Số tương đối trong thống kê

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 3 : PHÂN TỔ THỐNG KÊ

2. Số tương đối trong thống kê

2.1. Khái niệm số tương đối

Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian và khơng gian khác nhau, đơn vị tính là số lần hoặc %.

Ví dụ: Kế hoạch doanh thu bán hàng doanh nghiệp X năm 2017 là 6.500 trđ; Thực tế đạt 7.100 trđ; Thực tế năm 2016: 6.200 trđ

Ta có các số tương đối sau: Năm 2017 so với năm 2016 đạt Năm 2017 tỷ lệ đạt kế hoạch

Trong quan hệ so sánh có thể so sánh giữa 2 mức độ cùng loại khác nhau về điều kiện thời gian hoặc không gian hoặc so sánh giữa bộ phận với tổng thể hoặc so sánh giữa hai mức độ khác nhau nhưng có liên quan với nhau.

2.2. Ý nghĩa số tương đối

- Là một trong những chỉ tiêu phân tích thống kê, phản ánh quan hệ so sánh và xu hướng biến động của hiện tượng.

- Sử dụng nhiều trong xây dựng và kiểm tra thực hiện kế hoạch.

- Khi công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng số tương đối để giữ bí mật thơng tin khi cần thiết.

2.3. Đặc điểm số tương đối

- Nêu lên mức độ và xu hướng biến động của hiện tượng.

- Không phải là kết quả trực tiếp qua điều tra thống kê mà là kết quả so sánh 2 số đã có. Mỗi một số tương đối bao giờ cũng có gốc so sánh, gốc so sánh khác nhau thì số tương đối tính ra cũng khác nhau. Tuỳ vào mục đích so sánh mà chọn gốc so sánh cho phù hợp.

2.4. Hình thức biểu hiện số tương đối

- Đơn vị tính là %, lần, phần nghìn. Ba loại đơn vị trên có thể chuyển đổi cho nhau được tuy nhiên nếu mức độ đem so sánh quá lớn với gốc so sánh thì nên sử dụng đơn vị số lần nếu ngược lại thì sử dụng phần nghìn, nếu mức độ đem so sánh tương đương với gốc so sánh thì nên sử dụng đơn vị %.

2.5. Các loại số tương đối

- Là sự so sánh mức độ của hiện tượng kỳ nghiên cứu (hay kỳ báo cáo) với kỳ gốc, Số tương đối động thái biểu hiện sự biến động của hiện tượng giữa hai thời kỳ là mấy lần hoặc bao nhiêu %.

Cơng thức tính:

Trong đó: tĐ: Số tương đối động thái Y1: Mức độ kỳ nghiên cứu (kỳ báo cáo)

Y0: Mức độ kỳ gốc – Là kỳ trước dùng làm gốc để so sánh,

Lưu ý: Các chỉ tiêu kỳ gốc và kỳ báo cáo phải cùng nội dung kinh tế, phương pháp tính, phạm vi tính, đơn vị tính để đảm bảo tính chất có thể so sánh được.

Ví dụ: Một doanh nghiệp có doanh thu thực hiện năm 2016 là 600 tỷ đồng; kế hoạch năm 2017 của DN là 660 tỷ đồng, Thực hiện năm 2017 là 700 tỷ đồng

Số tương đối động thái doanh thu (2017 so với 2016) =

Có nghĩa là: Doanh thu thực hiện năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 16%.

2.5.2. Số tương đối kế hoạch

a. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch

- Là tỷ lệ so sánh giữa mức độ cần đạt tới của chỉ tiêu nào đó trong kỳ kế hoạch với mức độ thực tế của chỉ tiêu ấy kỳ gốc.

Trong đó tnk: Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch Y0: Mức độ thực tế kỳ gốc so sánh

&kh: Mức độ kế hoạch Ở ví dụ trên tnk =

Năm 2017 Tổng doanh thu phấn đấu bằng 110% so với năm 2016 b. Số tương đối hoàn thành kế hoạch

- Là tỷ lệ so sánh giữa mức thực tế đạt đươc trong kỳ nghiên cứu với mức kế hoạch đặt ra cùng kỳ của một chỉ tiêu nào đó

Thk: Số tương đối hồn thành kế hoạch ykh: Mức độ kế hoạch đặt ra

y1: Mức độ thưc tế kỳ nghiên cứu Với ví dụ trên ta có:

Số tương đối hoàn thành kế hoạch doanh thu năm 2017 là =

Năm 2017 doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra là 6%

Lưu ý:

+ ttk > 100% Hoàn thành vượt mức kế hoạch + ttk < 100% Khơng hồn thành kế hoạch

Tuy nhiên 1 số chỉ tiêu như giá thành, mức chi phí NVL/sản phẩm… thì nếu ttk > 100% lại là khơng hồn thành ttk < 100% lại là hoàn thành vượt mức.

2.5.3. Số tương đối kết cấu

- Là kết quả so sánh giữa mức độ bộ phận với tổng thể nhằm nêu lên kết cấu tổng thể (biểu hiện tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể)

d=ybf

ytt hay

di= yi

yi và ∑di=100

d : Số tương đối kết cấu Ybf : Số tuyệt đối từng bộ phận Ytt : Số tuyệt đối cả tổng thể,

Ví dụ: Tổng số sinh viên kế tốn của Trường CĐ Cơ giới Ninh Bình ngày 30/4/2017 là 160 người trong đó Nữ: 135 người Nam 25 người

Tỷ lệ nam = Tỷ lệ nữ =

Lưu ý: Muốn số tương đối chính xác phải phân tổ chính xác

2.5.4. Số tương đối cường độ

- Là kết quả so sánh mức độ của 2 hiện tượng khác nhau nhưng có liên quan với nhau (Hình thức biểu hiện thường là đơn vị kép)

Ví dụ: Mật độ dân số/km2 (người/km2); Số sản phẩm tính bình qn đầu người (nghìn đồng/người); Số bác sỹ trên 1000 dân.

2.5.5 Số tương đối không gian

Biểu hiện quan hệ so sánh giữa các hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về không gian hoặc so sánh giữa hai bộ phận trong cùng 1 tổng thể.

Ví dụ: So sánh doanh thu bán hàng, lao động, năng suất lao động… giữa 2 doanh nghiệp (để nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện không gian khác nhau)

Doanh thu bán hàng mặt hàng điện tử tại cửa hàng A là 250 trđ/tháng; tại cửa hàng B là 340 triệu. Doanh thu bán hàng điện tử tại cửa hàng B so với cửa hàng A là : 250 trđ/340 trđ.

Lưu ý: Tính chất có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu.

2.6. Điều kiện vận dụng số tương đối và số tuyệt đối

- Phải xem xét đến đăc điểm của hiện tượng nghiên cứu để rút ra kết luận cho đúng đắn.

- Kết hợp số tương đối và số tuyệt đối khi phân tích cùng hiện tượng. Trong thực tế trừ một số trường hợp mang tính chất bí mật khơng được phép cơng bố số tuyệt đối (bí mật quân sự) người ta thường kết hợp giữa số tuyệt đối và số tương đối để nhận thức bản chất của hiện tượng một cách chính xác.

- Những đều cần lưu ý:

+ Phải đảm bảo tính chính xác của số liệu dùng để tính số tương đối + Phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa tử số và mẫu số + Khi tính số tương đối phải chú ý đến gốc so sánh

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)