Số tuyệt đối trong thống kê

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 3 : PHÂN TỔ THỐNG KÊ

1. Số tuyệt đối trong thống kê

1.1. Khái niệm số tuyệt đối

- Số tuyệt đối trong thống kê là biểu hiện qui mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế – xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Ví dụ: Tổng số sinh viên theo học ngành kế toán của trường CĐ Cơ Giới Ninh Bình năm học 2008 – 2009 là 160 người.

Số lượng sinh viên 160 là con số tuyệt đối.

1.2. Ý nghĩa số tuyệt đối

- Giúp chúng ta nhận thức được một cách cụ thể về qui mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu; thấy được cụ thể các kết quả đạt được về phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước, tiềm năng của nền kinh tế quốc dân. Số tuyệt đối chính xác là chân lý khách quan có sức thuyết phục rất lớn.

- Số tuyệt đối là cơ sở đầu tiên để tiến hành phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để tính ra số tương đối và số bình qn.

- Là căn cứ khơng thể thiếu được trong việc xây dựng các chương trình dự án, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và tổ chức chỉ đạo thực hiện chúng.

1.3. Đặc điểm của số tuyệt đối

- Mỗi số tuyệt đối trong thống kê đều bao hàm một nội dung kinh tế cụ thể gắn liền với thời gian và địa điểm nhất định.

Ví dụ: Tổng dân số Việt Nam vào 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 85.789.573 người trong đó có 25.374,262 người cư trú ở khu vực thành thị và có 43.307.024 người là nữ. Doanh thu năm 2017 của doanh nghiệp X là 17 tỷ đồng, Sản lượng thóc thu hoạch năm 2017 của huyện N là 150.000 tấn.

- Các số tuyệt đối trong thống kê không phải là con số lựa chọn tuỳ tiện mà phải thông qua điều tra thực tế và tổng hợp các tài liệu điều tra mới có.

- Số tuyệt đối bao giờ cũng có đơn vị tính cụ thể.

1.4. Đơn vị đo lường số tuyệt đối

Đơn vị hiện vật là đơn vị tính phù hợp với đặc tính vật lý của hiện tượng. Nó được sử dụng rộng rãi khi xác định quy mô, khối lượng sản phẩm cụ thể trong sản xuất và tiêu dùng. Đơn vị hiện vật gồm:

+ Đơn vị đo chiều dài + Đơn vị đo diện tích + Đơn vị đo trọng lượng + Đơn vị đo khối lượng + Đơn vị đo dung tích + Đơn vị đo thời gian

+ Đơn vị hiện vật tự nhiên: người, con, cái, chiếc... + Đơn vị đo theo quy ước: huyện, xã, tỉnh...

Ưu điểm : Phản ánh chính xác giá trị sử dụng của sản phẩm.

Nhược điểm : Không tổng hợp được các sản phẩm khác loại và những cơng việc có tính chất dịch vụ khác nhau.

1.4.2. Đơn vị hiện vật quy đổi:

Là việc chọn một sản phẩm làm gốc rồi quy đổi các sản phẩm khác cùng tên nhưng có quy cách, phẩm chất khác nhau ra sản phẩm đó theo một hệ số quy đổi.

Cơ sở để xác định hệ số quy đổi là giá trị sử dụng của sản phẩm.

Ưu điểm: Để tổng hợp các sản phẩm cùng loại nhưng có quy cách, phẩm chất khác nhau.

Nhược điểm : Khơng tổng hợp hết được tất cả các loại sản phẩm khác tên, không phản ánh được giá trị sử dụng thực tế nên có tính trừu tượng, thiếu cụ thể của đơn vị hiện vật.

1.4.3. Đơn vị tiền tệ:

Đơn vị tiền tệ là dùng các loại tiền như VNĐ, USD, EURO... để biểu hiện giá trị sản phẩm, hoặc dịch vụ.

Đơn vị tiền tệ được sử dụng rộng rãi nhất trong thống kê.

Ưu điểm : Tổng hợp được nhiều loại sản phẩm có giá trị sử dụng và đơn vị đo lường khác nhau.

Nhược điểm của nó là phụ thuộc vào biến động của giá cả nên khơng có tính chất so sánh theo thời gian.

Đơn vị thời gian lao động là việc sử dụng thời gian lao động hao phí như giờ cơng, ngày cơng... để tính lượng lao động hao phí để sản xuất ra những sản phẩm.

Ví dụ: Trong cơng nghiệp may, cơng nghiệp sản xuất đồ gỗ... đơn vị này dùng nhiều trong định mức thời gian lao động, tính năng suất lao động và quản lý lao động.

1.5. Các loại số tuyệt đối

1.5.1 Số tuyệt đối thời điểm

- Là loại số tuyệt đối biểu hiện qui mô khối lượng của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm nhất định.

Ví dụ: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của Công ty May 10 năm 2017 là 800 triệu đồng. Số dân Việt Nam tại thời điểm 0 giờ ngày 1.4.2009 là 85.789.573 người.

- Đặc điểm

+ Phản ánh trạng thái của hiện tượng tại một thời điểm nhất định, trước và sau thời điểm đó mặt lượng có thể thay đổi.

+ Các số tuyệt đối thời điểm của cùng một chỉ tiêu ở các thời điểm khác nhau khơng cộng lại được với nhau được vì kết quả khơng có ý nghĩa gì. Nó chỉ sử dụng để tính số bình qn.

1.5.2. Số tuyệt đối thời kỳ

- Số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định. Nó hình thành được là nhờ sự tích luỹ về lượng của hiện tượng suốt thời gian nghiên cứu.

Ví dụ: Khối lượng sữa hộp đã chế biến xong của Công ty sữa Hà Nội năm 2017 là 1000 triệu hộp. Tổng doanh thu của doanh nghiệp B năm 2017 là 200 tỷ đồng.

- Đặc điểm:

+ Phản ánh quá trình của hiện tượng.

+ Các số tuyệt đối thời kỳ của một chỉ tiêu có thể cộng được với nhau để được số lượng của thời kỳ lớn hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)