Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế

Một phần của tài liệu Giáo trình Thuế (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 108 - 111)

3.1 .Giới thiệu chung về thuế tài nguyên

3.4. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế

Số thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ nộp thuế được tính như sau: Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế  Giá tính thuế đơn vị tài  Thuế suất - Số thuế tài nguyên được miễn, giảm (nếu có)

khai thác ngun

3.4.1.Giá tính thuế

Giá tính thuế tài ngun là giá bán đơn vị của tài nguyên tại nơi khai thác tài nguyên và được xác định cụ thể trong từng trường hợp như sau:

(1) Loại tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác và có thể bán ra ngay sau khi khai thác (như: đất, đá, cát, sỏi, thủy sản...) thì giá tính thuế tài ngun là giá thực tế bán ra tại nơi khai thác trừ thuế doanh thu hoặc chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (nếu có) phải nộp.

Nếu phát sinh chi phí vận chuyển, bốc xếp, lưu kho bãi, từ nơi khai thác đến nơi tiêu thụ thì các chi phi đó được trừ khi xác định giá tính thuế tài nguyên; Trường hợp này nếu khơng bán ra (như: đưa vào quy trình sản xuất tiếp theo), thì áp dụng giá tính thuế do UBND tỉnh, thành phố quy định.

(2) Loại tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác, nhưng chưa thể bán ra được mà phải qua sàng tuyển, chọn lọc... mới bán ra, thì giá tính thuế tài ngun là giá bán của sản phẩm đã qua sàng tuyển, phân loại, trừ (-) các chi phí phát sinh từ nơi khai thác đến nơi tiêu thụ và quy đổi theo hàm lượng hay tỉ trọng để xác định giá tính thuế là giá bán của tài nguyên thực tế khai thác, có trừ thuế doanh thu hoặc không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

(3) Loại tài nguyên không xác định được số lượng ở khâu khai thác vì tạp chất lớn, có nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế là giá bán thực tế của từng chất tại nơi khai thác trừ thuế doanh thu hoặc không bao gồm thuế giá trị gia tăng, ví dụ như: vàng cốm, quặng sắt,...

(4) Loại tài nguyên khai thác và được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất trong sản phẩm, như: nước thiên nhiên dùng cho sản xuất nước tinh lọc, nước khoáng, các loại bia và nước giải khát khác; đất làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, thủ cơng nghiệp thì giá tính thuế tài ngun là giá bán sản phẩm cuối cùng trừ đi các chi phí sản xuất ra sản phẩm đó (bao gồm cả thuế doanh thu hoặc thuế giá trị gia tăng phải nộp nhưng khơng bao gồm chi phí khai thác tài ngun), nhưng mức tối thiểu khơng thấp hơn giá tính thuế do UBND tỉnh, thành phố quy định.

Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên chấp hành đầy đủ chế độ sổ sách kế tốn, chứng từ kế tốn theo quy định, được tính tốn và định giá tính thuế tài nguyên theo hướng dẫn tại các điểm trên. Mọi trường hợp khác và các trường hợp khai thác tài ngun để sử dụng cho các mục đích khác khơng thuộc hướng

dẫn tại các điểm nói trên thì áp dụng giá tính thuế tài ngun do UBND tỉnh, thành phố quy định.

Cục thuế tỉnh, thành phố tham khảo ý kiến của sở tài chính - vật giá và cơ quan quản lý ngành ở địa phương xác định giá tính thuế tài ngun trình UBND tỉnh, thành phố quyết định và báo cáo Tổng Cục thuế.

(5) Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm, đối với gỗ là giá bán tại bãi 2.

(6) Giá tính thuế tài nguyên đối với dầu thô là giá FOB tại điểm giao nhận theo công bố giá của cơ quan được Chính phủ Việt Nam uỷ quyền trên cơ sở tham khảo giá quốc tế.

Trong trường hợp khơng có cơng bố giá thì giá tính thuế tài ngun đối với dầu thơ là giá trung bình nhân của dầu thơ do người bán theo giá FOB tại điểm giao nhận theo hợp đồng mua bán sòng phẳng trong kỳ nộp thuế.

Trong trường hợp khơng có giá FOB bán theo hợp đồng mua bán sịng phẳng thì giá tính thuế tài ngun đối với dầu thơ được tính dựa trên giá FOB theo thị trường sịng phẳng trong thương mại quốc tế đối với loại dầu thơ đó trong kỳ tính thuế có xét đến những giá bán của một tập hợp thích hợp ba loại dầu tương tự từ các nước Đơng Nam Á với những điều chỉnh thích đáng theo chất lượng, địa điểm và các yếu tố có liên quan khác.

Giá tính thuế tài ngun đối với khí thiên nhiên là giá tại điểm giao nhận theo cơng bố giá của cơ quan được Chính phủ Việt Nam uỷ quyền trên cơ sở tham khảo giá quốc tế.

3.4.2. Thuế suất thuế tài nguyên

Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) hiện hành quy định khung thuế suất thuế tài nguyên đối với từng loại tài nguyên. Khung thuế suất thuế tài nguyên quy định thuế suất cao nhất và thuế suất thấp nhất đối với từng loại và từng nhóm tài nguyên. Thuế suất thuế tài nguyên được xác định trên nguyên tắc vừa đảm bảo nguồn thu cho Nhà nước trong quá trình thực hiện các hoạt động liên quan đến việc bồi dưỡng, tái tạo nguồn tài nguyên, vừa đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Căn cứ vào giá trị của từng loại tài nguyên, điều kiện khai thác và yêu cầu quản lý đối với từng loại tài nguyên trong từng thời kỳ, bộ hoặc ngành chủ quản tập hợp các số liệu, tài liệu liên quan đến loại tài nguyên khai thác, báo cáo Bộ Tài chính để xem xét điều chỉnh thuế suất thuế tài nguyên phù hợp với khung

thuế suất. Việc điều chỉnh thuế suất thuế tài nguyên chỉ tiến hành trong trường hợp cần thiết và theo loại tài nguyên cụ thể, không điều chỉnh thuế suất cho trường hợp cá biệt.

Theo biểu thuế tài nguyên hiện hành, tài nguyên được chia thành 8 nhóm phù hợp với 8 nhóm đối tượng chịu thuế. Trong từng nhóm, thuế suất được quy định cho từng loại tài nguyên. Nhóm tài nguyên có mức thuế suất cao nhất là Sản phẩm rừng tự nhiên (nhóm V) với các mức thuế suất từ 5 đến 40%. Nhóm có mức thuế suất thấp nhất là nước thiên nhiên (nhóm VII) có thuế suất từ 0 đến 4%. Riêng thuế tài nguyên đối với dầu thơ và khí thiên nhiên được tính trên cơ sở luỹ tiến từng phần của tổng sản lượng dầu hoặc khí thực, có phân biệt theo điều kiện khai thác. Thuế suất đối với khai thác dầu thô từ 8 đến 25% (trên bờ và độ sâu đến 200 m nước) hoặc từ 6 đến 20% (độ sâu trên 200 m nước). Thuế suất đối với khai thác khí thiên nhiên từ 0 đến 10% (trên bờ và độ sâu đến 200 m nước) hoặc 0 đến 6% (độ sâu trên 200 m nước). Trong trường hợp đặc biệt, tuỳ thuộc các điều kiện địa lý, kỹ thuật cụ thể của mỏ, thuế suất thuế tài ngun đối với dầu thơ và khí đốt có thể được tính cao hơn hoặc bằng một mức thuế cố định do Chính phủ Việt Nam quyết định.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thuế (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)