Khái niệm và đặc điểm của nghiệp vụ bảo lãnh

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (Ngành Kế toán) (Trang 79 - 80)

CHƯƠNG 8 : MỘT SỐ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG KHÁC

8.1. Nghiệp vụ bảo lãnh

8.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nghiệp vụ bảo lãnh

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc NHTM sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho NHTM theo thỏa thuận.

Tại Việt Nam theo điều 3 (thông tư 07 của NHNN, Quy định về bảo lãnh ngân hàng, ban hành ngày 25/06/2015) bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh ca kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.

Cam kết bảo lãnh của NHTM theo yêu cầu của khách hàng, thông thường được thể hiện dưới hình thức sau đây:

Thư bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của NHTM vê việc ngân hàng cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng, khi khách hàng khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Hợp đồng bảo lãnh: là văn bản thỏa thuận giữa ngân hàng với bên nhận bảo lãnh hoặc giữa ngân hàng với bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên có liên quan (nếu có) về việc ngân hàng thực hiện nghĩa vụ tài chính trả thay cho khách hàng, khi

KHOA KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 77

với bên nhận bảo lãnh. Đặc điểm

Tính phù hợp: Bảo lãnh được tạo lập dựa trên các mối quan hệ kinh tế phát

sinh giữa người được bảo lãnh với người nhận bảo lãnh trên cơ sở các hợp đồng kinh tế phát sinh. Các nội dung bảo lãnh phải phù hợp với các nội dung của hợp đồng, đồng thời gắn kết nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh, liên quan đến việc bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Tính khơng hủy ngang: Bảo lãnh thể hiện hành vi cam kết không hủy ngang,

khi thực hiện bảo lãnh, ngân hàng không được đơn phương hủy bỏ nếu như khơng có sự thỏa thuận với khách hàng, hoặc các bên có liên quan.

Tính độc lập: bảo lãnh thể hiện tính độc lập với hợp đồng. Mặc dù hợp đồng là

cơ sở thực hiện cam kết bảo lãnh dưới hình thức phát hành thư bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh. Nhưng khi thư bảo lãnh đã được phát hành hoặc hợp đồng bảo lãnh đã ký kết, thì hành vi cam kết bảo lãnh hồn tồn độc lập với hợp đồng. Điều này thể hiện thông qua việc ngân hàng bảo lãnh cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với người thụ hưởng bảo lãnh chứ không phải với người yêu cầu bảo lãnh.

Mặt khác mục đích của bảo lãnh ngân hàng là bồi hồn cho người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh. Trong quan hệ pháp lý phát sinh giữa NHTM và người bảo lãnh với người thụ hưởng bảo lãnh, hoàn toàn căn cứ vào các điều khoản và điều kiện được quy định trong thư bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh chứ khơng dựa vào hợp đồng. Tính độc lập của bảo lãnh còn thể hiện ở sự độc lập giữa trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính của ngân hàng, ngân hàng khơng thể trì hỗn việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của ngân hàng, ngân hàng khơng thể trì hỗn việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khi người thụ hưởng bảo lãnh đưa ra đầy đủ chứng từ...chứng minh người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (Ngành Kế toán) (Trang 79 - 80)