Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc thiết lập và tác dụng của thuế thu nhập

Một phần của tài liệu Giáo trình Thuế (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 78 - 81)

CHƯƠNG 4 : THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc thiết lập và tác dụng của thuế thu nhập

Mục tiêu:

- Trình bày được những vấn đề cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp; - Xác định được doanh thu tính thuế, chi phí hợp lý để tính ra được thu nhập chịu thuế trong từng thời kỳ;

- Biết áp dụng thuế suất đúng quy định cho các loại hình doanh nghiệp; - Làm được bài tập và tính ra đúng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước;

- Có thái độ học tập nghiêm túc, cẩn thận và chính xác trong luyện tập và

nghiên cứu;

- Trung thực, tuân thủ đúng luật thuế Nhà nước.

1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc thiết lập và tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp doanh nghiệp

1.1. Khái niệm

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là thuế tính trên thu nhập chịu thuế

của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (một số nước gọi là thuế thu nhập công ty) ra đời bắt nguồn từ các lý do chủ yếu sau đây:

- Thuế TNDN được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư nhằm góp phần đảm bảo cơng bằng xã hội.

- Thuế TNDN là một trong các nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước và có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, đầu tư gia tăng, thu nhập của các doanh nghiệp và của các nhà đầu tư tăng lên làm cho khả năng huy động nguồn tài chính cho nhà nước thông qua thuế TNDN ngày càng ổn định và vững chắc.

- Xuất phát từ yêu cầu phải quản lý các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định, thông qua việc quy định đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, sử dụng thuế suất và các ưu đãi thuế TNDN, nhà nước thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô.

1.2. Đặc điểm

Thứ nhất, thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là các

doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là “người” chịu thuế.

Thứ hai, thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các

thêm vào giá bán của hàng hóa, dịch vụ, người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ là người tập hợp thuế và nộp vào kho bạc, bởi vậy, nó chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tiêu dùng hàng hóa. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN.

Thứ ba, thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập

mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lãi tiền gửi ngân hàng, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết…là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy, thuế TNDN cũng có thể coi là một biện pháp quản lý thu nhập cá nhân.

Ở các nước tuy có sự khác nhau về phạm vi bao quát, đối tượng áp dụng, các mức thuế suất hoặc các ưu đãi thuế TNDN, nhưng trong cách thiết lập thuế TNDN đều quán triệt các nguyên tắc cơ bản nhất định.

1.3. Nguyên tắc thiết lập thuế thu nhập doanh nghiệp

Thứ nhất, thuế TNDN phải bao quát được mọi khoản thu nhập phát sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp. Việc bỏ sót nguồn thu khơng chỉ làm

ảnh hưởng tới thu NSNN mà cịn vi phạm ngun tắc cơng bằng khi đánh thuế. Tuy nhiên, khi thiết kế thuế TNDN, tùy vào mục đích điều tiết hoặc các mục đích khác trong quản lý của nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, theo quy định của pháp luật có những khoản thu nhập khơng trong phạm vi điều tiết của thuế TNDN, hoặc tạm thời chưa nằm trong phạm vi điều tiết của thuế TNDN.

Thứ hai, thống nhất cách xác định thu nhập chịu thuế. Để xác định chính

xác thu nhập chịu thuế và đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế TNDN cần có sự thống nhất trong cách xác định thu nhập chịu thuế. Một số nhà kinh tế đưa ra quan điểm đánh thuế TNDN đối với toàn bộ thu nhập của các nhà đầu tư đó là thu nhập bằng tiền mặt và cả phần lãi vốn đầu tư, dù lãi đó đang ở dạng tiềm ẩn (có thể nhận được trong tương lai - theo định nghĩa thu nhập hoàn chỉnh của Haig - Simons). Về phương diện lý thuyết thì quan điểm này có thể chấp nhận và đảm bảo cơng bằng giữa các doanh nghiệp, giữa các nhà đầu tư. Nhưng trên thực tế thì lại khác, để có được thu nhập giống nhau thì mỗi chủ thể tạo ra thu nhập lại có chi phí khách quan khác nhau (chẳng hạn chi phí tiền lương, chi phí quản lý, chi phí khắc phục rủi ro…), hoặc khó có thể xác định được chính xác số thu nhập sẽ nhận được trong tương lai. Nên nếu dựa vào thu nhập hoàn chỉnh để làm cơ sở đánh thuế thì ngun tắc cơng bằng khơng được

đảm bảo và khơng khả thi. Do đó thu nhập chịu thuế phải được xác định trong các trường hợp cụ thể:

- Xác định nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo nguyên tắc cơ sở thường trú và nguồn phát sinh thu nhập. Theo đó, sẽ xác định được doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế ở nước nào và doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc cơ sở thường trú, một doanh nghiệp được coi là cơ sở thường trú của nước nào thì bị đánh thuế trên mọi khoản thu nhập, bất kể thu nhập đó phát sinh ở trong nước hay ở nước ngoài. Theo nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập, một doanh nghiệp bị đánh thuế vào khoản thu nhập nếu khoản thu nhập đó phát sinh tại nước đánh thuế, bất kể doanh nghiệp đó có phải là cơ sở thường trú của nước đó hay khơng.

- Thu nhập phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp phải là thu nhập bằng tiền hoặc tính ra được bằng tiền và ghi nhận trong kỳ tính thuế.

- Thu nhập chịu thuế TNDN được xác định trên cơ sở doanh thu của doanh nghiệp và các khoản chi phí gắn liền với quá trình tạo ra doanh thu. Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước trong từng thời kỳ nhất định mà các khoản chi phí miễn trừ được pháp luật quy định khác nhau.

Thứ ba, nguyên tắc khấu trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.

Thuế TNDN thực chất điều tiết vào lợi nhuận của doanh nghiệp, trong khi đó, lợi nhuận của doanh nghiệp bị phụ thuộc vào doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các khoản chi phí. Pháp luật của mỗi nước quy định các khoản chi phí được khấu trừ để xác định thu nhập chịu thuế có khác nhau, nhưng thơng thường phải là chi phí hợp lý và khi khấu trừ phải quán triệt các nguyên tắc sau:

- Các khoản chi phí được khấu trừ phải là những khoản chi phí có liên quan tới việc tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.

- Đó là các khoản chi phí thực sự có chi ra và có căn cứ hợp pháp.

- Là các khoản chi phí có mức trả hợp lý: phù hợp với giá cả thị trường hoặc các định mức kinh tế, kỹ thuật.

- Khoản chi đó phải có tính thu nhập hơn là tính vốn.

Tuy nhiên, trên thực tế trong những trường hợp cụ thể việc xác định các khoản chi phí được khấu trừ cịn tùy thuộc vào tính chất phát sinh thu nhập và chi phí có liên quan.

Do tính chất phức tạp của các khoản thu nhập phát sinh và thời gian nhận được các khoản thu nhập, có những khoản thu nhập doanh nghiệp nhận được trong một năm, nhưng cũng có những khoản thu nhập nhận được trong nhiều năm, nên việc quy định thời gian để xác định doanh thu và thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có tính ước định để sao cho cách tính tốn đơn giản, đảm bảo công bằng giữa đối tượng nộp thuế, đảm bảo nguồn thu cho NSNN và đảm bảo tính khả thi của việc đánh thuế. Trong thực tiễn các nước có quy định khác nhau về thời gian xác định doanh thu làm cơ sở tính thuế, nhưng thơng thường là năm tài chính (12 tháng).

Thứ năm, xác định thuế suất thuế TNDN hợp lý.

Thuế TNDN bị chi phối trực tiếp bởi các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước, do đó, trong khi thiết kế nên có thuế suất phổ thơng, có các mức thuế suất ưu đãi và các trường hợp miễn, giảm thuế. Quy định như vậy là cần thiết để khuyến khích các nhà đầu tư trong các ngành nghề kinh doanh hoặc các lĩnh vực nhất định, nhưng không nên quá phức tạp, vừa làm giảm cơ sở tính thuế, vừa tạo điều kiện để đối tượng nộp thuế có thể tránh thuế và chi phí quản lý thuế tốn kém.

1.4. Tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp

Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Giáo trình Thuế (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)