1.2 .Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
2. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG
DOANH NGHIỆP
2.1. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
2.1.1.Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ 1loại sản phẩm nhất định.
2.1.2.Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Giống nhau: Đều cấu tạo bởi chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp (đều được biểu hiện bằng tiền những chi phí về lao động sống và lao động vật hoá)
- Khác nhau:
+ Nội dung của giá thành là chi phí sản xuất nhưng khơng phải mọi chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ
+ Giá thành sản xuất biểu hiện lượng chi phí để hồn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hoặc một khối lượng sản phẩm nhất định. Cịn chi phí sản xuất thể hiện số chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ trong thời kỳ nhất định
2.1.3. Các loại giá thành sản phẩm
- Giá thành sản phẩm được chia thành giá thành cá biệt và giá thành bình qn tồn ngành
+ Giá thành các biệt là giá thành sản phẩm của 1 doanh nghiệp biểu hiện chi phí cá biệt của doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Giá thành bình qn tồn ngành là biểu hiện chi phí vào bậc trung bình sản xuất lúc đó của tồn ngành.
- Giá thành sản phẩm được chia thành giá thành sản xuất sản xuất và giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ.
+ Giá thành sản xuất sản phẩm: Bao gồm những khoản chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm
Zsản xuất = CHI PHÍ NVLTT + CHI PHÍ NCTT + CHI PHÍ SẢN XUẤTC + Giá thành tồn bộ: Bao gồm tồn bộ những chi phí để hồn thành việc sản xuất cũng như việc tiêu thụ sản phẩm
Ztb = Zsản xuất + CHI PHÍ BH + CHI PHÍ QLDOANH NGHIỆP - Giá thành sản phẩm được chia thành giá thành giá thành kế hoạch và giá thành thực tế.
+ Giá thành kế hoạch: Là giá thành dự kiến được xây dựng dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật trung bình tiên tiến và dựa trên số liệu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của thời kỳ trước
+ Giá thành thực tế: Là tổng chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.
2.1.4. ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành
- Giá thành là thước đo mức hao phí lao động vật hố và lao động sống để tiêu hao và phải được bù đắp và là căn cứ để xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
- Giá thành là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm sốt tình hình sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức kỹ thuật.
- Giá thành là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp định giá cả đối với từng loại sản phẩm.
2.2. Hạ giá thành sản phẩm
2.2.1. Ý nghĩa hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
- Hạ giá thành sản phẩm trong phạm vi toàn doanh nghiệp làm cho lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên, các quỹ doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, đời sống tinh thần và vật chất của công nhân viên chức ngày càng được nâng cao, điều kiện lao động ngày càng được cải thiện.
- Hạ thấp giá thành tạo điều kiện quan trọng hạ thấp giá bán sản phẩm tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hạ giá thành và chỉ tiêu hạ giá thành
2.2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hạ giá thành
- Ứng dụng của khoa học công nghệ vào sản xuất - Tổ chức lao động và sử dụng con người
- Tổ chức quản lý sản xuất và tài chính
2.2.2.2. Các chỉ tiêu hạ giá thành
Tính cho loại sản phẩm so sánh được: Là những sản phẩm mới được chính thức sản xuất từ những năm trước đã có đầy đủ tài liệu về hạch tốn giá thành, quy trình sản xuất tương đối ổn định và đã có tích luỹ được một số kinh nghiệm về quản lý giá thành. Có 2 chỉ tiêu hạ giá thành sản phẩm so sánh được.
- Mức hạ giá thành sản phẩm so sánh được Mz = (Si1 x Zi1 - Si1 x Zio)
Trong đó:
Mz : Mức hạ giá thành sản phẩm so sánh được Si1 : Số lượng sản phẩm sản xuất loại i kỳ kế hoạch Zi1 : Giá thành đơn vị kế hoạch của từng loại sản phẩm Zio : Giá thành đơn vị năm báo cáo của từng loại sản phẩm
- Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so sánh được Tz = Mz ( Si1 x Zio) Trong đó: Tz : Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so sánh được i : Loại sản phẩm so sánh được
2.2.3. Các biện pháp hạ giá thành
- Nâng cao năng suất lao động: Làm chi phí tiền lương trong giá thành giảm xuống, chi phí khấu hao trong 1 đơn vị sản phẩm giảm xuống, chi phí sản xất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp cho 1 đơn vị sản phẩm giảm xuống.
Biện pháp:
+ Áp dụng KHKT- CN mới vào sản xuất
Tổ chức lao động khoa học để tránh lãng phí sức lao động, nâng cao tay nghề cho người lao động, chăm lo công tác bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện lao động, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý, tổ chức lao động sản xuất hợp lý...
+ Tiết kiệm NVL tiêu hao: Chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (40- 70%) do vậy phấn đấu tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao sẽ làm cho giá thành sản phẩm hạ.
Biện pháp: Phải xây dựng định mức tiêu hao tiên tiến, áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, cải tiến mẫu mã sản phẩm nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, dùng vật liệu thay thế, tận dụng phế liệu để giảm bớt chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.
+ Tận dụng cơng suất máy móc thiết bị: Phát huy hết khả năng của máy móc thiết bị để sản xuất nhiều sản phẩm hơn, chi phí khấu hao, chi phí cố định khác trong giá thành giảm xuống.
Biện pháp: Chấp hành đuúng địng mức sử dụng thiết bị, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sửa chữa dự phòng, tổ chức lao động hợp lý, cân đối năng lực sản xuất trong dây chuyền, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất của thiết bị
+ Giảm bớt những tổn thất trong sản xuất: Sản phẩm hỏng, chi phí ngừng sản xuất
Muốn giảm bớt tổn thấ tkhông ngừng nâng cao kỹ thuật sản xuất cơng nghệ, nâng cao trình độ tay nghề cơng nhân và ý thức trách nhiệm, cung ứng nguyên liệu phải đầy đủ, kịp thời đúng quy cách, đúng phẩm chất và đồng bộ có biện pháp dự
+ Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính: chi phí tiếp khách, chi phí giao dịch, chi phí điện thoại...