu hiệu lực bảo lãnh là ngày phát hành.

Thời điểm hết hiệu lực bảo lãnh: được quy định trong hợp đồng bảo lãnh hoặc

thư bảo lãnh. Tùy theo từng loại hình bảo lãnh mà việc xác định thời điểm hết hạn hiệu lực bảo lãnh có thể khác nhau, cụ thể như sau:

Là thời điểm nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định hoặc là thời điểm được quy định trong bảo lãnh kể từ đó bảo lãnh hết hạn

Thời điểm hết hạn hiệu lực bảo lãnh được quy định trong bảo lãnh có thể được tính kể từ ngày hiệu lực bảo lãnh hoặc được xác định trên cơ sở xuất trình những văn bản, giấy tờ nhất định tại bên phát hành bảo lãnh

Trường hợp cam kết bảo lãnh không ghi cụ thể thời điểm chấm dứt bảo lãnh thì thời điểm chấm dứt bảo lãnh được xác định tại thời điểm nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt

KHOA KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 79

lãnh của NHTM chấm dứt. Trường hợp cam kết bảo lãnh không ghi cụ thể thời điểm chấm dứt bảo lãnh thì thời điểm chấm dứt bảo lãnh được xác định tại thời điểm nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt, thường dựa trên một sự kiện nào đó. Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau:

+ Khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh + NHTM đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh

+ Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. + Thời hạn của bảo lãnh đã hết hiệu lực.

+ Bên nhận bảo lãnh đồng ý miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh hoặc nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật.

+ Theo thỏa thuận của các bên + Hợp đồng gốc bị tuyên bố vô hiệu.

+ Bên được bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh.

Trường hợp gia hạn do các bên thỏa thuận. Việc gia hạn bảo lãnh được thực hiện trên cơ sở đảm bảo đủ các điều kiện để cấp bảo lãnh cho khách hàng. Thời gian gia hạn bảo lãnh được tính bắt đầu từ ngày tiếp theo ngày thời hnj bảo lãnh cũ kết thúc.

c. Phí bảo lãnh

Bên bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng, phù hợp với chi phí của NHTM và mức độ rủi ro của nghiệp vụ này. Tùy theo quy định của mỗi ngân hàng, thơng thường phí bảo lãnh được tính như sau:

− Phí bão lãnh = Số tiền bảo lãnh x Tỷ lệ phí bảo lãnh (năm) x Số ngày bảo lãnh. − Phí bão lãnh = Số tiền bảo lãnh x Tỷ lệ phí bảo lãnh (tháng).

− Phí bảo lãnh được tính bằng số tiền cụ thể theo quy định của NHTM.

Phí bảo lãnh được thu ngay thời điểm bắt đầu cam kết bảo lãnh, hoặc thu từng tháng, hoặc tại thời điểm cụ thê theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.

Trong trường hợp có bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận, trên cơ sở mức phí bảo lãnh được khách hàng chấp nhận than toán.

KHOA KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 80

hưởng, trên cơ sở thỏa thuận về tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh của từng bên và mức phí bảo lãnh thu được của khách hàng.

Trường hợp NHTM bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng tham gia thực hiện thì TCTD thỏa thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả, trên cơ sở nghĩa vụ tương ứng của mỗi khách hàng trong hợp đồng liên đới trách nhiệm giữa các khách hàng.

d. Các hình thức phát hành bảo lãnh

Bảo lãnh ngân hàng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức: phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu và lệnh phiếu.

e. Số tiền bảo lãnh

Là số tiền tối đa mà ngân hàng bảo lãnh cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính trả thay cho khách hàng của mình khi họ khơng thực hiện được. Thơng thường số tiền bảo lãnh được quy định cụ thể trong hợp đồng bảo lãnh hoặc thư bảo lãnh đồng thời phải phù hợp với nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hợp đồng kinh tế đã được ký kết.

Trường hợp bên bảo lãnh đã thanh toán cho bên nhận bảo lãnh theo bảo lãnh nhưng chưa vượt quá số tiền được quy định trong bảo lãnh, số tiền bảo lãnh được hiểu là tổng số tiền được quy định trong bảo lãnh trừ đi số tiền bên bảo lãnh đã thanh toán cho bên nhận bảo lãnh

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (Ngành Kế toán) (Trang 80 - 83)